intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa Việt Nam: toàn cầu hóa và thị trường _2

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2006 xuất hiện tác phẩm văn xuôi đầu tiên của nhà thơ nổi tiếng Võ Văn Trực Vết sẹo và cái đầu hói. Song cuốn sách có ít giá trị nghệ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa Việt Nam: toàn cầu hóa và thị trường _2

  1. Văn hóa Việt Nam: toàn cầu hóa và thị trường
  2. Năm 2006 xuất hiện tác phẩm văn xuôi đầu tiên của nhà thơ nổi tiếng Võ Văn Trực Vết sẹo và cái đầu hói. Song cuốn sách có ít giá trị nghệ thuật. Cũng không thành công mấy là tác phẩm mới Tiểu Long nữ của cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam Nguyễn Huy Thiệp. Cả giới phê bình lẫn độc giả đều đánh giá cuốn sách này một cách dè dặt. Trong thơ, tình hình không mấy đáng chú ý, vị tất có thể nói đến những thành tựu đáng kể nào đó. Sự ra đời của một truyền thống mới – Ngày thơ Việt Nam được tổ chức vào dịp Rằm tháng Giêng tại Văn miếu Quốc tử giám – rõ ràng đã gây nên sự phấn khởi chung. Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006 đã được trao cho nhà thơ Hữu Thỉnh với tập thơ Thương lượng với thời gian. Tập thơ Đồng tử của nhà thơ nữ trẻ tuổi Vi Thuỳ Linh đã làm dấy lên những hi vọng lớn ở độc giả và giới phê bình. Năm 2006 đã xảy ra một sự kiện nữa trong làng thơ - chuyện om xòm có liên quan đến việc nhà thơ nữ trẻ tuổi Ly Hoàng Ly từ chối giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam trao cho tập thơ Lô lô. Chị đã giải thích quyết định của mình như sau: “Tôi không thấy có sự nghiêm túc trong việc trao giải, mà ngược lại, tôi đã nhìn thấy biểu hiện của thái độ thiếu tôn trọng đối với những tác phẩm mà Ban giám khảo đưa ra thảo luận”. Cũng cần đặc biệt nói đến một khuynh hướng mới hình thành trong văn học Việt Nam - đó là việc công bố những tập hồi ký và nhật ký. Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, trong năm 2006 có ba tác phẩm nổi trội bằng cách này hay cách khác gắn liền với thể loại này: Nhật ký của nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng Nguyễn Huy Tưởng, cuốn tự truyện của nữ nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam Lê Vân do nhà báo Bùi Mai Hạnh ghi và tiểu thuyết Ba người khác của vị trưởng lão của văn học Việt Nam Tô Hoài. Nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng gồm 3 tập (dày gần 2000 trang) được bắt đầu viết từ ngày 2/11/1930, khi tác giả còn đang học trường trung học Bonal ở Hải Phòng và kết thúc tro ng bệnh viện ngày 21/6/1960, trước khi ông mất ít lâu. Trong bộ sách này Nguyễn Huy Tưởng không chỉ ghi lại và nhận xét, bình luận cặn kẽ rất nhiều sự
  3. kiện của thế kỷ trước mà còn dựng lên những chân dung phác thảo của các bạn b è và những người đương thời. Cuốn Yêu và sống của Lê Vân là một hiện tượng khác thường đối với văn học Việt Nam, nó có lẽ đã xác nhận sự xuất hiện sắp tới đây của những tác phẩm khác tương tự. Trong cuốn sách mang tính chất tự truyện này, chị kể về cuộc đời mình, về công việc đóng phim, về những người thân và về các đồng nghiệp. Ở đây Lê Vân đã viết một cách cởi mở thẳng thắn, thậm chí không nể nang những người gần gũi nhất của mình, vì thế cho nên chị phải hứng chịu nhiều lời phê phán trách móc. Nhưng nếu nhìn từ một phía khác thì cuốn sách của chị là thiên ký sự về cuộc sống riêng tư, là câu chuyện về cuộc đời của một cô bé –một cô gái – một thiếu phụ trên bối cảnh của hiện thực quan liêu xã hội chủ nghĩa mới đây. Giá trị chủ yếu của cuốn sách này là có rất nhiều chi tiết lý thú. Đứng ra bênh vực tác giả và cuốn sách của chị là nhà văn, nhà báo Việt Nam nổi tiếng Bảo Ninh. Dựa vào những ví dụ về loại văn chương như vậy đã có ở Việt Nam (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Chiều chiều của Tô Hoài, v.v...), Bảo Ninh đã nhìn thấy giá trị chủ yếu của cuốn sách của Lê Vân ở việc phản ánh những sự kiện cụ thể và khắc hoạ những con người cụ thể. Theo ông, phần “Sống” viết khá hơn phần “Yêu”. Chị đã kể về những thứ mà nhiều độc giả đã biết trước đây, nhưng bây giờ chúng trở nên dễ hiểu hơn đối với họ. Tất nhiên trong thiên truyện của chị có nhiều yếu tố chủ quan, có nhiều cái chưa quen đối với độc giả Việt Nam. Bảo Ninh đã tóm tắt quan điểm của mình như sau: “Rất đáng tiếc là các nhà văn chúng ta đã xem thường thể loại này. Nhiều độc giả trong khi đọc những cuốn sách như vậy đã cảm thông với các nhân vật và dường như sống lại những năm tháng ấy”. Những cuốn sách của nhà văn kỳ cựu của văn học Việt Nam Tô Hoài bao giờ cũng trở thành những sự kiện trong đời sống văn hoá Việt Nam. Cuốn Ba người khác viết về cuộc cải cách ruộng đất – một sự kiện cực kỳ quan trọng trong đời sống miền Bắc vào những năm đầu sau Cách mạng – cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dầu cuộc cải cách ruộng đất đã diễn ra cách đây hơn nửa thế kỷ nhưng cho đến nay nó vẫn là một vết thương nhức nhối trong tâm hồn hàng triệu người Việt Nam vốn thường nhớ tới nó như một quá khứ vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn.
  4. Cuộc cải cách ruộng đất đối với người Việt Nam là một đề tài rất nhạy cảm và tế nhị về mặt chính trị và xã hội xét từ phía những người tiến hành nó cũng như những người đã trở thành nạn nhân của nó. Văn học Việt Nam trong một thời gian dài, do những hoàn cảnh bắt buộc, đã cố lảng tránh đề tài này, có thể nói rằng nó bị cấm đoán. Những nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài là những cán bộ Bội, Cự và Đình. Họ được phái đến ba làng khác nhau trong tỉnh Hải Dương để thực thi chính sách của Đảng Cộng sản về Cải cách ruộng đất. Tác giả trong cuốn sách của mình miêu tả ba số phận khác nhau, ba quan điểm về xã hội và đạo đức, ba thái độ đối với cuộc Cải cách ruộng đất. Như nhà nghiên cứu văn học Việt Nam Lại Nguyên Ân đã nhận xét, “Việc công bố tác phẩm này là một bằng chứng có sức thuyết phục cho thấy rằng ở Việt Nam đã có nhiều tự do hơn trong việc xuất bản sách”. Cuốn tiểu thuyết được viết năm 1992 và trong một thời gian dài đã tồn tại dưới dạng bản thảo trước khi chính thức ra mắt đông đảo độc giả. Bản thân Tô Hoài đã xác định số phận thể loại cho tác phẩm của mình: “Nếu tôi gọi cuốn sách của mình là Hồi ký thì khó lòng in được. Tôi đã già rồi, hà cớ gì phải cần đến tất cả những sự rắc rối ấy. Bản thảo của cuốn sách đã đi qua nhiều nhà xuất bản, và ở khắp nơi người ta bảo tôi rằng, câu chuyện này đã cũ rồi, bởi vậy chả nên xuất bản nó nữa. Thế mà ở Đà Nẵng người ta đã quyết định in. ... Mỗi một người cầm bút cần phải trở thành người chép sử biên niên trung thực của thời đại mình, bởi vậy tôi không muốn bỏ qua những sự cố quan trọng như vậy. Hơn nữa, chính tôi đã tham gia vào những sự kiện ấy. Nếu như không viết về chuyện này thì chả rõ sau 50 năm nữa liệu thế hệ trẻ có hiểu được rằng cuộc cải cách ruộng đất đã diễn ra như thế nào không”. Trong khi thừa nhận những giá trị nghệ thuật hiển nhiên của tác phẩm này, cũng cần phải nói rằng giá trị chủ yếu của nó là âm hưởng xã hội, là làm sống lại ký ức lịch sử, là lời kêu gọi những người đương thời không được lặp lại những sai lầm của quá khứ.
  5. Tất cả ba tác phẩm văn xuôi này đã được liên kết lại bằng một đặc điểm chung - đó là sự hướng tới lịch sử đất nước và kể lại một cách trung thực về nó cho các độc giả đương đại. Hiện nay khuynh hướng hồi ký lịch sử hãy còn ít được phổ biến trong văn học Việt Nam vốn rất cần đến nó. Nền kinh tế thị trường đã đặt các nhà văn Việt Nam vào tình thế khó khăn, phần lớn trong số họ không thể sống nổi bằng lao động viết văn. Viết một cuốn tiểu thuyết in ra 1000 bản với giá bìa là 40 ngàn đồng, tác giả được lĩnh 10% (hay 4 triệu đồng), còn người phát hành thì nhận được 40%. Cách phân chia thu nhập như vậy khiến cho nhà văn không sống nổi. Ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đang diễn ra quá trình hoán vị tiệm tiến lao động viết văn: từ chủ nhân ông của tư duy nhà văn biến thành người bán giao các sản phẩm giải trí. Thế hệ độc giả vốn cần thứ văn học nghiêm túc có nội dung sâu sắc, đang ít dần đi. Nhiều người không mua sách hoặc nói chung không đọc sách. Tình hình này đã được ông Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát hành sách Phạm Minh Thuận chỉ rõ: “Hiện nay đọc tác phẩm văn học chủ yếu là lớp người trung niên. Thanh niên trước hết quan tâm tới loại sách giáo khoa và thích đi tìm những kiến thức thực tế. Ở một đất nước hơn 80 triệu dân mà tác phẩm văn học chỉ in ấn với số lượng 1000 bản (hơn thế nữa, con số này thường thay đổi theo chiều hướng giảm đi) bởi vì chỉ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mới có những điều kiện để phát triển trí tuệ và kinh tế, còn ở nông thôn là nơi sinh sống 80% dân cư cả nước, trên thực tế không có nhu cầu về sách. Đã diễn ra sự phân hoá độc giả Việt Nam, điều này có thể dễ dàng được xác nhận bởi một tình hình sau đây: chỉ riêng một mình thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ 50-60% toàn bộ khối lượng sách xuất bản”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2