Vi sinh học đại cương
lượt xem 43
download
Ngày nay những lợi ích của nấm đã được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống lẫn sản xuất, nhiều loài được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Nấm còn được dùng để sản xuất chất kháng sinh (penicillin, griseofulvin), hoóc môn, các vitamin (nhóm B, riboflavin), acid hữu cơ (acid oxalic, citric, gluconic...)… và nhiều loại enzym. Tuy vậy, bên cạnh những lợi ích ấy, thì nấm cũng là nguyên nhân gây tổn thất mùa màng,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vi sinh học đại cương
- Vi sinh học đại cương Trường : Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải. GVBM Họ và tên : Phạm Nữ Mỹ Hậu. Lớp : DH09CT. MSSV : 09117049. : Vi sinh vật đại cương. Môn Chuyên đề: Độc tố Aflatoxin của nấm mốc với tỉ lệ ung thư gan. A) LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay những lợi ích của nấm đã được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống lẫn sản xuất, nhiều loài được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men. Nấm còn được dùng để sản xuất chấ t kháng sinh (penicillin, griseofulvin), hoóc môn, các vitamin (nhóm B, riboflavin), acid hữu cơ (acid oxalic, citric, gluconic...)… và nhiều loại enzym. Tuy vậy, bên cạnh những lợi ích ấy, thì nấm cũng là nguyên nhân gây tổn thất mùa màng, làm hư hại đến lương thực thực phẩm, gây ra các loại bệnh nguy hiểm cho súc vật. Nhiều loại nấm còn chứa các độc tố gây bệnh ở người. Một trong những độc tố nguy hiểm của nấm mà hiện nay đang được quan tâm đó là Aflatoxin - được biết đến như là một “sát thủ” gây ung thư ở người mà đặc biệt là gây ra ung thư gan. Trong bài này chúng ta sẽ chú trọng tìm hiểu nguồn gốc và độc tố của Aflatoxin, mối quan hệ của Aflatoxin tới bệnh ung thư gan, từ đó trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng và hạn chế tác hại của Aflatoxin. 1
- Vi sinh học đại cương B) NỘI DUNG: I) Tìm hiểu về Aflatoxin: 1) Nguồn gốc: Aflatoxin là sản phẩm của quá trình trao đổi chất thứ cấp của nấm mốc , là một loại độc tố cực độc có trong bào tử của nấm. Các loài nấm sinh Aflatoxin thuộc chi Aspergillus, trong đó đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus và Aflatoxin parasiticus, chúng phân bố rất rộng trong tự nhiên. Các môi trường sống bản địa của Aspergillus là trong đất, thực vật mục nát và ngũ cốc đang bị giảm sức đề kháng vi sinh vật và nó xâm nhập tất cả các loại chất hữu cơ mỗi khi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nó. Điều kiện thuận lợi bao gồm độ ẩm cao (ít nhất là 7%) và nhiệt độ cao. Tên Aflatoxin là từ ghép, trong đó Afla có gốc từ tên của loài nấm, toxin có nghĩa là độc tố. Aflatoxin về cơ bản là các hợp chất phức tạp. Nhóm các hợp chất này bao gồm Aflatoxin B1, B2, B2a, B3, G1, G2a, M1, GM2, P1, Q1, R0, RB1, RB2, AFL, AFLH, AFLM và những chất bắt nguồn từ methoxy, ethoxy và acetoxy. Như đã giới thiệu ở phần đầu, Aflatoxin được biết đến như “sát thủ” gây ra bệnh ung thư. Tuy nhiên, trong nhóm các Aflatoxin thì thường gặp nhất và độc nhất đó là Aflatoxin B1, nó được ghi nhận là hợp chất xuất hiện trong tự nhiên, các chất còn lại được sản sinh trong quá trình trao đổi chất, hoặc là các dẫn xuất. Con người có thể bị nhiễm Aflatoxin qua đường tiêu thụ các thực phẩm bị nhiễm nấm mốc. Các loại nông sản thường hay bị nấm mốc tấn công như là ngũ cốc (gạo, bắp…), các hạt có dầu (lạc, đậu tương, hạt hướng dương…), gia vị (ớt, hạt tiêu, nghệ, gừng…) và các loại quả hoặc hạt k hác như hạt dẻ, dừa… Aflatoxin cũng có thể xuất hiện trong sữa của động vật được cho ăn bằng thức ăn nhiễm Aflatoxin. 2
- Vi sinh học đại cương 2) Mức độ nguy hiểm của Aflatoxin: Điều đầu tiên chúng ta nên biết Aflatoxin là tinh thể màu trắng. Độc tố này bền vững với nhiệt, nếu đem đun sôi 100oC ở nồi bình thường hoặc nhiệt độ cao hơn ở nồi áp suất thì Aflotoxin vẫn không bị phân hủy. Do vậy, nó có thể tồn tại trong thực phẩm mặc dù không có mặt của nấm mốc tương ứng, đồng thời chúng rất bền với các men tiêu hóa. Sự nguy hiểm của Aflatoxin còn được thể hiện ở chỗ nó có khả năng gây hại chỉ với liều lượng rất nhỏ , 1kg thức ăn chỉ cần nhiễm khoảng 2mg (với lượng chỉ đủ dính trên đầu móng tay) cũng đã đủ làm hỏng gan. Điều nguy hiểm gián tiếp nữa là với điều kiện khí hậu nóng ẩm như nước chúng ta, thì nấ m mốc phát triển rất thuận lợi, do đó sự xuất hiện của độc tố Aflatoxin sẽ cao hơn. II) Aflatoxin và bệnh ung thư gan: 1) Hiểu biết căn bản về ung thư: Ung thư là hiện tượng đột biến của tế bào. Khi tế bào bị đột biến sẽ sinh ra những dòng tế bào có khả năng tăng trưởng vô hạn độ, không tuân theo quy luật kiểm soát bình thường và do vậy sẽ tạo thành những khối u ác tính. Ung thư gan có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: do virut viêm gan, ký sinh trùng… nhưng hiện nay phổ biến nhất đó là tác hại của độc tố Aflatoxin tới ung thư gan. Theo thống kê ở nhiều nước: Trung Quốc, các nước Nam Phi và kể cả Việt Nam chúng ta thì tỉ lệ ung thư gan do nhiễm Aflatoxin ngày càng tăng cao. 2) Ảnh hưởng Aflatoxin đến tỉ lệ ung thư gan. Đại dịch viêm ga n B do HBV (viết tắt của hepatitis B virus - virút viêm gan loại B) đang đe doạ sức khoẻ con người. Viêm gan B diễn tiến rất âm thầm nên càng hiểm ác. HBV tấn công các tế bào gan, gây nhiễm dai dẳng làm ra 3
- Vi sinh học đại cương xơ gan (gan chai lại), ung thư gan, suy gan, đe do ạ mạng sống. Triệu chứng khó phát hiện rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường, nên khi lộ ra thì bệnh thường đã đến giai đoạn nặng khó điều trị…. chỉ với các liều thật nhẹ vào cơ thể ngày qua ngày sẽ làm yếu gan. Aflatoxin có thể gây hại cho toàn cơ thể nhưng cũng “ưa” gan nhất, nó làm cho gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Aflatoxin B1 là phân tử ái mỡ, có trọng lượng phân tử thấp, dễ dàng được hấp thu sau khi ăn, sự hấp thu là hoàn toàn. Khi đến ruột non, aflatoxin B1 sẽ được nhanh chóng hấp thu vào máu tĩnh mạch mạc treo, sự hấp thu ở ruột non và tá tràng là nhiều nhất. Niêm mạc ống tiêu hóa có khả năng chuyển dạng sinh học Aflatoxin B1 nhờ sự gắn kết với protein - đây là con đường chính để giải độc aflatoxin B1 cho gan. Sự liên thủ giữa Aflatoxin và HBV càng nguy hiểm hơn. Sự liên thủ này vùi dập lá gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan lên đến 60 lần, cao hơn HBV riêng lẻ. Vì khi có mặt của HBV thì HBV đã cản trở chuyển hoá độc tố Aflatoxin, do đó nó sẽ làm nhiễm độc gan. Hiện nay cơ chế tác động của Aflatoxin B1 gây ung thư gan ở người như thế nào vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên đã tìm thấy sự gắn kết của Aflatoxin B1 với AND của tế bào gan ở những bệnh nhân bị ung thư gan nguyên phát, phức hợp này còn được tìm thấy trong máu ngoại vi, trong máu rau thai và máu dây rốn của các sản phụ có phơi nhiễm với aflatoxin B1 . Bên cạnh đó còn có sự liên quan giữa phơi nhiễm aflatoxin B1 với sự đột biến gen ở các bệnh nhân này, mà nhiều nhất là sự đột biến gen p53 (gen áp chế khối u) - kiểm soát sự chết tế bào theo chương trình. Khi đột biến gen này sẽ làm đời sống tế bào tăng lên kéo theo nguy cơ tế bào sẽ chuyển thành ác tính. Khi không có gen này bảo vệ cơ thể thì chất độc Aflatoxin có thể làm tổn thương hệ miễn dịch, làm cản trở quá trình trao đổi chất, gây suy dinh dưỡng nặng 4
- Vi sinh học đại cương và dẫn đến ung thư. Cho đến nay, người ta tạm thời công nhận khả năng tác động lên tế bào gan của Aflatoxin qua 5 giai đoạn: - Tác động qua lại với AND và ức chế các polymeraza chịu trách nhiệm tổng hợp AND và ARN. - Ngừng tổng hợp AND. - Giảm tổng hợp AND và ức chế tổng hợp ARN truyền tin. - Biến đổi hình thái nhân tế bào. - Giảm tổng hợp protein. Hậu quả của quá trình tác động sinh hóa lên tế bào gan này là gây ung thư biểu mô tế bào gan. Như vậy, Aflatoxin có khả năng gây độc cấp tính và mãn tính. Độc tính nguy hiểm nhất là khả năng gây xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Các nhà khoa học đã gây được ung thư gan nguyên phát trên thực nghiệm bằng cách cho các con vật ăn thức ăn có Aflatoxin. Một loạt các nghiên cứu đã cho thấy sự phơi nhiễm Aflatoxin tăng liên quan đến sự gia tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư gan nguyên phát trên người. III) Các phương pháp hạn chế nhiễm Aflatoxin: Không nên coi thường những thực phẩm đã bị hư hại do nấm mốc. Chúng ta hay có thói que n coi thường tác hại của nấm mốc. Khi thực phẩm bị nấm mốc nhiều người chỉ vò, sảy, thổi cho bay mốc cứ tưởng như thế sẽ sử dụng được nhưng trên thực tế chỉ bay các sợi nấm còn độc tố trong bào tử của nấm thì vẫn còn nguyên. Hoặc khi thực phẩm bị nấm mốc nhiều thì con người lại tận dụng bằng cách sử dụng nó làm thức ăn trong chăn nuôi. Như vậy khi gia súc ăn phải thực phẩm này thì bị nhiễm độc tố, khi con người 5
- Vi sinh học đại cương tiêu thụ thịt hoặc sữa của các gia súc này thì sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm độc tố Aflatoxin gây ung thư gan. Do vậy chúng ta nên kiểm tra thực phẩm trước khi ăn, đặc biệt là những thực phẩm thuộc loại ngũ cốc. Phải bảo quản kỹ những loại ngũ cốc dễ bị nhiễm độc tố bằng các biện pháp giữ ở nơi khô, thoáng mát, phơi khô, thỉnh thoảng đem ra phơi lại để tránh không bị nhiễm nấm mốc. Với sự phát triển của khoa học hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu được rằng, nấm men có thể làm giảm nhiễm Aflatoxin cho thực phẩm. Nhà sinh lý học thực vật Sui - Sheng Hua kết hợp với ARS - Cơ quan nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ đã khám phá ra khả năng cạnh tranh dinh dưỡng và không gian của nấm men đối với nấm mốc Aspergillus, từ đó hạn chế sự phát triển của loại nấm mốc này. Bằng các thử nghiệm thực hiện tại một vườn cây hồ trăn tại California, ông và các đồng nghiệp đã nhận thấy rằng việc phun nấm men lên các cây hồ trăn có thể hạn chế được 97% tác động của Aspergillus so với những cây không được phun. Đồng thời, việc phun nấm men cũng được công nhận là thân thiện với môi trường. Nấm men cũng có thể dùng để phun lên quả, hạt đã được thu hoạch và trong quá trình bảo quản chứ không nhất thiết phải phun trước khi thu hoạch. Ngoài khả năng ức chế nấm mốc Aspergillus flavus, nấm men cũng rất có hiệu quả trong việc kìm hãm một số loại vi sinh vật gây hại khác có thể làm hư hỏ ng hương vị, cấu trúc thực phẩm, ví dụ như Botrytis cinerea, loại mốc xám gây hư hỏng quả nho. Ông đã được cấp bằng sáng chế cho nghiên cứu này. III) KẾT LUẬN: Tài liệu nghiên cứu và chứng minh rõ ràng về độc tố của nấm mốc - Aflatoxin là một chất cực độc đối với sức khoẻ của con người, hơn nữa lại rất dễ bị nhiễm nên chúng ta cần hết sức đề phòng trước khi sử dụng các 6
- Vi sinh học đại cương thực phẩm có nguy cơ nhiễm nấm cao, đặc biệt là các loại ngũ cốc… Nhưng trong thực tế, có nhiều người thường cho rằng nấm mốc trong thực phẩ m khô đơn giản chỉ là một dạng vi sinh vật vô hại, có thể lau rửa sạch và không ảnh hưởng gì đến chất lượng thực phẩm. Một suy nghĩ quá nguy hiểm với sự sống của từng người. Qua bài tham luận này, chúng ta có thể nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng, chính xác và cụ thể để giúp cho mình có một cuộc sống an lành và mạnh khoẻ hơn. Vì thế, điều cần và rất cần thiết với mỗi chúng ta là không nên xem thường những vấn đề liên quan đến sức khoẻ nhất là với những loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương - ĐH Nông Lâm Huế
147 p | 640 | 146
-
Đề cương vi sinh học đai cương dành cho sư phạm sinh
52 p | 286 | 98
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Phần 2 - ĐH Nông lâm Huế
130 p | 268 | 52
-
Bài giảng Sinh học đại cương: Chương 6 - Nguyễn Thị Diệu Hạnh
78 p | 94 | 14
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Vi sinh vật đại cương
27 p | 143 | 14
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương - Đào Hồng Hà
278 p | 49 | 8
-
Bài giảng Thực hành Vi sinh vật đại cương
9 p | 34 | 8
-
Đề cương chi tiết học phần (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Dược Thú y): Vi sinh vật đại cương
7 p | 82 | 6
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 2.1 - TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
16 p | 39 | 5
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 1 - TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
5 p | 30 | 5
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 3 - TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
19 p | 39 | 4
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 6 - TS. Nguyễn Thị Tuyết Lê
4 p | 25 | 4
-
Bài giảng Thực hành Vi sinh vật đại cương (Chương trình POHE)
18 p | 36 | 4
-
Bài giảng Công nghệ sinh học đại cương: Chương 7 - ThS. Vương Thị Thúy Hằng
26 p | 10 | 4
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 4 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
36 p | 45 | 3
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 3 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
38 p | 26 | 3
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 1 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
17 p | 48 | 3
-
Bài giảng Vi sinh vật đại cương: Chương 5 - TS. Nguyễn Xuân Cảnh
9 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn