intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

645
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học sinh là nguồn nhân lực lao động tương lai quan trọng cho xã hội. Nguy cơ lan tràn dịch HIV/AIDS ra cộng đồng đang đe dọa sức khoẻ của các em học sinh phổ thông trung học nói riêng và thế hệ trẻ nói chung. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh phổ thông trung học tại Thành phố Phan Thiết về phòng chống HIV/AIDS. Phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 750 học sinh nhằm đánh giá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

  1. KIẾN THỨC - THÁI ĐỘ - THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TÓM TẮT Mục tiêu: Học sinh là nguồn nhân lực lao động tương lai quan trọng cho xã hội. Nguy cơ lan tràn dịch HIV/AIDS ra cộng đồng đang đe dọa sức khoẻ của các em học sinh phổ thông trung học nói riêng và thế hệ trẻ nói chung. Do đó, nghiên c ứu này nhằm mục đích xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh phổ thông trung học tại Thành phố Phan Thiết về phòng chống HIV/AIDS. Phương pháp: Đây là một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 750 học sinh nhằm đánh giá mức độ kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung học năm học 2005 - 2006 tại Thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận. Với kỹ thuật chọn mẫu cụm ngẫu nhiên và phân tầng theo từng khối lớp10, 11 và 12. Kết qủa: Đa số các em có kiến thức về đường lây truyền 69,07%, về khả năng điều trị 67,47%, về phát hiện nhiễm HIV 98,8% và cách phòng chống 63,60%; Kiến thức chung 35,07%. Thái độ trong phòng chống HIV/AIDS có 68,85% học sinh chấp nhận sử dụng bao cao su, 90,67% đối
  2. xử tích cực với người nhiễm và 95,99% sẵn sàng xét nghiệm khi nghi ngờ nhiễm HIV. Trong thực hành, đáng lưu ý là có 3 học sinh (chiếm 4%) trong tổng số 766 học sinh có hành vi sử dụng ma tuý, trong đó 01 em đã từng chích ma tuý. Có 28 em học sinh (chiếm 3,73%) đã từng quan hệ tình dục, trong đó 15 em đã từng quan hệ tình dục và không sử dụng bao cao su là điều chúng ta đáng quan tâm. Sự khác biệt giữa kiến thức của học sinh nam và nữ; thái độ phòng chống HIV/AIDS giữa học sinh na m, nữ là có ý nghĩa thống kê (p
  3. Methods: A cross - sectional study was conducted among 750 high school pupils in Phan Thiet city of Binh Thuan province in 2006. With cluster sampling technique and stratified by grade 10, 11 and 12. Results: By the study, we found that: the proportion of students having correct knowledge about the HIV transmiting routes was 69,07%, the ability of treatment was 67,47%, the way of disease determinant was 98,8% and the way of HIV preventive was 63,60%. The common knowledge was 35,07%. 68,85% students had acceptable attitude concerning HIV/AIDS prevention to use the condom, 90,67% students had active attitude behaving with patients and 95,99% students had ready attitude having the HIV test when having doubt. In practice, alarmingly, there were 3 pupils among 766 pupils having drug using (4%), with 1 pupil having ever drug injecting. There were 28 among them (3,73%) having ever sexual relation with 15 pupils among 28 not always using the condom sexual relations. It existed a statistically significant difference about the knowledge of schoolboys and schoolgirls , the attitude on HIV/AIDS prevention and control between the schoolboys and schoolgirls form (p=0,05). Conclusion: Students have ever had correct knowledge of HIV/AIDS provention and control but the common knowledge is not complete. Sexual
  4. relation before getting married without using the condom and using drug for pupils in school. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại dịch HIV/AIDS phát triển với tốc độ rất nhanh và giới trẻ đang gánh chịu những hậu qủa nặng nề của đại dịch AIDS. Trong những năm gần đây, theo báo cáo của UNAIDS (tổ chức phòng chống AIDS toàn cầu) khoảng 64% tổng số người mới nhiễm HIV/AIDS hàng năm ở các nước đang phát triển là những người trong độ tuổi 15-24. Sự gia tăng này đặc biệt rõ rệt trong nhóm phụ nữ trẻ và trẻ em gái. Điều này, tác động rất lớn đến các vấn đề y tế, giáo dục, chăm sóc xã hội và xa hơn nữa là đến nguồn nhân lực - tài sản qúy giá nhất của mỗi quốc gia; tương lai, hạnh phúc nòi giống của nhiều gia đình, dòng họ, dân tộc...(2) Tại Việt Nam, theo Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, tính đến hết ngày 30/6/2006 đã có tổng số nhiễm HIV trong toàn quốc là 109.989 ca trong đó số bệnh nhân AIDS có 18.581 ca và 10.785 người chết do AIDS. Trong những năm qua, cùng với cả nước tại Bình Thuận công tác giáo dục sức khoẻ về phòng chống HIV/AIDS với nhiều hình thức truyền thông đại chúng đã tiến hành liên tục. Tuy nhiên, kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện đầu tiên tại Thành phố Phan Thiết vào tháng 8/1994. Đến nay toàn tỉnh (không kể số liệu từ Cơ sở giáo dục Huy Khiêm và Trại giam
  5. Z30D) đã phát hiện tổng cộng 460 trường hợp nhiễm HIV, trong đó 206 trường hợp chuyển AIDS và 177 trường hợp tử vong do AIDS. Cả 10/10 huyện, Thị xã, Thành phố đều có người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS; trong đó Thành phố Phan Thiết chiếm tỉ lệ cao nhất trong toàn tỉnh (số nhiễm HIV: 262, Bệnh nhân AIDS: 146, Tử vong: 105). Hơn nữa, Thành phố Phan Thiết với đặc điểm là thành phố trẻ có những điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan, nghỉ dưỡng nên một số tệ nạn như ma tuý, mại dâm dưới những hình thức trá hình vẫn còn tồn tại dễ tạo điều kiện cho dịch lây lan và phát triển. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh phổ thông trung học tại Thành phố Phan Thiết về phòng chống HIV/AIDS, sự tiếp cận các nguồn thông tin và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với trình độ học vấn, tuổi, giới và nghề nghiệp của cha mẹ học sinh. Từ đó góp phần định hướng cho việc xây dựng kế hoạch phòng chống AIDS hiệu qủa trên địa bàn Thành phố và tỉnh. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đối tượng: Học sinh phổ thông trung học. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Năm 2006, tại Thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận.
  6. Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Mẫu nghiên cứu Cở mẫu Dân số mục tiêu của nghiên cứu là 9.385 học sinh phổ thông trung học tại 3 trường trong Thành phố Phan Thiết. Theo các nghiên cứu trước đây (1,3,4,5) tại Việt Nam trong học sinh khoảng trung bình tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng hoặc thái độ đúng hoặc thực hành đúng là 52,3%. Do đó, để có 95% tin tưởng xác định tỉ lệ là 52,3% với sai số cho phép 5% và hiệu qủa thiết kế của mẫu cụm là 2. Cở mẫu được ước lượng là 766 học sinh. Phương pháp chọn mẫu Bước 1. chọn mẫu phân tầng theo khối lớp 10, 11, 12. - Bước 2. chọn mẫu cụm bậc 1 với cụm là lớp được chọn ngẫu - nhiên theo danh sách từng khối lớp. Tất cả học sinh trong lớp được đưa vào nghiên cứu, trừ học sinh vắng mặt hoặc không tham gia. Thu thập dự kiện
  7. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền gồm 21 câu hỏi. Học sinh không cần ghi tên để tránh tâm lý e ngại trả lời và bảng câu hỏi được thu hồi ngay sau khi điền xong. Phân tích số liệu Sử dụng phần mềm thống kê Stata 8.0 Dùng phương pháp thống kê mô tả để ghi nhận các tần suất, tỉ lệ %. Sử dụng phép kiểm chi bình phương ở ngưỡng ý nghĩa 5% và giá trị p. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi trị số p
  8. n Tỉ lệ Đặc tính (%) Lớp 10 267 35,65 Trình Lớp 11 263 35,11 độ học vấn Lớp 12 219 29,24 Nam 309 41,20 Giới Nữ 441 58,80 > 17 251 33,47 tuổi Tuổi
  9. Bảng 2. Tiếp cận các nguồn thông tin (n= 750) Nguồn n Tỉ lệ thông tin (%) Truyền 741 98,80 hình Phát 609 81,20 thanh Sách 720 96 báo Pano, 490 65,33 áp phích, tờ rơi Nhà 716 95,47 trường Bạn bè 478 63,73 Gia 526 70,13
  10. đình Cán bộ 407 54,27 y tế Bảng 3. Tỉ lệ học sinh có kiến thức về phòng chống HIV/AIDS (n= 750) Nội dung Tần Tỉ lệ số (%) Biết đúng về 518 69,07 đường lây truyền HIV Biết đúng về 506 67,47 khả năng điều trị Biết đúng về 741 98,80 phát hiện nhiễm HIV Biết đúng về 477 63,60 phòng lây nhiễm Kiến thức chung 263 35,07
  11. Bảng 4. Tỉ lệ học sinh có thái độ tích cực (chấp nhận) về phòng chống HIV/AIDS (n=750). Nội Tần Tỉ lệ dung số (%) Chấp 515 68,85 nhận sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục Thái 680 90,67 độ tích cực đối với người nhiễm HIV Sẵn 718 95,99 sàng xét nghiệm khi
  12. nghi ngờ Bảng 5. Tỉ lệ hành vi của học sinh trong phòng chống HIV/AIDS (n= 750) Nội Tần Tỉ dung số lệ(%) Sử 208 67,31 dụng riêng dao cạo râu ở học sinh nam (n= 309) Sử 613 81,73 dụng riêng chải bàn đánh răng Sử 141 18,88 dụng riêng kềm cắt
  13. móng tay Có 28 3,73 quan hệ tình dục Có s ử 13 46,43 dụng bao cao su (n= 28) Có 03 0,40 hành vi sử dụng ma tuý Có 01 33,33 tiêm chích khi sử dụng ma tuý(n= 3) Có s ử 01 100 dụng bơm kim tiêm
  14. riêng(n=1) Bang 6. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống HIV/AIDS. Nội dung Các yếu tố Khoảng tin p cậy 95% Nam so với 1,67 (1,19 - 0,001 nữ 2,35) Kiến thức về Học sinh có 1,81 (1,23 - 0,002 đường lây cha mẹ lao động 2,77) trí óc so với lao động chân tay Kiến thức về Nam so với 1,45 (1,05 - 0,017 nữ phòng lây 1,99)
  15. Học sinh có 1,75 (1,21 - 0,002 cha mẹ lao động 2,56) trí óc so với lao động chân tay Bảng 7. Các yếu tố liên quan đến thái độ về phòng chống HIV/AIDS Nội dung Các yếu tố Khoảng tin p cậy 95% Thái độ phòng Nam so với 1,67 (1,19 - 0,001 lây nhiễm HIV nữ 2,35) BÀN LUẬN Đối tượng nghiên cứu là học sinh phổ thông trung học tại Thành phố Phan Thiết. Học sinh là những chủ tương lai của đất nước, được trang bị những kiến thức cơ bản cũng như những tri thức lớn của xã hội để từ đó hình thành nên nhân cách và quyết định những hành vi đúng đắn cho bản thân đồng thời có khả năng truyền đạt kiến thức, hướng dẫn thực hành cho những đối tượng khác trong gia đình và cộng đồng. Tỉ lệ học sinh ở các khối lớp được phân bố khá đồng đều và mang tính đại diện cho toàn thành phố, học
  16. sinh nam chiếm 41,20% và học sinh nữ 58,80% tương đồng với tỉ lệ phân bố giới tính ở các trường phổ thông trung học trong tỉnh và cơ cấu dân số tự nhiên tại địa phương. Nghề nghiệp cha mẹ học sinh: lao động trí óc 25,90% và lao động chân tay 74,10%, phù hợp với tỉ lệ ngành nghề tại địa phương (bảng 1). Cở mẫu đủ lớn, đã có biện pháp giảm ảnh hưởng do thiết kế, kỹ thuật chọn mẫu thích hợp, tỉ lệ mất mẫu thấp (2,08%), mẫu nghiên cứu mang tính đại diện cao. Đa số học sinh thu nhận thông tin từ truyền hình, sách báo, nhà trường, phát thanh. Do đó việc duy trì và sử dụng các kênh truyền thông này là cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn 45,73% học sinh không nhận được thông tin từ các cán bộ y tế (bảng 2). Điều này cho thấy trong những năm tới cần tăng cường phối hợp hơn nữa giữa y tế và giáo dục trong việc triển khai sâu rộng công tác phòng chống HIV/AIDS trong nhà trường. Kiến thức về phòng chống HIV/AIDS Những kiến thức về phòng chống HIV/AIDS của học sinh được điều tra bao gồm kiến thức về đường lây truyền HIV, kiến thức về khả năng điều trị AIDS, kiến thức về phát hiện nhiễm HIV và kiến thức về phòng lây nhiễm HIV. Có (98,8%) học sinh biết HIV được phát hiện chủ yếu qua xét
  17. nghiệm (bảng 3). Kết qủa này tương đương với kết qủa điều tra của Ngô văn Tán (99,2%). Tỉ lệ kiến thức đúng về khả năng điều trị AIDS thấp (67,47%) so với kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Tán (87,9%) và Lê Trọng Lưu (77,9%). Điều này có thể lý giải, gần đây có thông tin về các loại thuốc tây cũng như đông y đang sử dụng cho người bị nhiễm HIV/AIDS nhưng chỉ đang giai đoạn nghiên cứu do đó các thông tin này được các em hiểu sai lệch, thiếu chính xác. Đây là vấn đề cần lưu ý cho những người làm công tác truyền thông, giúp cho các em có kiến thức về khả năng điều trị AIDS để luôn có ý thức cảnh giác. Tỉ lệ kiến thức chung đúng (35,07%) thấp hơn kết qủa của Lê Trọng Lưu (46,7%) mặc dù công tác truyền thông về phòng chống HIV/AIDS trong nhà trường đã triển khai nhiều năm. Kiến thức chung được định nghĩa là đúng khi tất cả kiến thức đúng. Điều này chứng tỏ nhiều học sinh có kiến thức đúng nhưng chưa đầy đủ, đây là nguy cơ dẫn đến thực hành sai. Do đó vấn đề này cần lưu ý điều chỉnh thông điệp truyền thông trong thời gian tới. Khi xem xét các mối liên quan của kiến thức với trình độ học vấn, giới, tuổi, nghề nghiệp cha mẹ học sinh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và nữ; học sinh có cha mẹ lao động trí óc và chân tay về kiến thức đường lây và phòng lây (bảng 6). Điều này có thể do nam giới với tính cách mạnh mẽ dễ dàng tiếp cận nhiều kênh truyền thông về phòng
  18. chống HIV/AIDS, cũng như học sinh có cha mẹ lao động trí óc sẽ có điều kiện thuận tiếp cận nhiều kênh truyền thông hơn các em có cha mẹ lao động chân tay. Thái độ về phòng chống HIV/AIDS Thái độ chỉ là bước trung gian chuyển nhận thức thành hành vi, rất khó đánh giá về mức độ tác động đến hành vi cũng như khó tác động để chuyển biến thái độ của đối tượng. Trong nghiên cứu này chỉ khảo sát một số tiêu chí nhất định có liên quan đến thái độ về phòng chống HIV/AIDS. Các thái độ được khảo sát là thái độ chấp nhận sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, thái độ đối xử với người nhiễm HIV, thái độ sẵn sàng xét nghiệm khi nghi ngờ bị nhiễm HIV. Tỉ lệ học sinh có thái độ chấp nhận gần gũi, động viên, chăm sóc với người nhiễm HIV/AIDS là (90,67%) (bảng 4). Tỉ lệ này phù hợp với kết qủa nghiên cứu của Lê Trọng Lưu (91,8%). Nhưng vẫn còn (9,33%) tỉ lệ học sinh có thái độ đối xử cách ly riêng một khu vực hoặc không quan tâm với người nhiễm HIV. Điều này cho thấy không dễ dàng vượt qua rào cản tâm lý khi tiếp xúc với người nhiễm HIV, thái độ đối xử không đúng với người nhiễm HIV/AIDS xuất phát từ tâm lý sợ hãi căn bệnh vẫn còn tồn tại trong cộng đồng. Có 68,15% học sinh cho rằng cần sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục (bảng 4) thấp hơn kết qủa điều tra của Lê Trọng Lưu (75,8%) và Ngô Văn Tán (89,7%). Kết qủa này có thể bị
  19. ảnh hưởng do thái độ học sinh chỉ chấp nhận quan hệ t ình dục chỉ với mọi người, đó là vợ hoặc chồng và sự lựa chọn này cũng đi theo khuynh hướng tự nhiên, được xã hội công nhận và khuyến cáo "một vợ một chồng không sợ SIDA". Kết qủa cho thấy vẫn còn 4,01% (bảng 4) học sinh không chấp nhận xét nghiệm khi nghi ngờ có khả năng nhiễm. Việc xét nghiệm khi nghi là cần thiết không những giúp cho cá nhân đánh giá t ình trạng sức khoẻ của mình mà còn liên quan đến sức khoẻ của cộng đồng. V ì vậy trong thời gian tới, cần chọn lựa bổ sung nội dung truyền thông kết hợp công tác t ư vấn trực tiếp nhằm giải quyết vấn đề trên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và nữ về thái độ phòng lây nhiễm HIV (sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngoài hôn nhân) (bảng 7). Điều này là do vấn đề sử dụng bao cao su dễ được chấp nhận đối với những đối tượng có tính cách mạnh mẽ như nam giới hơn là nữ giới. Thực hành về phòng chống HIV/AIDS . Do đối tượng là học sinh nên yếu tố thực hành chỉ khảo sát ở các vấn đề liên quan như sử dụng dao cạo râu (nam), bàn chải răng, kềm cắt móng tay....các thực hành liên quan đến truyền máu, vô trùng trong dịch vụ y tế...không đề cập trong nghiên cứu này.
  20. Cả học sinh nam và nữ mặc dù có kiến thức đúng về phòng bệnh nhưng những hành vi phòng lây qua đường máu thì chưa tốt. Đó là sự chủ quan sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác ở các dịch vụ cắt tóc, làm móng tay cũng như ở gia đình, điều này càng nguy hiểm hơn đối với những gia đình đông đảo thành viên trong đó có người đã nhiễm nhưng chưa phát hiện. Tỉ lệ học sinh dùng chung dao cạo râu (32,69%), kềm cắt móng tay (81,12%), bàn chải răng (18,27%) (bảng 5). Kết qủa này cho thấy thói quen sử dụng chung dụng cụ cá nhân, nhất là kềm cắt móng tay còn phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu trong gia đình không có người nhiễm HIV/AIDS thì việc dùng riêng kềm cắt móng tay là không cần thiết. Kết qủa nghiên cho thấy có 28 học sinh đã từng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân chiếm tỉ lệ 3,73 cao hơn kết qủa nghiên cứu của Lê Trọng Lưu (0,5%) và 03 học sinh chiếm tỉ lệ 0,4% có hành vi sử dụng ma tuý, trong đó có 15 học sinh không sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục và 01 học tiêm chích ma túy (bảng 5), đây là điều đáng quan tâm. Mặc dù tỉ lệ thấp nhưng khó ai biết được những học sinh đã từng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân có hay chưa tiếp xúc với những người đã nhiễm và có tiếp xúc với những người khác nữa hay không. Đây là một thực trạng đáng báo động về hành vi quan hệ tình dục và sự xâm nhập của ma túy vào học đường đồng thời còn là yếu tố nguy cơ lây nhiễm cao bởi kết qủa cho thấy học sinh vẫn chưa có ý thức trong việc tự bảo vệ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2