intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án tiến sĩ Văn học: Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985

Chia sẻ: Trần Kỳ An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

93
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt luận án tiến sĩ Văn học Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985 trình bày nội dung với kết cấu 4 phần: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu; Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985; Thời gian và không gian, giọng điệu và ngôn ngữ trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985; Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985 trên một số binh diện thi pháp thể hiện,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án tiến sĩ Văn học: Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> ĐOÀN VŨ CÔNG HOÀI<br /> <br /> THI PHÁP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM<br /> GIAI ĐOẠN 1975 - 1985<br /> <br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số: 62 22 01 21<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tôn Thảo Miên<br /> <br /> Phản biện 1: PGS. TS. Đỗ Lai Thúy<br /> Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Bá Thành<br /> Phản biện 3:PGS. TS. Trần Văn Toàn<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp<br /> Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội<br /> vào hồi 8 giờ 30 phút, ngày<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Học viện Khoa học xã hội<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2017<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> 1.1. Thi pháp học là một trong những đường hướng nghiên<br /> cứu văn học có từ lâu, nhưng nó thực sự được các nhà nghiên cứu<br /> quan tâm vào những năm đầu của thế kỷ XX. Người ta căn cứ vào<br /> ngôn ngữ để cắt nghĩa thế giới tinh thần của nhà văn. Từ đó, trích<br /> đoạn để phân tích, so sánh, chỉ ra cách cảm nhận về tư tưởng thẩm mĩ<br /> trên ba phương diện: không gian, thời gian nghệ thuật và phương<br /> thức biểu hiện. Bởi nghệ thuật là một thế giới chủ quan của người<br /> nghệ sĩ. Nó kết tinh cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn về thế giới. Vì<br /> vậy, đối tượng nghiên cứu của văn học là chỉ ra ý thức của chủ thể<br /> nghệ thuật, các phạm trù của thế giới khách quan và chủ quan như<br /> một phương cách nhìn ra thế giới. Cách tiếp cận thi pháp học cho<br /> phép người ta khám phá ra các chiều kích khác nhau như: hình tượng<br /> tác giả, phong cách nghệ thuật trong chỉnh thể nghệ thuật của tác<br /> phẩm.<br /> Ở Việt Nam thi pháp học du nhập vào một số trường đại học<br /> ở miền Nam trước năm 1975. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này mới<br /> chỉ được giới thiệu, tiếp nhận theo hướng thi pháp xã hội học. Vào<br /> những năm 80, thi pháp học bắt đầu có sự du nhập, đổi mới mạnh mẽ<br /> với các khuynh hướng ngôn ngữ học, kí hiệu học, cấu trúc luận, phân<br /> tâm học, phong cách học, thi pháp học lịch sử, tự sự học… Điều này<br /> thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu của Hoàng Trinh, Phan<br /> Ngọc, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Nguyễn Phan Cảnh, Đỗ<br /> Đức Hiểu, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà, Đỗ Lai Thuý, Nguyễn<br /> <br /> 2<br /> Xuân Kính, Vương Trí Nhàn… Đây được coi như là hiện tượng mới<br /> của nghiên cứu văn học.<br /> 1.2. Sau 1975, tình hình đất nước đã có nhiều biến đổi, đời<br /> sống xã hội chuyển từ chiến tranh sang hoà bình. Cuộc sống mới hiện<br /> ra với tất cả những bộn bề, phức tạp của nó. Đây là thời kỳ giao thoa<br /> giữa cái cũ và cái mới, cái cũ vẫn chưa mất đi, cái mới manh nha<br /> hình thành. Những khó khăn sau giải phóng và khủng hoảng kinh tế<br /> xã hội cuối thập niên 70, cho thấy tính chất phức tạp và sự chi phối<br /> của nền kinh tế bao cấp đưa đến sự phân cực giữa trắng - đen, thiện ác, tốt - xấu…; cơ chế quan liêu bao cấp hiện ra ngày càng rõ. Tất cả<br /> những điều trên đã tác động không nhỏ đến đời sống văn học, tạo ra<br /> những đề tài nóng bỏng cho nhà văn khai vỡ, phát triển theo quy luật<br /> mới, quy luật đời thường. Nhà văn Nguyễn Minh Châu nhận định<br /> khái quát về bức tranh xã hội Việt Nam những năm sau chiến tranh<br /> đang diễn ra “một cuộc đối chứng giữa nhân cách và phi nhân cách,<br /> giữa hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và những khoảng<br /> bóng tối còn rơi rớt bên trong tâm hồn của mỗi con người” [30, 364].<br /> Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã mở đường cho nền kinh tế<br /> bao cấp chuyển sang cá thể, cơ chế thị trường; cởi trói cho tư duy con<br /> người, đưa lại một bầu không khí dân chủ, cách nhìn thông thoáng,<br /> uyển chuyển về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Nhờ đổi<br /> mới, văn học có điều kiện chuyển mình với tinh thần nhìn thẳng sự<br /> thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Không khí cởi mở, dân<br /> chủ của đời sống và học thuật đã tác động mạnh mẽ đến chủ thể sáng<br /> tạo, khiến cho quan niệm của họ về hàng loạt vấn đề dần thay đổi. Từ<br /> <br /> 3<br /> quan niệm về hiện thực, con người cá nhân đến quan niệm về cách<br /> viết, về sự cần thiết của việc đổi mới thi pháp thể loại. Quá trình đổi<br /> mới văn học ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và đa dạng trên các<br /> thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, ký,… Ngoài ra, phải nói<br /> đến lý luận, phê bình đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt khi đi sâu<br /> cắt nghĩa tiểu thuyết và truyện ngắn theo hướng thi pháp học.<br /> 1.3. Truyện ngắn từng đóng vai trò xung kích, tiên phong<br /> trong quá trình hiện đại hoá văn học nước nhà ngay từ những năm<br /> đầu của thế kỷ XX. Thể tài này tiếp t c năng động, cơ động, có khả<br /> năng cập nhật hiện thực đời sống hàng ngày - một hiện thực luôn vận<br /> động, biến chuyển không ngừng. Năm 2008, báo Văn nghệ đã xuất<br /> bản tuyển tập 60 năm truyện ngắn báo Văn nghệ (gồm 5 tập với 5<br /> giai đoạn: 1945 - 1954, 1954 -1965, 1965 - 1975, 1975 - 1986, 1986 2007). Bộ tuyển tập này đã đem đến cho người đọc một cái nhìn bao<br /> quát về các chặng đường trong 60 năm phát triển của truyện ngắn<br /> Việt Nam. Qua đó, có thể hình dung được bước đi, những đổi mới<br /> của thể loại, dấu ấn của lịch sử, thời đại và tư duy nghệ thuật của nhà<br /> văn qua từng giai đoạn lịch sử c thể.<br /> Trong ba mươi năm chiến tranh, truyện ngắn đã hoàn thành<br /> xuất sắc vai trò, sứ mệnh của mình là ph c v kháng chiến với đề tài<br /> chiến tranh, không gian chiến trường và hình tượng là người lính.<br /> Với khối lượng đồ sộ, truyện ngắn giai đoạn này đã cổ vũ tinh thần<br /> nhiều thế hệ vượt qua khó khăn của kháng chiến, lay động lòng<br /> người vươn lên trong niềm tin chiến thắng, thức tỉnh con người về<br /> mặt trái của nó. Năm 1975, đất nước bước sang thời bình, nhưng văn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2