intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

11 Đề thi HK1 môn Sinh 11 cơ bản (2010-2011)

Chia sẻ: Phobienminhemthoi Phobienminhemthoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

403
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo 11 đề thi học kỳ 1 môn Sinh 11 cơ bản (2010-2011) gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp cho các bạn học sinh lớp 11 có thêm tư liệu tham khảo sẽ giúp bạn định hướng kiến thức ôn tập và rèn luyện kỹ năng, tư duy làm bài thi đạt được kết quả cao nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 11 Đề thi HK1 môn Sinh 11 cơ bản (2010-2011)

  1. Sở Giáo dục & Đào tạo Bình định ĐỀ THI HỌC KỲ I - Năm học: 2010 – 2011 Trường THPT Trưng Vương Môn thi: SINH HỌC 11 – CƠ BẢN Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Mã đề: 001 Họ, tên thí sinh:...............................................................Số báo danh:.........................Lớp: ................. I- Trắc nghiệm:(5,0 điểm) Câu 1: Ở người, huyết áp giảm dần trong hệ mạch theo thứ tự: A. Mao mạch  động mạch  tĩnh mạch. B. Động mạch  tĩnh mạch  mao mạch. C. Tĩnh mạch  động mạch  mao mạch. D. Động mạch  mao mạch  tĩnh mạch. Câu 2: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm: A. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh đóng, mở khí khổng. B. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh đóng, mở khí khổng. C. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh đóng, mở khí khổng. D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh đóng, mở khí khổng. Câu 3: Tính chính xác của cảm ứng ở động vật phụ thuộc vào: A. Tác nhân kích thích của môi trường. B. Các giai đoạn sinh trưởng của cơ thể. C. Sự tiến hóa của hệ thần kinh. D. Sự phát triển của cơ thể. Câu 4: Chu trình Canvin cố định CO2 được diễn ra trong các giai đoạn kế tiếp nhau theo trình tự: A. RiDP  APG  AlPG  cố định CO2  đường C6H12O6. B. RiDP  cố định CO2 APG  AlPG đường C6H12O6. C. RiDP  cố định CO2  ATP  NADPH  đường C6H12O6. D. RiDP  APG  cố định CO2  đường C6H12O6. Câu 5: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân: A. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. B.Lực hút của lá C.Lực đẩy của rể. D.Lực liên kết giữa các phân tử nước. Câu 6: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt các mạch máu não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Mạch xơ cứng, máu ứ đọng, đặc biệt các mạch máu não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Mạch xơ cứng, không co bóp được, đặc biệt các mạch máu não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Mạch xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch máu não, huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 7: Một số cây ở rừng ngập mặn, rễ lại hướng đất âm, điều này có thể được giải thích: A. Rễ là cơ quan thải bỏ muối. B. Đây là các rễ phụ giúp chúng hô hấp trong điều kiện đất thiếu O2. C. Do rối loạn hoạt động của hocmon sinh trưởng. D. Đây là các rễ phụ giữ cho cây đứng vững. Câu 8: Vận động hướng động ở thực vật có liên quan đến: A. Sự đóng hay mở của khí khổng. B. Các nhân tố của môi trường sống của cây. C. Sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic. D. Sự tổng hợp và phân giải sắc tố. Câu 9: Vì sao sau khi bón phân, cây khó hấp thụ nước? A. Áp suất thẩm thấu của đất tăng. B. Áp suất thẩm thấu của đất giảm. C. Áp suất thẩm thấu của rễ tăng. D. Áp suất thẩm thấu của rễ giảm. Câu 10: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự : A. C/trình Crep → Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron. B.Chuỗi chuyền êlectron → C/trình Crep → Đường phân. C. Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron → C/trình Crep. D. Đường phân → C/trình Crep → Chuỗi chuyền êlectron. Câu 11: Hạn hán sinh lí là hiện tượng: A. Đất thiếu nước ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí của cây. B. Rế cây thiếu ôxi không hút được nước. C. Nước có nhiều trong đất nhưng cây không sử dụng được cuối cùng bị héo và chết. D. Trời nắng nóng, cây thiếu nước nên tạm ngừng các quá trình trao đổi. Câu 12: Sắc tố quang hợp có nhiệm vụ: A. Tổng hợp chất hữu cơ. B. Hoạt động của các enzim. C. Tiếp nhận CO2 trong chu trình Canvin. D. Hấp thụ năng lượng ánh sáng. Câu 13: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hóa ngoại bào  Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào  Tiêu hóa nội bào. B. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào  Tiêu hóa nội bào  Tiêu hóa ngoại bào. C. Tiêu hóa nội bào  Tiêu hóa ngoại bào  Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hóa nội bào  Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào  Tiêu hóa ngoại bào. Câu 14: Nước và các ion khoáng vào mạch gỗ của rễ theo con đường nào? A. Tế bào sống. B. Con đường gian bào và tế bào chất. C. Vỏ cây. D. Tế bào biểu bì. Câu 15: Cảm ứng của động vật đơn bào khác cảm ứng của động vật đa bào ở đặc điểm: A. Đa bào nhanh và chính xác hơn đơn bào. B. Chậm và chính xác hơn đa bào. C. Đa bào chậm và chính xác hơn đơn bào. D. Nhanh và chính xác hơn đa bào. Câu 16: Sự đóng – mở khí khổng có chung cơ chế với phản ứng: A. Thức – ngủ ở lá các cây họ Đậu. B. Quấn vòng vào giá thể của cây Đậu Hà lan. C.Đóng mở cánh hoa của cây Nghệ tây. D.Cụp lá – xòe lá của cây trinh nữ. Câu 17: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác: A. Phế quản phân nhánh nhiều. B. Có nhiều phế nang. C. Có nhiều ống khí. D. Khí quản dài. Câu 18: Trong trồng trọt, muốn thúc đẩy nở hoa, đánh thức chồi ngủ cần dùng biện pháp: A. Khống chế ở nhiệt độ thấp. B. Khống chế nhiệt độ thấp, ngăn cản tiếp xúc ánh sáng. C. Khống chế không cho hoa, chồi ngủ tiếp xúc ánh sáng. D. Tăng nhiệt độ, ánh sáng, dùng chất kích thích sinh trưởng. Câu 19: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng: A. Nhiệt độ. B. Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. C. Ánh sáng. D. Các ion khoáng. Câu 20: ATP hình thành trong hô hấp chỉ có một số ít khi đường phân, còn phần lớn ATP có mặt ở: Trang 1/2 - Mã đề thi 001
  2. A. Màng ngoài ti thể. B. Giai đoạn chuyển hóa axit pyruvic thành axêtyl Co enzim A. C. Chu trình Crep trong cơ chất ti thể. D. Chuỗi vận chuyển electron ở màng trong ti thể. II- Tự luận:(5,0 điểm) Câu 1( 2,0 điểm): Sắp xếp theo hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn( số ngăn tim, vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể) ở Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú. Vì sao nói tuần hoàn kép có ưu điểm hơn tuần hoàn đơn ? Câu 2( 1,5 điểm): Giải thích tại sao khi đặt chậu cây nằm ngang rễ cây mọc quay xuống đất (xuống phía dưới), ngọn cây lại quay theo hướng ngược lại ? Câu 3( 1,5 điểm): Trình bày cách đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ? ----------- HẾT ---------- ----------------------------------------------- Trang 2/2 - Mã đề thi 001
  3. Sở Giáo dục & Đào tạo Bình định ĐỀ THI HỌC KỲ I - Năm học: 2010 – 2011 Trường THPT Trưng Vương Môn thi: SINH HỌC 11 – NÂNG CAO Mã đề: 001 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh:...............................................................Số báo danh:.........................Lớp: ................. I- Trắc nghiệm( 5,0 điểm): Câu 1: Nhân tố chủ yếu làm cây vận động theo chu kỳ đồng hồ sinh học là: A. Áp suất thẩm thấu của nồng độ dịch bào. B. Ánh sáng và các hoocmôn thực vật (phitôcrôm). C. Sự hút nước và thoát nước của cây . D. Sự thay đổi điện màng thông qua các ion K+ và Na+. Câu 2: Chất nhận CO2 đầu tiên của TV C4 và TV C3 là: A. RiDP và AOA. B. APG và PEP. C. PEP và RiDP. D. PEP và APG. Câu 3: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì? A. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học. B. Làm tăng bề mặt hấp thụ. C. Làm tăng nhu động ruột. D. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học. Câu 4: Để xác định 1 cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện gì là cần thiết cho thí nghiệm? A. Sử dụng 1 cây có nhiều lá. B. Làm thí nghiệm trong buồng tối. C. Sử dụng 1 cây non. D. Dìm cây trong nước. Câu 5: Đặc điểm nào quyết định sự khuếch tán của các ion từ đất vào rễ: A. Sự chênh lệch nồng độ ion. B. Nhu cầu ion của cây. C. Hô hấp của rễ. D. Thoát hơi nước qua lá. Câu 6: Dạng nước có vị trí trong thành phần tế bào, trong gian bào và mạch dẫn đối với cây: A. Nước liên kết. B. Nước trọng lực. C. Nước màng. D. Nước tự do. Câu 7: Sơ đồ phản ứng nào đúng với quá trình khử nitrat ở mô thực vật? A. NO3- → NO2- → NH4+. B. NO2- → NO3- → NH4+. C. NO3- → NH4+ → NO2-. D. NH4+ → NO3- → NO2- . Câu 8: Nước được vận chuyển trong thân theo con đường: A. Dòng đi lên theo mạch gỗ. B. Dòng đi xuống theo mạch rây. C. Dòng đi lên, dòng đi xuống và dòng ngang. D. Dòng đi ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại. Câu 9: Hệ hô hấp ở ngoài có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn nhờ có: A. Phế nang. B. Nhiều mao mạch. C. Khí quản. D. Phế quản. Câu 10: Sự hấp thụ thụ động các ion khoáng theo cách hút bám trao đổi là: A. Hình thức cần có enzim hoạt tải của màng tế bào lông hút. B. Trao đổi ion giữa rễ và đất cần được cung cấp năng lượng. C. Hút bám trên bề mặt keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi rễ tiếp xúc với dung dịch đất. D. Thải ion không cần thiết từ rễ ra môi trường đất và lấy các ion cần thiết từ đất vào rễ. Câu 11: Vào rừng nhiệt đới thường gặp rất nhiều cây leo cuốn quanh cây gỗ lớn, đó là: A. Hướng sáng. B. Hướng trọng lực. C. Hướng tiếp xúc. D. Ứng động không sinh trưởng. Câu 12: Ở nội bì, đai Caspari có vai trò: A. Chặn dòng nước – ion khoáng đi vào trung trụ. B. Làm giảm áp suất thẩm thấu của lông hút. C. Làm tăng áp suất thẩm thấu của lông hút. D. Điều chỉnh dòng nước – ion khoáng đi vào trung trụ. Câu 13: Trong 1 chuyến đi chơi trên 1 vùng ven rừng, em gặp 1 cây có lá màu da cam rất đẹp, em có ý định mang cây này về trồng. Để cây ST và QH tốt nhất, em phải dùng ánh sáng nào trong phòng trồng cây của mình? A. Đỏ, vàng, xanh tím. B. Đỏ, vàng, xanh lục. C. Đỏ, da cam, xanh tím. D. Đỏ, da cam, xanh lục. Câu 14: Trong dạ dày cơ của chim có tìm thấy cả những viên sỏi, điều này được giải thích: A. Chim nuốt các hạt sỏi vào để tăng hiệu quả nghiền hạt B. Sỏi có hình dạng giống các loại hạt, chim ăn nhầm. C. Sỏi là một trong các nguồn bổ sung chất khoáng cho chim D. Dạ dày cơ của chim rất khỏe, có thể nghiền nát cả sỏi. Câu 15: Lượng prôtêin được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn từ: A. VSV sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật. B. Thức ăn thực vật, chứa đựng prôtêin khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật C. Sự thủy phân xenlulôzơ tạo thành. D. Cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo prôtêin cho chúng khi thiếu. Câu 16: Ứng động nào không theo chu kỳ đồng hồ sinh học? A. Ứng động đóng mở khí khổng. B. Ứng động nở hoa. C.Ứng động thức ngủ của lá. D.Ứng động quấn vòng. Câu 17: Tính chính xác của cảm ứng ở động vật phụ thuộc vào: A. Sự phát triển của cơ thể. B. Sự tiến hóa của hệ thần kinh. C. Tác nhân kích thích của môi trường. D. Các giai đoạn sinh trưởng của cơ thể. Câu 18: Khái niệm nào sau đây đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp là tỉ lệ số phân tử CO2 và số phân tử O2 ? A. Thể hiện cường độ hô hấp. B. Thể hiện biện pháp bảo quản nguyên liệu hô hấp. C. Đánh giá hoạt động của các enzim hô hấp. D. Cho biết nguyên liệu hô hấp thuộc loại chất nào. Câu 19: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng? A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng. B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng. C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở. D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở. Câu 20: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là: A. Miệng, dạ dày, ruột non. B. Dạ dày, ruột non, ruột già. C. Miệng, thực quản, dạ dày D. Thực quản, dạ dày, ruột non. Mã đề thi 001
  4. II- Tự luận( 5,0 điểm): Câu 1(2,0 điểm): Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào? Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa? Câu 2(2,0 điểm): Giải thích vai trò của Auxin trong hiện tượng hướng sáng và hướng đất của thực vật? Biện pháp ngắt ngọn thân chính ở cây trồng có liên quan gì đến vai trò của Auxin? Câu 3(1,0 điểm): Trình bày phương pháp chiết rút sắc tố từ lá. Tại sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ? Mã đề thi 001
  5. SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2009 – 2010 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG MÔN SINH 11 NÂNG CAO Mã đề thi 736 Thời gian làm bài: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Điểm bù CO2 là thời điểm nồng độ CO2 để cường độ quang hợp: A. lớn hơn cường độ hô hấp. B. Bằng không. C. Bằng hơn cường độ hô hấp. D. Thấp cường độ hô hấp. Câu 2: Đặc điểm hoạt động cuả khí khổng ở thực vật CAM là: A.đóng vào ban đêm và mở ra vào ban ngày. B.Chỉ đóng vào giữa trưa. C. đóng vào ban ngày và mở ra vào ban đêm D. Chỉ mở ra khi hoàng hôn. Câu 3: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: A. lực liên kết giữa các phân tử nước B. lực hút của lá. . C. lực đẩy của rễ. D. lực bám phân tử nước với thành mạch dẫn. Câu 4: Để xác định một cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện nào là cần thiết cho thí nghiệm: A. Sử dụng một cây có nhiều lá. B. Sử dụng một cây non. C. Dìm cây trong nước. D. Làm thí nghiệm trong buồng tối. Câu 5: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp gluco là: A. RiDP. B. AM. C. APG. D. AlPG. Câu 6: Hệ thần kinh tiến hóa nhất ở động vật không xương sống là: A. Dạng thần kinh hạch B. Dạng thần kinh lưới. C. Dạng thần kinh ống. D. Dạng thần kinh chuỗi. Câu 7: Ý nào không phải là sự sai khác về hoạt động của cơ tim so với của cơ vân? A. hoạt động theo quy luật” tất cả hoặc không có gì”. B. hoạt động tự động. C. hoạt động cần năng lượng. D. hoạt động theo chu kì. Câu 8: Điều nào nhận xét về tính hướng động ở thực vật là không đúng? A. Luôn có ý nghĩa thích nghi. B. Chỉ xảy ra khi kích thích tác động từ 1 phía. C. Do ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng. D.Luôn hướng tới nguồn kích thích. Câu 9: Axit abxixic ( AAB ) tăng lên là nguyên nhân gây ra: A. Việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng. B. Việc mở khí khổng khi cây ở ngoài sáng. C. Việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối. D. Việc mở khí khổng khi cây ở trong tối. Câu 10: Hiện tượng thuộc về tính hướng động là: A. lá cây phượng xòe khi mặt trời lên. B. rễ cây mọc tránh nơi tập trung nhiều chất độc. C. Cây nắp ấm đóng nắp khi có côn trùng đậu vào. D. Bón nhiều phân đạm cây mọc vống. .Câu 11: Vì sao máu ở mao mạch chảy chậm hơn ở động mạch? A. Vì áp lực co bóp của tim giảm. B. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn. C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn. D. Vì mao mạch thường ở xa tim. Câu 12: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn? A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng hơn. B. Máu giàu oxy được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn. C. Tốc độ máu chảy nhanh hơn, màu đi được xa hơn. D. Máu đến các cơ quan nhanh nên làm tăng hiệu quả trao đổi khí và trao đổi chất Câu 13: Côn trùng có hình thức hô hấp: A. Bằng mang. B. Bằng hệ thống ống khí. C. Bằng phổi. D. Qua bề mặt cơ thể. Câu 14: Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là:
  6. A. độ ẩm đất và không khí. B. nhiệt độ. C. ánh sáng. D. dinh dưỡng khoáng. Câu 15: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. AlPG. B. AM. C. APG. D. AOA. Câu 16: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa người có tiêu hóa cơ học và hóa học: A. ở miệng. B. ở ruột già. C. ở ruột non. D. ở dạ dày. Câu 17: Pha tối xảy ra ở cấu trúc nào của lục lạp? A. Stroma. B. Grana. C.Màng lục lạp. D. Tilacoit. Câu 18: Ti thể và lục lạp đều: A. lấy electron từ nước. B. Khử NAD+ thành NADH. C. tổng hợp ATP. D. giải phóng oxy. Câu 19: Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ diễn ra trong chu trình Canvin? A. C3. B. C4. C. CAM. D. C4 và CAM. Câu 20: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng: A. rỉ nhựa. B. Ứ giọt. C. rỉ nhựa và ứ giọt D. thoát hơi nước và rỉ nhựa. II/ TỰ LUẬN: Câu 1: a) Tại sao nói: tuần hoàn kép có nhiều ưu điểm hơn so với tuần hoàn đơn? b) Em phãy phân tích để thấy rằng: ở chim có hiệu quả trao đổi khí cao nhất? Câu 2: Trình bày thí nghiệm tách các nhóm sắc tố từ lá bằng phương pháp hóa học.
  7. SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG Môn thi: SINH HỌC 11(Cơ bản ) Mã đề thi 485 Thời gian làm bài:45 phút; I-Trắc nghiệm :(5đ) Câu 1: Tế bào sinh tinh tết ra chất nào? A. Inhibin. B. Testôstêron. C. GnRH D. FSH. Câu 2: Vào thời kỳ dậy thì, trẻ em có những thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí do cơ thể tiết ra nhiều hocmon: A. Ơstrogen(nữ) và Testosteron(nam). B. Ơstrogen(nam) và Testosteron(nữ). C. Tiroxin. D. Sinh trưởng. Câu 3:Cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì: A. Dễ nhân giống nhanh và nhiều. B. Dễ trồng và ít công chăm sóc. C. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch,biết trước đặc tính của quả. D. Tránh sâu bệnh gây hại. Câu 4: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì: A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép. B. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá. C. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây. D. Để tập trung nước nuôi các cành ghép Câu 5: Cơ sở thần kinh của tập tính là: A. Phản ứng. B. Phản xạ. C. Cung phản xạ. D. Trung ương thần kinh. Câu 6: Ở giai đoạn trẻ em, nếu tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hocmon sinh trưởng sẽ: A. Trở thành người khổng lồ. B. ST- PT bình thường. C. Trở thành người bé nhỏ. D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn. Câu 7: Khi lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin, sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại: A. Bao miêlin. B. Eo Ranvie C. Thân tế bào thần kinh. D. Nhân tế bào. Câu 8: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái: A. Châu chấu, ếch, muỗi B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. C. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. D. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. Câu 9:Sáo, vẹt, nhồng nói được tiếng người, thuộc loại tập tính: A. Bản năng. B. Bẩm sinh. C. Học được. D. Vừa bản năng vừa học được. Câu 10: Câu có nội dung nào sau đây là không đúng : A. Các tập tính bẩm sinh phức tạp gọi là bản năng B. Phần lớn các tập tính ở động vật bậc thấp là tập tính bẩm sinh . C. Số lượng các tập tính học được tỷ lệ thuận với sự tiến hóa của hệ thần kinh . D. Tập tính học được không chịu ảnh hưởng của di truyền Câu 11:Mô phân sinh là nhóm các tế bào: A. Chưa phân hóa và duy trì được khả năng phân chia nguyên phân. B. Đã phân hóa và có khả năng phân chia nguyên phân. C. Đã phân hóa và có khả năng phân chia giảm phân. D. Chưa phân hóa và duy trì được khả năng phân chia giảm phân. Câu 12: Trẻ em bị còi xương thường được bác sỹ khuyên dùng Vitamin D vì chất này: A. Tham gia quá trình hấp thụ Canxi. B. Có tác dụng tương tự Canxi. C. Tham gia vào thành phần cấu tạo của xương. D. Là thành phần cấu tạo tủy xương. Câu 13: Tốc độ lan truyền điện thế hoạt động trên sợi TK có bao miêlin so với sợi TK không có bao miêlin là: Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  8. A. Chậm hơn. B. Như nhau. C. Bằng một nửa. D. Nhanh hơn. Câu 14: Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào? A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân B. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân. C. 2 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân D. 2 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân Câu 15:Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật? A. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. B. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền C. Là hình thức sinh sản phổ biến. D. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi. Câu 16: Thông tin được truyền qua xinap nhờ: A. Sự di chuyển ion Ca2+ từ ngoài vào trong chùy xinap. B. Xung thần kinh lan đến xinap. C. Chất trung gian hóa học. D. Sự di chuyển ion Na+ từ khe xinap vào trong tế bào  xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Câu 17:Một con thỏ ăn phải lá cây độc và bị “Say” ,từ đó về sau nó không bao giờ ăn loại lá cây này nữa .Đây là kiểu học tập : A. Học khôn B. Hóa đáp ứng (kiểu paplop) C. Hóa hành động (kiểu skin nơ ) D. Học ngầm Câu 18: Hình thức sinh sản vô tính nào có ở các loài ong, kiến, rệp,…..? A. Nảy chồi. B. Phân đôi. C. Trinh sinh D. Phân mảnh. Câu 19: Ý nào không đúng khi nói về hạt? A. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi. C. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành. D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ. Câu 20: Sinh sản vô tính là: A. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. C. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. D. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. II-Tự luận : (5 đ) Câu 1 : (1đ) Trình bày cơ chế hình thành điện thế hoạt động Câu 2(2,5 đ) a)Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật b)Giải thích tại sao trong khẩu phần ăn của người (đặc biệt là ở trẻ em ) phải cung cấp đủ lượng iot cần thiết Câu 3(1,5đ) a)Trình bày cách ghép cành b)Nêu lợi ích của việc ghép cành trong sản xuất nông nghiệp . ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG Môn thi: SINH HỌC 11(Cơ bản ) Thời gian làm bài:45 phút; I-TRẮC NGHIỆM (0,25 X 20 = 5đ ) Mã đề: 132 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  9. D Mã đề: 209 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D Mã đề: 357 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D Mã đề: 485 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D II- TỰ LUẬN (5đ) Câu Đáp án Điểm Câu 1 : Cơ chế hình thành điện thế hoạt động : 1đ (1 đ) Khi nơ ron bị kích thích Tính thấm của màng với các ion thay đổi gây Mất phân cực (Na+ từ ngoài vào TB) - Đảo cực (Na+ tiếp tục vào dư thừa ) -Tái phân cực ( khi K+ từ trong TB ra ngoài ) Câu 2: a)Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật (2,5 đ) Điểm phân biệt Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp Khái niệm Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc Sinh trưởng theo chiều cao )của thân rễ ngang (Chu vi)của thân rễ 1,5 Nguyên nhân –cơ Do hoạt động của mô phân sinh Do hoạt động của mô phân chế đỉnh sinh bên Đối tượng Cây 1 lá mầm và 2 lá mầm Cây 2 lá mầm b)Giải thích : Trong khẩu phần ăn của người (đặc biệt là ở trẻ em ) phải cung cấp đủ lượng iot cần thiết Vì : -iốt là 1 trong 2 thành phần cấu tạo nên Tiroxin Thiếu I Thiếu Tiroxin +Thiếu Tiroxin : Giảm quá trình chuyển hóa giảm sinh nhiệt Người chịu lạnh kém 1đ +Thiếu Tiroxin :Giảm quá trình lớn lên và phân chia bình thường của tế bào Trẻ em chậm lớn ,ngừng lớn não ít nếp nhăn Số lượng tế bào não giảm Trí tuệ thấp . Câu 3; a) Cách ghép cành (ghép nối ) (1,5 đ) -Dùng dao sắc cắt vát ,gọn và sạch gốc ghép và cành ghép (có cùng đường kính ) 1đ -Cắt bỏ tất cả các lá trên cành ghép ,loại bỏ 1/3 số lá trên gốc ghép -Buộc thật chặt cành ghép với gốc ghép (= dải nilon mảnh và dai) b) lợi ích của việc ghép cành trong sản xuất nông nghiệp : +Nhân nhanh giống +Tận dụng được đặc tính tốt của gốc ghép và cành ghép Đem lại lợi ích kinh tế cao . 0,5 đ Trang 3/3 - Mã đề thi 132
  10. SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2009 – 2010 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG MÔN SINH 11 NÂNG CAO Mã đề thi 462 Thời gian làm bài: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ diễn ra trong chu trình Canvin? A. C4. B. CAM. C. C3. D. C4 và CAM. Câu 2: Để xác định một cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện nào là cần thiết cho thí nghiệm: A. Làm thí nghiệm trong buồng tối. B. Sử dụng một cây có nhiều lá. C. Dìm cây trong nước. D. Sử dụng một cây non. Câu 3: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp gluco là: A. RiDP. B. AM. C. APG. D. AlPG. Câu 4: Điểm bù CO2 là thời điểm nồng độ CO2 để cường độ quang hợp: A. Bằng cường độ hô hấp. B. Bằng không. C. Thấp hơn cường độ hô hấp. D. lớn hơn cường độ hô hấp. Câu 5: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn? A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng hơn. B. Máu giàu oxy được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn. C. Tốc độ máu chảy nhanh hơn, màu đi được xa hơn. D. Máu đến các cơ quan nhanh nên làm tăng hiệu quả trao đổi khí và trao đổi chất Câu 6: Côn trùng có hình thức hô hấp: A. Bằng mang. B. Bằng hệ thống ống khí. C. Bằng phổi. D. Qua bề mặt cơ thể Câu 7: Vì sao máu ở mao mạch chảy chậm hơn ở động mạch? A. Vì áp lực co bóp của tim giảm. B. Vì mao mạch thường ở xa tim. C. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn D. Vì số lượng mao mạch lớn hơn. Câu 8: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: A. lực đẩy của rễ. B. lực liên kết giữa các phân tử nước. C. lực hút của lá. D. lực bám phân tử nước với thành mạch dẫn. Câu 9: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. AlPG. B. APG. C. AOA. D. AM. Câu 10: Pha tối xảy ra ở cấu trúc nào của lục lạp? A. Tilacoit. B. Stroma. C.Màng lục lạp. D. Grana. Câu 11: Axit abxixic ( AAB ) tăng lên là nguyên nhân gây ra: A. Việc mở khí khổng khi cây ở ngoài sáng. B. Việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối. C. Việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng. D. Việc mở khí khổng khi cây ở trong tối. Câu 12: Hệ thần kinh tiến hóa nhất ở động vật không xương sống là: A. Dạng thần kinh lưới. B. Dạng thần kinh chuỗi. C. Dạng thần kinh ống. D. Dạng thần kinh hạch. Câu 13: Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là: A. độ ẩm đất và không khí. B. dinh dưỡng khoáng. C. nhiệt độ. D. ánh sáng. Câu 14: Đặc điểm hoạt động cuả khí khổng ở thực vật CAM là: A.đóng vào ban đêm và mở ra vào ban ngày. B.Chỉ đóng vào giữa trưa. C. đóng vào ban ngày và mở ra vào ban đêm. D.Chỉ mở ra khi hoàng hôn. Câu 15: Ý nào không phải là sự sai khác về hoạt động của cơ tim so với của cơ vân? A. hoạt động theo quy luật” tất cả hoặc không có gì”. B. hoạt động tự động. C. hoạt động theo chu kì. D. hoạt động cần năng lượng.
  11. Câu 16: Điều nào nhận xét về tính hướng động ở thực vật là không đúng? A. Luôn có ý nghĩa thích nghi. B. Chỉ xảy ra khi kích thích tác động từ 1 phía. C. Do ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng. D. Luôn hướng tới nguồn kích thích. Câu 17: Hiện tượng thuộc về tính hướng động là: A. lá cây phượng xòe khi mặt trời lên. B. rễ cây mọc tránh nơi tập trung nhiều chất độc. C. Cây nắp ấm đóng nắp khi có côn trùng đậu vào. D. Bón nhiều phân đạm cây mọc vống. Câu 18: Ti thể và lục lạp đều: A. tổng hợp ATP B. lấy electron từ nước. C. Khử NAD+ thành NADH. D. giải phóng oxy. Câu 19: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng: A. rỉ nhựa và ứ giọt. B. rỉ nhựa C.Ứ giọt D. thoát hơi nước và rỉ nhựa. Câu 20: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa người có tiêu hóa cơ học và hóa học: A. ở miệng. B. Ở dạ dày. C. ở ruột già D. ruột non. II/ TỰ LUẬN: Câu 1: a) Tại sao nói: tuần hoàn kép có nhiều ưu điểm hơn so với tuần hoàn đơn? b) Em phãy phân tích để thấy rằng: ở chim có hiệu quả trao đổi khí cao nhất? Câu 2: Trình bày thí nghiệm tách các nhóm sắc tố từ lá bằng phương pháp hóa học.
  12. SỞ GIÁO DỤC–ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2009 – 2010 TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG MÔN SINH 11 NÂNG CAO Mã đề thi 204 Thời gian làm bài: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. AlPG. B. AOA. C. APG. D. AM. Câu 2: Điểm bù CO2 là thời điểm nồng độ CO2 để cường độ quang hợp: A. lớn hơn cường độ hô hấp. B. Bằng không. C. Thấp hơn cường độ hô hấp. D. Bằng cường độ hô hấp. Câu 3: Côn trùng có hình thức hô hấp: A. Bằng hệ thống ống khí. B. Bằng mang. C. Bằng phổi. D. Qua bề mặt cơ thể Câu 4: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp gluco là: A. RiDP. B. AM. C. AlPG. D. APG. Câu 5: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: A. lực hút của lá. B. lực liên kết giữa các phân tử nước. C. lực đẩy của rễ. D. lực bám phân tử nước với thành mạch dẫn. Câu 6: Để xác định một cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện nào là cần thiết cho thí nghiệm: A. Sử dụng một cây có nhiều lá. B. Làm thí nghiệm trong buồng tối. C. Dìm cây trong nước. D. Sử dụng một cây non. Câu 7: Axit abxixic ( AAB ) tăng lên là nguyên nhân gây ra: A. Việc mở khí khổng khi cây ở ngoài sáng. B. Việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng. C. Việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối. D. Việc mở khí khổng khi cây ở trong tối. Câu 8: Đặc điểm hoạt động cuả khí khổng ở thực vật CAM là: A.đóng vào ban đêm và mở ra vào ban ngày. B.Chỉ đóng vào giữa trưa. C. Chỉ mở ra khi hoàng hôn. D. đóng vào ban ngày và mở ra vào ban đêm. Câu 9: Vì sao máu ở mao mạch chảy chậm hơn ở động mạch? A. Vì áp lực co bóp của tim giảm. B. Vì mao mạch thường ở xa tim. C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn. D. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn. Câu 10: Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ diễn ra trong chu trình Canvin? A. C4. B. C3. C. CAM. D. C4 và CAM. Câu 11: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn? A. Tốc độ máu chảy nhanh hơn, màu đi được xa hơn. B. Máu giàu oxy được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn. C. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng hơn. D.Máu đến các cơ quan nhanh nên làm tăng hiệu quả trao đổi khí và trao đổi chất Câu 12: Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là: A. độ ẩm đất và không khí. B. ánh sáng. C. nhiệt độ. D. dinh dưỡng khoáng. Câu 13: Ý nào không phải là sự sai khác về hoạt động của cơ tim so với của cơ vân? A. hoạt động theo quy luật” tất cả hoặc không có gì”. B. hoạt động tự động. C. hoạt động theo chu kì. D. hoạt động cần năng lượng.
  13. Câu 14: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa người có tiêu hóa cơ học và hóa học: A. ruột già. B. Ở dạ dày. C. ở ruột non. D. ở miệng. Câu 15: Ti thể và lục lạp đều: A. lấy electron từ nước. B. giải phóng oxy. C. Khử NAD+ thành NADH. D. tổng hợp ATP. Câu 16: Điều nào nhận xét về tính hướng động ở thực vật là không đúng? A. Luôn có ý nghĩa thích nghi. B. Chỉ xảy ra khi kích thích tác động từ 1 phía. C. Luôn hướng tới nguồn kích thích. D. Do ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng. Câu 17: Hệ thần kinh tiến hóa nhất ở động vật không xương sống là: A. Dạng thần kinh hạch. B. Dạng thần kinh lưới. C. Dạng thần kinh ống. D. Dạng thần kinh chuỗi. Câu 18: Hiện tượng thuộc về tính hướng động là: A. rễ cây mọc tránh nơi tập trung nhiều chất độc. B. lá cây phượng xòe khi mặt trời lên. C. Cây nắp ấm đóng nắp khi có côn trùng đậu vào. D. Bón nhiều phân đạm cây mọc vống. Câu 19: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng: A. rỉ nhựa. B. rỉ nhựa và ứ giọt C.Ứ giọt D. thoát hơi nước và rỉ nhựa. Câu 20: Pha tối xảy ra ở cấu trúc nào của lục lạp? A. Tilacoit. B. Grana. C.Màng lục lạp. D. Stroma. II/ TỰ LUẬN: Câu 1: a) Tại sao nói: tuần hoàn kép có nhiều ưu điểm hơn so với tuần hoàn đơn? b) Em phãy phân tích để thấy rằng: ở chim có hiệu quả trao đổi khí cao nhất? Câu 2: Trình bày thí nghiệm tách các nhóm sắc tố từ lá bằng phương pháp hóa học.
  14. Họ, tên :................................................. ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM Lớp:...... đề thi 132 Môn : Sinh 11 CB Năm học: 10-11 Thời gian làm bài: 45 phút; (20 câu trắc nghiệm) A. TRẮC NGHIỆM: 5 ĐIỂM (CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG VÀ TÔ KÍN VÀO DIỆN TÍCH VÒNG TRONG PHIẾU TRẢ LỜI) Câu 1: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: A. / Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. B. / Lực đẩy của rể. C. / Lực hút của lá D. / Lực liên kết giữa các phân tử nước. Câu 2: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật khác trên cạn: A. / Phế quản phân nhánh nhiều. B. / Khí quản dài C./ Có nhiều phế nang. . D./ Phổi có thêm nhiều ống khí. Câu 3: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở: A. / Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm. B. /Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh. C. / Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. D. / Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao. Câu 4: Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình: A. / Tổng hợp prôtêin. B. / Tổng hợp lipit. C. / Tổng hợp ADN. D. / Tổng hợp cacbôhiđrat. Câu 5: Trong thực tế, muốn thúc đẩy nở hoa, đánh thức chồi ngủ cần dùng biện pháp: A. / Khống chế ở nhiệt độ thấp và ngăn cản tiếp xúc với ánh sáng. B. / Biện pháp tăng nhiệt độ, ánh sáng, dùng chất kích thích sinh trưởng C. / Khống chế nhiệt độ thấp là đủ. D. /Khống chế không cho hoa, chồi ngủ tiếp xúc với ánh sáng Câu 6: Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát lưỡng cư? A. / Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn. B. / Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn. C. / Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn. D. / Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn. Câu 7: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước? A. / Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. B. / Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. C. / Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. D. / Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. Câu 8: Nếu không có sự ô nhiễm do người gây ra, nồng độ khí CO2 trong khí quyển giữ một tỉ lệ ổn định, bởi vì: A. /Trong q.hợp khí CO2 được hấp thụ, cồn O2 được thải ra B. / Trong q. tự dưỡng hiệu suất q.hợp gần như tương đương với hiệu suất của hô hấp ở cây xanh C. / TV q.hợp diễn ra ban ngày, hô hấp diễn ra ban đêm. D. / H.động q.hợp có sự trao đổi khí CO2 và O2 tương đương với sự TĐK của các SV khác Câu 9: Ở ĐV có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá : A. / Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. B. / Tiêu hoá nội bào. C. / Tiêu hóa ngoại bào. D. / Tiêu hóa nội bào và ngoại bào Câu 10: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng khác với con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin): A./Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B./Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C./Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D./ Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Câu 11: Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là: A. / Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm. B. / Đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày. C. / Chỉ đóng vào giữa trưa. D. / Chỉ mở ra khi hoàng hôn. Câu 12: Bộ phận của não đóng vai trò trong điều khiển các hoạt động của cơ thể là: A. / Não giữa B. / Bán cầu đại não C. / Tiểu não và hành não D. / Não trung gian Câu 13: Vai trò của Nitơ đối với TV là: A. / Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. B. / Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. C. / Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. D. / Thành phần của prôtêin và axít nuclêic. Câu 14: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào? A./ Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Mạng Puôc – kin → Bó his → Các tâm nhĩ, tâm thất co. B./Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co. C. / Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co. D. Nút nhĩ thất → Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co. Câu 15: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là: A. / Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat). B. / Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP → cố định CO2. C. / Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2. D. / Cố định CO2→ tái sinh RiDP  khử APG thành ALPG. Câu 16: Tính chính xác của cảm ứng phụ thuộc vào: A. / Sự tiến hóa của hệ thần kinh B. / Các giai đoạn sinh trưởng của cơ thể C. / Sự phát triển của cơ thể. D. / Tác nhân kích thích của môi trường Câu 17: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch? A. / Vì mao mạch thường ở xa tim. B. / Vì áp lực co bóp của tim giảm. C. / Vì số lượng mao mạch lớn hơn. D. / Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn. Trang 1/1 - Mã đề thi 132
  15. Câu 18: Các g.đoạn của h.hấp tế bào diễn ra theo trật tự : A. / Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep. B. / Chu trình crep → Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp. C. / Chuỗi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân. D. / Đường phân → Chu trình crep → Chuỗi chuyền êlectron hô hấp. Câu 19: Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá : A. / Tiêu hoá nội bào. B. / Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. C. / Tiêu hóa ngoại bào. D. / Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào. Câu 20: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là: A. / Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ. B. / Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. C. / Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. D. / Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. B. TỰ LUẬN: 5 ĐIỂM Câu 1: Trình bày cách đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ? Câu 2: Phân biệt hô hấp hiếu khí và lên men? Câu 3: Dựa vào hình bên, hãy trả lời các câu hỏi sau: Cung phản xạ gồm những bộ phận nào? Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao? ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi 132
  16. Sở Giáo dục & Đào tạo Bình định ĐỀ THI HỌC KỲ I - Năm học: 2010 – 2011 Trường THPT Trưng Vương Môn thi: SINH HỌC 11 – NÂNG CAO Mã đề: 003 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh:...............................................................Số báo danh:.........................Lớp: ................. I- Trắc nghiệm( 5,0 điểm): Câu 1: Tính chính xác của cảm ứng ở động vật phụ thuộc vào: A. Sự phát triển của cơ thể. B. Sự tiến hóa của hệ thần kinh. C. Tác nhân kích thích của môi trường. D. Các giai đoạn sinh trưởng của cơ thể. Câu 2: Nước được vận chuyển trong thân theo con đường: A. Dòng đi xuống theo mạch rây. B. Dòng đi ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại. C. Dòng đi lên theo mạch gỗ. D. Dòng đi lên, dòng đi xuống và dòng ngang. Câu 3: Dạng nước có vị trí trong thành phần tế bào, trong gian bào và mạch dẫn đối với cây: A. Nước liên kết. B. Nước tự do. C. Nước màng. D. Nước trọng lực. Câu 4: Trong dạ dày cơ của chim có tìm thấy cả những viên sỏi, điều này được giải thích: A. Chim nuốt các hạt sỏi vào để tăng hiệu quả nghiền hạt B. Sỏi có hình dạng giống các loại hạt, chim ăn nhầm. C. Sỏi là một trong các nguồn bổ sung chất khoáng cho chim D. Dạ dày cơ của chim rất khỏe, có thể nghiền nát cả sỏi. Câu 5: Lượng prôtêin được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn từ: A. Sự thủy phân xenlulôzơ tạo thành. B. VSV sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật. C. Thức ăn thực vật, chứa đựng prôtêin khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật D. Cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo prôtêin cho chúng khi thiếu Câu 6: Để xác định 1 cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện gì là cần thiết cho thí nghiệm? A. Sử dụng 1 cây có nhiều lá. B. Sử dụng 1 cây non. C. Dìm cây trong nước. D. Làm thí nghiệm trong buồng tối. Câu 7: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì? A. Làm tăng nhu động ruột. B. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học. C. Làm tăng bề mặt hấp thụ. D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học. Câu 8: Trong 1 chuyến đi chơi trên 1 vùng ven rừng, em gặp 1 cây có lá màu da cam rất đẹp, em có ý định mang cây này về trồng. Để cây ST và QH tốt nhất, em phải dùng ánh sáng nào trong phòng trồng cây của mình? A. Đỏ, vàng, xanh lục . B. Đỏ, da cam, xanh tím. C. Đỏ, vàng, xanh tím. D. Đỏ, da cam, xanh lục. Câu 9: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là: A. Thực quản, dạ dày, ruột non. B. Dạ dày, ruột non, ruột già. C. Miệng, dạ dày, ruột non. D. Miệng, thực quản, dạ dày Câu 10: Đặc điểm nào quyết định sự khuếch tán của các ion từ đất vào rễ: A. Thoát hơi nước qua lá. B. Nhu cầu ion của cây. C. Sự chênh lệch nồng độ ion. D. Hô hấp của rễ. Câu 11: Sơ đồ phản ứng nào đúng với quá trình khử nitrat ở mô thực vật? A. NH4+ → NO3- → NO2- . B. NO3- → NO2- → NH4+. C. NO3- → NH4+ → NO2-. D. NO2- → NO3- → NH4+. Câu 12: Vào rừng nhiệt đới thường gặp rất nhiều cây leo cuốn quanh cây gỗ lớn, đó là: A. Hướng trọng lực. B. Ứng động không sinh trưởng. C. Hướng tiếp xúc. D. Hướng sáng. Câu 13: Sự hấp thụ thụ động các ion khoáng theo cách hút bám trao đổi là: A. Hình thức cần có enzim hoạt tải của màng tế bào lông hút. B. Trao đổi ion giữa rễ và đất cần được cung cấp năng lượng. C. Thải ion không cần thiết từ rễ ra môi trường đất và lấy các ion cần thiết từ đất vào rễ. D. Hút bám trên bề mặt keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi rễ tiếp xúc với dung dịch đất. Câu 14: Hệ hô hấp ở ngoài có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn nhờ có: A. Khí quản. B. Nhiều mao mạch. C. Phế nang. D. Phế quản. Câu 15: Nhân tố chủ yếu làm cây vận động theo chu kỳ đồng hồ sinh học là: A. Ánh sáng và các hoocmôn thực vật (phitôcrôm). B. Áp suất thẩm thấu của nồng độ dịch bào. C. Sự hút nước và thoát nước của cây . D. Sự thay đổi điện màng thông qua các ion K+ và Na+. Câu 16: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng? A. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang mở. B. Cửa miệng mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng. C. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang mở. D. Cửa miệng mở ra, thềm miệng nâng cao lên, nắp mang đóng. Câu 17: Ứng động nào không theo chu kỳ đồng hồ sinh học? A. Ứng động nở hoa . B. Ứng động quấn vòng. C. Ứng động thức ngủ của lá. D. Ứng động đóng mở khí khổng. Câu 18: Ở nội bì, đai Caspari có vai trò: A. Làm giảm áp suất thẩm thấu của lông hút. B. Chặn dòng nước – ion khoáng đi vào trung trụ. C. Điều chỉnh dòng nước – ion khoáng đi vào trung trụ. D. Làm tăng áp suất thẩm thấu của lông hút. Câu 19: Chất nhận CO2 đầu tiên của TV C4 và TV C3 là: A. PEP và APG. B. PEP và RiDP. C. APG và PEP. D. RiDP và AOA. Câu 20: Khái niệm nào sau đây đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp là tỉ lệ số phân tử CO2 và số phân tử O2 ? A. Thể hiện cường độ hô hấp. B. Thể hiện biện pháp bảo quản nguyên liệu hô hấp. C. Cho biết nguyên liệu hô hấp thuộc loại chất nào. D. Đánh giá hoạt động của các enzim hô hấp. Mã đề thi 001
  17. II- Tự luận( 5,0 điểm): Câu 1(2,0 điểm): Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào? Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa? Câu 2(2,0 điểm): Giải thích vai trò của Auxin trong hiện tượng hướng sáng và hướng đất của thực vật? Biện pháp ngắt ngọn thân chính ở cây trồng có liên quan gì đến vai trò của Auxin? Câu 3(1,0 điểm): Trình bày phương pháp chiết rút sắc tố từ lá. Tại sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ? Mã đề thi 001
  18. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG QUY NHƠN Môn :SINH HỌC , LỚP 11 –BAN CƠ BẢN ( Thời gian làm bài 45 phút ) I-Trắc nghiệm (5 đ) Mã đề :003 1). Ở sâu bướm,hoocmôn ecđixơn có tác dụng A). Ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm B). Kích thích cơ thể tiết ra juvenin C)Gây lột xác và kích thích sâu thành nhộng và bướm D)Gây lột xác và ức chế sâu thành nhộng và bướm 2). Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là A). Nguyên phân và giảm phân B). Giảm phân và thụ tinh C)Kiểu gen của thế hệ sau không thay đổi trong quá trình sinh sản D)Bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi 3). Trẻ em chậm lớn hoặc ngừng lớn , chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp là do cơ thể không có đủ hoocmôn A). Sinh trưởng B). Ơstrôgen C). Tirôxin D). Testostêron 4). Quang chu kì là hiện tượng sự ra hoa của cây phụ thuộc vào A). Độ dài đêm B). Tuổi của cây C). Độ dài ngày và đêm D). Độ dài ngày 5). Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào, mô thực vật là tính A). Toàn năng B). Phân hoá C). Cảm ứng D). Chuyên hoá 6). Phát triển qua biến thái hoàn toàn có đặc điểm A). Không qua lột xác B). Con non gần giống con trưởng thành C). Con non khác con trưởng thành D). Phải qua nhiều lần lột xác 7). Loại hooc môn không có tác dụng kích thích sinh trưởng của thực vật A). Etylen B). Xitôkinin C). ghiberelin D). Auxin 8). Loại mô phân sinh chỉ có ở cây Hai lá mầm là A). Mô phân sinh lóng B). Mô phân sinh bên C). Mô phân sinh đỉnh rễ D). Mô phân sinh đỉnh thân 9). Trình tự đúng của sự xuất hiện điện thế động trên nơron là : A). Đảo cực ,khử cực ,tái phân cực B). Khử cực ,đảo cực ,tái phân cực C). Phân cực,khử cực,đảo cực D). Đảo cực, tái phân cực, khử cực 10). Không được xử lý Auxin nhân tạo cho các nông sản làm thực phẩm vì : A). Chúng có thể kích thích sự sinh trưởng ở người gây bệnh khổng lồ B). Chúng rất độc đối với cây mà cây không có enzim phân giải C). Chúng rất độc đối với con người D). Chúng gây ô nhiễm môi trường 11). Vào thời kỳ dậy thì, trẻ em có những thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí do cơ thế tiết ra nhiều hoocmôn A). Ơstrôgen(nam) và testostêrôn(nữ) B). Sinh trưởng C). Tirôxin D). Ơstrôgen(nữ) và testostêrôn(nam) 12)Kết quả sinh trưởng sơ cấp là A). Tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng B). Tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác , gỗ lõi C). Làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh D). Tạo biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp 13). Hiện tượng xuân hoá là mối phụ thuộc của sự ra hoa vào A). Nhiệt độ B). Tuổi cây C). Độ dài ngày D). Quang chu kì 14). Các phương pháp nhân giống vô tính? A). Nuôi cấy tế bào và mô thực vật B). Chiết cành và giâm cành C). Giâm, chiết, ghép và nuôi cây tế bào (mô) D). Ghép chồi và ghép cành 15). Hành động nào sau đây là kết quả của học khôn ? A). Cóc đớp phải con ong thì lập tức nhả ra B). Tinh tinh tuốt lá ở 1 cành cây ,tạo thành cái que ,chọc vào tổ mối để bắt mồi C). Chim sâu không ăn các con sâu có màu sắc sặc sỡ D). Thỏ ăn trúng lá cây bị say ,về sau nó không bao giờ ăn lá cây đó nữa 16). Giai đoạn tái phân cực của điện thế động là do : A)Các ion Na+khuyếch tán từ trong ra ngoài màng .
  19. B) Các ion K+ và Na + đều khuyếch tán từ trong ra ngoài màng C)Các ion K+ khuyếch tán từ trong ra ngoài màng D)Bơm Na-K vận chuyển chúng từ trong ra ngoài màng . 17). Trẻ em bị còi xương thường được bác sỹ khuyên dùng VitaminD vì chất này : A). Tham gia vào thành phần cấu tạo của xương B). có tác dụng tương tự Can xi C). Tham gia vào quá trình hấp thụ canxi D). là thành phần cấu tạo tuỷ xương 18). Quả được hình thành từ : A). Bầu nhị B). Bầu nhuỵ C). Noãn không được thụ tinh D). Noãn đã được thụ tinh 19). Nhược điểm của sinh sản vô tính? A). Tạo ra các cá thể giống nhau và giống mẹ, nên khó phát triển. B). Tạo ra nhiều cá thể con trong một thời gian ngắn, nhưng sức sống kém. C). Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. D). Tạo ra cá thể con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy khi điều kiện sống thay đổi thì có thể bị tuyệt dịêt. 20). Hạt được hình thành từ :A). Bầu nhuỵ B). Hạt phấn C). Noãn đã được thụ tinh D). Bầu nhị II-Tự luận ( 5 đ) Câu 1) So sánh cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và sợi thần kinh có bao miêlin . Câu 2) Hooc môn tirôxin có tác dụng như thế nào đối với sự sinh trưởng và phát triển của người ?Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iốt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn ),chịu lạnh kém ,não ít nếp nhăn ,trí tuệ thấp ? Câu 3) Sinh sản hữu tính ở thực vật ưu việt hơn sinh sản vô tính ở những điểm nào ?
  20. Sở Giáo dục & Đào tạo Bình định ĐỀ THI HỌC KỲ I - Năm học: 2010 – 2011 Trường THPT Trưng Vương Môn thi: SINH HỌC 11 – NÂNG CAO Mã đề: 002 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh:...............................................................Số báo danh:.........................Lớp: ................. I- Trắc nghiệm( 5,0 điểm): Câu 1: Trong dạ dày cơ của chim có tìm thấy cả những viên sỏi, điều này được giải thích: A. Sỏi là một trong các nguồn bổ sung chất khoáng cho chim B. Chim nuốt các hạt sỏi vào để tăng hiệu quả nghiền hạt C. Sỏi có hình dạng giống các loại hạt, chim ăn nhầm. D. Dạ dày cơ của chim rất khỏe, có thể nghiền nát cả sỏi. Câu 2: Ứng động nào không theo chu kỳ đồng hồ sinh học? A. Ứng động nở hoa. B. Ứng động quấn vòng. C. Ứng động đóng mở khí khổng. D. Ứng động thức ngủ của lá. Câu 3: Chất nhận CO2 đầu tiên của TV C4 và TV C3 là: A. RiDP và AOA. B. APG và PEP. C. PEP và RiDP. D. PEP và APG. Câu 4: Hệ hô hấp ở ngoài có diện tích bề mặt trao đổi khí lớn nhờ có: A. Phế nang. B. Khí quản. C. Phế quản. D. Nhiều mao mạch. Câu 5: Khái niệm nào sau đây đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp là tỉ lệ số phân tử CO2 và số phân tử O2 ? A. Đánh giá hoạt động của các enzim hô hấp. B. Cho biết nguyên liệu hô hấp thuộc loại chất nào. C. Thể hiện cường độ hô hấp. D. Thể hiện biện pháp bảo quản nguyên liệu hô hấp. Câu 6: Lượng prôtêin được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn từ: A. Sự thủy phân xenlulôzơ tạo thành. B. Cơ thể động vật ăn thực vật có phản xạ tự tạo prôtêin cho chúng khi thiếu C. Thức ăn thực vật, chứa đựng prôtêin khá cao, đủ cung cấp cho cơ thể động vật D. VSV sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật. Câu 7: Trong 1 chuyến đi chơi trên 1 vùng ven rừng, em gặp 1 cây có lá màu da cam rất đẹp, em có ý định mang cây này về trồng. Để cây ST và QH tốt nhất, em phải dùng ánh sáng nào trong phòng trồng cây của mình? A. Đỏ, vàng, xanh lục . B. Đỏ, da cam, xanh tím. C. Đỏ, vàng, xanh tím. D. Đỏ, da cam, xanh lục. Câu 8: Nước được vận chuyển trong thân theo con đường: A. Dòng đi lên, dòng đi xuống và dòng ngang. B. Dòng đi ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại. C. Dòng đi lên theo mạch gỗ. D. Dòng đi xuống theo mạch rây. Câu 9: Sự hấp thụ thụ động các ion khoáng theo cách hút bám trao đổi là: A. Hút bám trên bề mặt keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi rễ tiếp xúc với dung dịch đất. B. Hình thức cần có enzim hoạt tải của màng tế bào lông hút. C. Trao đổi ion giữa rễ và đất cần được cung cấp năng lượng. D. Thải ion không cần thiết từ rễ ra môi trường đất và lấy các ion cần thiết từ đất vào rễ. Câu 10: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì? A. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học. B. Làm tăng nhu động ruột. C. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học. D. Làm tăng bề mặt hấp thụ. Câu 11: Sơ đồ phản ứng nào đúng với quá trình khử nitrat ở mô thực vật? A. NO2- → NO3- → NH4+. B. NH4+ → NO3- → NO2- . C. NO3- → NO2- → NH4+. D. NO3- → + - NH4 → NO2 . Câu 12: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là: A. Dạ dày, ruột non, ruột già. B. Miệng, dạ dày, ruột non. C. Thực quản, dạ dày, ruột non. D. Miệng, thực quản, dạ dày Câu 13: Đặc điểm nào quyết định sự khuếch tán của các ion từ đất vào rễ: A. Nhu cầu ion của cây. B. Thoát hơi nước qua lá. C. Hô hấp của rễ. D. Sự chênh lệch nồng độ ion. Câu 14: Tính chính xác của cảm ứng ở động vật phụ thuộc vào: A. Các giai đoạn sinh trưởng của cơ thể. B. Tác nhân kích thích của môi trường. C. Sự phát triển của cơ thể. D. Sự tiến hóa của hệ thần kinh. Câu 15: Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2