3 giá trị của Chương trình Thương hiệu Quốc gia
lượt xem 14
download
Thời báo Kinh tế Việt Nam chúc mừng thành công của Chương trình Thương hiệu Quốc gia, chúc mừng 43 doanh nghiệp đã được lựa chọn tham gia chương trình. Nhân sự kiện này, chúng tôi xin giới thiệu bài phát biểu của ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, tại lễ công bố ngày 26/5/2010.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 3 giá trị của Chương trình Thương hiệu Quốc gia
- 3 giá trị của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Ngày 24/5, Bộ Công Thương thông báo đã có 43 doanh nghiệp đã được lựa chọn tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc Gia.
- Thời báo Kinh tế Việt Nam chúc mừng thành công của Chương trình Thương hiệu Quốc gia, chúc mừng 43 doanh nghiệp đã được lựa chọn tham gia chương trình. Nhân sự kiện này, chúng tôi xin giới thiệu bài phát biểu của ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, tại lễ công bố ngày 26/5/2010.
- "Ngày 25/11/2003, Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) phối hợp với các bộ, ngành triển khai Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có tên là “Vietnam Value - Giá trị Việt Nam” được triển khai với nhiệm vụ xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với 3 giá trị “chất lượng”, “đổi mới - sáng tạo” và “năng lực lãnh đạo” với hai nội dung chính bao gồm: 1. Giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, phát triển, bảo vệ thương hiệu. 2. Lựa chọn các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam tham gia chương trình để hỗ trợ và phát triển theo các giá trị của Chương
- trình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam, thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với các giá trị này trên thị trường trong nước, thị trường thế giới tới các đối tượng mục tiêu. Mục đích của chương trình nhằm hướng tới: - Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao. - Nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập.
- - Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. - Xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với 3 giá trị “Chất lượng, Đổi mới - Sáng tạo, Năng lực lãnh đạo”. - Tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. Trong thời gian vừa qua, Hội đồng Thương hiệu Quốc gia gồm thành viên là lãnh đạo các bộ/ngành, các hiệp hội, các trường đại học đã tích cực chỉ đạo Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu
- Quốc gia và các cơ quan liên quan tập trung triển khai các nội dung của Chương trình trong đó có việc lựa chọn các thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia 2 năm 1 lần. Các doanh nghiệp tham gia Chương trình phải cam kết, hướng tới, phấn đấu thực hiện quản lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo 3 giá trị “Chất lượng, Đổi mới - Sáng tạo, Năng lực lãnh đạo”. Trên cơ sở phát huy các giá trị này, doanh nghiệp có tiềm năng sẽ trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành dựa trên việc không ngừng đổi mới, sáng tạo và nâng cao chất lượng sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ).
- Lần lựa chọn thứ nhất vào năm 2008, Chương trình đã lựa chọn được 30 doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đáp ứng được các điều kiện của Chương trình. Trong thời gian hai năm vừa qua, các thương hiệu này đã đồng hành cùng với Chương trình Thương hiệu Quốc gia và đạt được những thành công đáng khích lệ. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam gặp nhiều thách thức, các doanh nghiệp trên vẫn tăng trưởng và phát triển cả về lợi nhuận và doanh thu, giữ vững thị trường nội địa và phát triển xuất khẩu.
- Ba giá trị của chương trình được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi vào hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nguyên tắc không ngừng đổi mới sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng và tích cực chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu trên thị trường mục tiêu được áp dụng nhất quán và xuyên suốt trong các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia chương trình đều đạt mức tăng trưởng từ 15% trở lên, đặc biệt có doanh nghiệp tăng trưởng đến trên 100% trong thời kỳ này. Tổng doanh thu thị trường của 30 doanh nghiệp năm 2008 là 155.277 tỷ đồng. Có 27/30 doanh nghiệp được lựa chọn đợt 1 năm 2008 tiếp tục được lựa chọn tham gia Chương trình đợt 2 năm 2010.
- Đối với lần lựa chọn lần thứ 2 năm 2010: 1. Có trên 2.000 doanh nghiệp đã trực tiếp đăng ký hoặc được giới thiệu tham gia Chương trình thông qua các bộ/ngành, UBND các địa phương, các sở công thương, hiệp hội,... trong đó có 572 doanh nghiệp nộp đầy đủ 32 loại hồ sơ và tài liệu để Ban chuyên gia tiến hành thẩm tra và đánh giá. 2. Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp đăng ký nói trên thông qua các cơ quan chức năng: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải Quan (Bộ Tài chính), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ Khoa học Công nghệ), Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên
- Môi trường), Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Trung tâm Thông tin Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế). Trong số 572 doanh nghiệp nộp đầy đủ 32 loại hồ sơ, Ban chuyên gia đã chọn được 107 doanh nghiệp đáp ứng tất cả các tiêu chí sàng lọc. 3. Tiếp theo, Chương trình đã phối hợp với Công ty Taylor Neilsen Sofres Việt Nam (TNS Vietnam), Trung tâm Thương hiệu (Đại học Thương mại), Thời báo Kinh tế Việt Nam điều tra nghiên cứu công chúng và người tiêu dùng trên cả nước về mức độ
- nhận biết đối với 107 thương hiệu nói trên và xếp hạng đối với từng thương hiệu. Chương trình cũng đã tổ chức các đoàn chuyên gia thẩm định trực tiếp tại một số doanh nghiệp. 4. Tổng hợp kết quả đánh giá nêu trên, Hội đồng các ban chuyên gia đã trình Hội đồng Thương hiệu Quốc gia phê duyệt, ra quyết định lựa chọn 43 doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm đủ điều kiện tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia năm 2010. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua Chương trình Thương hiệu Quốc gia, Việt Nam sẽ có những thương hiệu sản phẩm có chất lượng tốt, những sản phẩm đổi mới không ngừng và những
- thương hiệu hàng đầu không những ở thị trường trong nước mà còn khẳng định được vị thế trên thị trường toàn cầu. Chúc các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia đạt nhiều thành công và luôn kiên trì theo đuổi các giá trị trị “Chất lượng, Đổi mới - Sáng tạo, Năng lực lãnh đạo” đã đề ra của Chương trình".
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
25 chiêu giúp tăng lòng trung thành của nhân viên
5 p | 167 | 75
-
Bài giảng Quản trị chiêu thị - Chương 10
7 p | 215 | 68
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Chương 3: Lập kế hoạch HR
30 p | 315 | 61
-
Bài giảng Bài 3: Lập kế hoạch PR - Nguyễn Hoàng Sinh
27 p | 323 | 52
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế: Chương 3 - GV. Nguyễn Hùng Phong
24 p | 177 | 33
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh - Chương 3: Phân tích nội bộ doanh nghiệp
30 p | 182 | 18
-
Bài giảng Business marketing - Chương 3: Chức năng mua hàng
18 p | 100 | 12
-
Bài giảng Nghiên cứu marketing: Chương 3 - ThS. Trần Trí Dũng
43 p | 106 | 11
-
Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp: Chương 3 - GV. Trần Bình Định
48 p | 133 | 10
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương 3: Phát triển chiến lược cung ứng giá trị đáp ứng thị trường mục tiêu (Chương trình Sau đại học)
40 p | 42 | 9
-
Bài giảng Chiến lược kinh doanh quốc tế - Chương 3: Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
22 p | 38 | 7
-
Bài giảng Quản trị Marketing: Chương 1 - Đỗ Khắc Xuân Diễm
74 p | 23 | 7
-
Bài giảng Nghiệp vụ nhà hàng: Chương 3 - Thực đơn của nhà hàng
82 p | 28 | 7
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 3 - ThS. Trần Quang Trung
0 p | 136 | 6
-
Bài giảng Định giá và chuyển nhượng thương hiệu - Chương 3: Định giá và thẩm định giá trị thương hiệu (Trường ĐH Thương Mại)
19 p | 41 | 6
-
Bài giảng Thống kê ứng dụng kinh doanh: Chương 3 - ThS. Trần Tuấn Anh
6 p | 88 | 4
-
Bài giảng Quản trị chất lượng ứng dụng trong doanh nghiệp - Chương 3: Quản trị chất lượng các quá trình và hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp
12 p | 25 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn