intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 4 Nội dung, phương pháp công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở

Chia sẻ: Thanh Tung Tung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

325
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vị trí của Chủ tịch công đoàn cơ sở - Là người đứng đầu Ban Chấp hành (BCH) công đoàn cơ sở (CĐCS); - Là người thay mặt BCH CĐCS đại diện cho tập thể người lao động trong quá trình tham gia quản lý và bảo vệ, quyền, lợi ích của công nhân lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 4 Nội dung, phương pháp công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở

  1. Bài 4: Nội dung, phương pháp công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở 14:25' ­ 10/04/2006 I. Vị trí và nhiệm vụ của chủ tịch công đoàn cơ sở 1. Vị trí của Chủ tịch công đoàn cơ sở - Là người đứng đầu Ban Chấp hành (BCH) công đoàn cơ sở (CĐCS); - Là người thay mặt BCH CĐCS đại diện cho tập thể người lao động trong quá trình tham gia quản lý và bảo vệ, quyền, lợi ích của công nhân lao động. 2. Nhiệm vụ của Chủ tịch công đoàn cơ sở - Cùng BCH vận động, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của công đoàn cấp trên đi vào cuộc sống tại cơ sở. - Điều hành công việc hằng ngày: Chuẩn bị nội dung và chủ trì các cuộc họp BCH, Ban Thường vụ giải quyết các vấn đề khi đã có chủ trương của BCH, Ban Thường vụ. - Tổ chức chế độ làm việc của đội ngũ cán bộ công đoàn tại cơ sở. - Thay mặt BCH tham gia ý kiến, bàn bạc phối hợp với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề có liên quan đến hai bên. - Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy (nếu có), của công đoàn cấp trên, quản lý nguồn kinh phí công đoàn. II. Nội dung công tác của chủ tịch CĐCS Nội dung công tác của Chủ tịch CĐCS được hiểu là những đầu việc lớn, những nhiệm vụ cơ bản mà Chủ tịch CĐCS cần quan tâm, Thực tiễn cho thấy những công việc thường xuyên. Chủ tịch CĐCS phải giải quyết rất đa dạng. Nếu là người có trách nhiệm, tâm huyết với công tác thì hầu như không lúc nào thấy hết việc. Bên cạnh những công việc định trước trong chương trình còn có nhiều việc phát sinh ngoài chương trình mà cũng không kém phần quan trọng và phức tạp. Ở đây chỉ đề cập đến một số nội dung công tác cơ bản mà Chủ tịch CĐCS cần lưu ý trong quá trình tổ chức thực hiện và cần vận dụng một cách năng động, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đơn vị. 1. Nắm vững chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật và thực tiễn của cơ quan, đơn vị. - Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, Nghị quyết của công đoàn cấp trên, tình hình sản xuất, công tác của đơn vị, tình hình đoàn viên, CNVC-LĐ trong đơn vị;
  2. - Thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, thực tiễn; - Làm căn cứ thay mặt BCH, đại diện cho tập thể lao động thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham gia giám sát một cách có hiệu quả. 2. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung xây dựng CĐCS vững mạnh - Nắm vững nội dung tiêu chí về nội dung CĐCS vững mạnh của đơn vị; - Thực hiện tốt việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động như: tiền lương, việc làm, điều kiện lao động…; - Tạo môi trường hoạt động để CNVC-LĐ tham gia quản lý: thảo luận xây dựng nội quy, quy chế của đơn vị; tổ chức Đại hội CNVC, xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đối thoại xã hội với người sử dụng lao động. Tổng hợp những kiến nghị của CNVC-LĐ tham gia với người sử dụng lao động; - Thường xuyên quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục CNVC- LĐ về chế độ, chính sách, pháp luật, ý thức thái độ lao động; - Thực hiện tốt việc chăm lo xây dựng tổ chức và nâng cao năng lực trình độ đội ngũ cán bộ CĐCS, không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn cho phù hợp với điều kiện của cơ quan, đơn vị. 3. Xây dựng chương trình công tác của CĐCS. Chương trình công tác của CĐCS là định hướng cho mọi hoạt động của CĐCS để đạt tới những mục tiêu cụ thể. Làm việc theo chương trình, kế hoạch định trước không những thể hiện tính khoa học mà còn có ý nghĩa duy trì hoạt động một cách chủ động, thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Chủ tịch CĐCS phải là người chủ động dự kiến, đề xuất chương trình công tác để Ban Thường vụ, BCH thống nhất, quyết định. Chương trình công tác của CĐCS phải căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội CĐCS, Nghị quyết của Đảng ủy cơ sở (nếu có), của công đoàn cấp trên, tình hình sản xuất, kinh doanh, công tác của đơn vị và điều kiện
  3. thực tiễn của cơ sở. Nội dung chương trình công tác phải xác định rõ mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ cụ thể, biện pháp thực hiện và tiến độ triển khai cho từng lĩnh vực hoạt động. 4. Chỉ đạo và tổ chức hoạt động cho các ủy viên Ban Chấp hành CĐCS, Ban Chấp hành công đoàn Bộ phận, Tổ chức công đoàn - Đối với ủy viên Ban Chấp hành: Chủ tịch CĐCS cần dự kiến phân công mỗi ủy viên Ban Chấp hành phải có kế hoạch thực hiện và để đưa vào kế hoạch và Nghị quyết chung. - Đối với công đoàn bộ phận và Tổ công đoàn: Chủ tịch CĐCS cần thường xuyên giúp đỡ, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch đề ra. - Chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ CĐCS, thường xuyên đúc rút kinh nghiệm qua thực tiễn hoạt động tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày để trao đổi nghiệp vụ hoạt động công đoàn và nâng cao kiến thức hiểu biết chế độ chính sách pháp luật. 5. Sơ kết, tổng kết báo cáo Hoạt động công đoàn ở cơ sở thường có những phong trào hoặc những nội dung chương trình công tác cụ thể đã được BCH thông qua. Sau mỗi hoạt động, mỗi phong trào hoặc sau mỗi kỳ công tác, Chủ tịch CĐCS cần chủ động kiểm điểm, đánh giá lại quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động đó xem xét ưu, nhược điểm, rút ra từ bài học kinh nghiệm. Để làm được việc đó Chủ tịch CĐCS phải kiểm tra, thu nhập thông tin, đánh giá kết quả,, tập hợp báo cáo và tiến hành sơ kết một cách kịp thời. Sau đó báo cáo với công đoàn cấp trên và thông báo với toàn thể đoàn viên biết kết quả những việc đã làm được và những việc cần tiếp tục làm trong thời gian tới. III. Phương pháp công tác của chủ tịch CĐCS 1. Nắm bắt kịp thời và xử lý kịp thời các thông tin - Những nội dung thông tin cần nắm: Tình hình sản xuất kinh doanh, công tác đơn vị; thực hiện các chế độ chính sách pháp luật với CNVC- LĐ, tâm tư nguyện vọng đời sống, sản xuất công tác CNVC-LĐ… - Các nguồn thông tin có thể từ: Các cuộc họp giao ban lãnh đạo, phản ánh từ các cấp công đoàn tổ, bộ phận, tiếp xúc với CNVC-LĐ, dư luận
  4. trong đơn vị, thông tin đại chúng… - Để xử lý các nguồn thông tin, Chủ tịch CĐCS cần có biện pháp phân loại, phân cấp, xác minh độ tin cậy. Sau đó nghiên cứu biện pháp theo từng vấn đề và phân cấp xử lý. Có vấn đề có thể gặp trực tiếp Thủ trưởng đơn vị, đoàn viên (CNVC-LĐ), có vấn đề phải đưa ra Ban Thường vụ, BCH, hoặc báo cáo Đảng ủy, công đoàn cấp trên xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. Sau khi đã giải quyết cần thông báo lại kết quả cho người hoặc nơi cung cấp thông tin yêu cầu xử lý. Vì công việc ở cơ sở nhiều và để đảm bảo tính thời gian của sự việc nên các thông tin cần được xử lý kịp thời mới có tác dụng, hiệu quả cao. 2. Tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo theo chủ đề: Tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo là tạo ra môi trường cho cán bộ đoàn viên hoạt động đảm bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân chịu trách nhiệm, phát huy trí tuệ của tập thể. Từ đó Chủ tịch công đoàn có thêm cơ sở giải quyết những vấn đề mới nảy sinh tại đơn vị; CĐCS có chủ trương công tác đúng đắn đến các vấn đề phức tạp trong đời sống sản xuất và xây dựng tổ chức công đoàn. Các cuộc toạ đàm hội thảo có thể theo các chuyên đề với phạm vi trong Ban Thường vụ, BCH hoặc theo các đơn vị tổ, bộ phận công đoàn. Để các cuộc toạ đàm, hội thảo có kết quả cao, Chủ tịch công đoàn cần có sự chuẩn bị về nội dung yêu cầu, đối tượng, vấn đề cần nghiên cứu trao đổi. Sau hội thảo, toạ đàm có ghi chép tổng hợp hoặc biên bản 3. Xây dựng chương trình công tác riêng Nhằm khắc phục việc hành chính sự vụ thiếu tính khoa học, giúp cho điều phối công việc hợp lý, xác định thời điểm, công việc cần tập trung, nắm được công việc đang tiến hành để chỉ đạo thực hiện theo tiến độ đã đề ra. Ngoài chương trình đã xây dựng bằng văn bản riêng, Chủ tịch công đoàn cần có bảng ghi lịch công tác hàng ngày để nơi dễ nhìn, dễ theo dõi và cho cán bộ công đoàn trong đơn vị cùng biết để phối hợp công
  5. việc. 4. Giải quyết các mối quan hệ.(Quan hệ là một động lực, có tác động đến hiệu quả công tác). Quan hệ với cấp ủy Đảng: Là quan hệ giữa đại diện CNVC, lao động với cơ quan lãnh đạo. - Đảng lãnh đạo bằng Nghị quyết, bằng sự phân công cán bộ và tôn trọng tính độc lập của tổ chức công đoàn. - Chủ tịch CĐCS có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, thường xuyên tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy, tập hợp phản ánh tâm tư nguyện vọng của CNVC-LĐ với Đảng để Đảng đề ra những chủ trương đúng đắn và đảm bảo tính quần chúng. Quan hệ với cơ quan quản lý (Thủ trưởng, giám đốc, người sử dụng lao động): là quan hệ giữa đại diện CNVC, lao động với người quản lý lao động. – Đây là mối quan hệ được thể hiện trên tinh thần tôn trọng, hợp tác cùng thực hiện mục tiêu chung của đơn vị, quyền lợi hợp pháp chính đáng của CNVC-LĐ, quyết định đến thắng lợi sản xuất, công tác. - Công đoàn là người cộng tác đắc lực với người quản lý, sử dụng lao động trong lúc thuận lợi cũng như khó khăn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ công tác, sản xuất kinh doanh, đảm bảo các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động. - Công đoàn tham gia góp ý những việc làm có lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi CNLĐ nên không ngần ngại tham gia góp ý kể cả những việc làm sai trái của của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động cố tình, vi phạm đến lợi ích người lao động, vi phạm chính sách pháp luật…Chủ tịch công đoàn cần thể hiện bản lĩnh vững vàng kiên quyết đấu tranh ngăn chặn. 5. Mối quan hệ với CNVC-LĐ - Là mối quan hệ giữa người lao động và đại diện của họ, Chủ tịch công đoàn với vai trò “thủ lĩnh” nên tác phong, lối sống luôn mật thiết hoà mình với quần chúng lao động, có kế hoạch thăm hỏi, lắng nghe chia sẻ, quan tâm giúp đỡ (trong phạm vi có thể giải quyết được) động viên mọi người trong lao động sản xuất, trong xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng tổ chức công đoàn;
  6. - Là mối quan hệ quyết định đến quá trình hoạt động của tổ chức công đoàn nói chung và nói riêng của Chủ tịch CĐCS. 6. Kiểm tra và tự kiểm tra - Kiểm tra là nguyên tắc khoa học, phổ biến trong cương vị của người lãnh đạo, kiểm tra để xem xét, nhịp độ tiến triển, hiệu quả công việc của từng bộ phận cá nhân trong tổ chức. Kiểm tra theo định kỳ, thường xuyên để phát hiện, bổ sung uốn nắn, rút kinh nghiệm làm việc tốt hơn. - Chủ tịch công đoàn có thể làm việc trực tiếp với cá nhân, bộ phận được giao nhiệm vụ để nghe báo cáo theo từng thời kỳ, từng giai đoạn triển khai và kết quả công tác. Phương châm của công tác kiểm tra là “tự kiểm tra là chính”. Thông qua việc kiểm tra và tự kiểm tra Chủ tịch Công đoàn có thể tự xem xét đến vai trò chỉ đạo của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2