Bài giảng Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
lượt xem 4
download
"Bài giảng Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu" hướng dẫn bạn nguyên tắc và phương pháp kế toán nguồn vốn chủ sở hữu; nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm số vốn do các chủ sở hữu đóng góp hoặc hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu BÀI 9: KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Giới thiệu Bài này sẽ hướng dẫn bạn nguyên tắc và phương pháp kế toán nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm số vốn do các chủ sở hữu đóng góp hoặc hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu là một trong hai loại nguồn vốn chính của doanh nghiệp: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vì thế, kế toán cần theo dõi chi tiết và rành mạch từng loại nguồn vốn, quỹ và đối tượng góp vốn. Mục tiêu Nội dung Đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu, các Các quy định chung về nguồn vốn chủ nhân tố thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của sở hữu. doanh nghiệp. Kế toán nguồn vốn kinh doanh. Phương pháp kế toán nguồn vốn kinh Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản. doanh. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái. Phương pháp kế toán chênh lệch đánh giá Kế toán lợi nhuận sau thuế và phân chia lại tài sản. lợi nhuận sau thuế. Phân chia lợi nhuận sau thuế và phương Kế toán các quỹ doanh nghiệp. pháp kế toán lợi nhuận sau thuế. Kế toán cổ phiếu quỹ. Các quỹ doanh nghiệp và phương pháp kế Kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng toán các quỹ của doanh nghiệp. cơ bản. Cổ phiếu quỹ và phương pháp kế toán cổ Kế toán nguồn hình thành và chỉ tiêu phiếu quỹ. kinh phí. Phương pháp kế toán nguồn vốn đầu tư Kế toán nguồn kinh phí đã hình thành xây dựng cơ bản. tài sản cố định. Thời lượng học 8 tiết ACC301_Bai9_v2.0013107203 207
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống: Đi tìm lời giải cho bài toán vốn Có 1001 cách tạo vốn khác nhau tuỳ thuộc vào kinh nghiệm sống, trí thông minh, sự khôn khéo, nhạy bén và cả sự can đảm của người đứng đầu doanh nghiệp. Konozuke Matshusita là một trong những tỷ phú giàu nhất ở Nhật Bản, người sáng lập ra tập đoàn điện tử mang tên ông. Hồi còn nhỏ, gia đình Matshuhita rất nghèo, lại là con út trong một nhà có 9 người con ở miền Trung Nhật Bản nên ông phải bỏ học lúc 19 tuổi, làm thuê ở một cửa hiệu sửa chữa xe máy kiếm sống. Ông đã tích góp từng xu để nuôi chí làm giàu. Để có tiền làm nhà xưởng, ông đã phải huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau, thậm chí bán cả tư trang của vợ mình. Đến nay, nhà máy của Matshusita phát triển thành một tập đoàn Matshusita với những mặt hàng điện tử nổi tiếng mang nhãn hiệu Panasonic và National. Hiện nay Matshusita sử dụng hơn 190.000 nhân viên, có 200 nhà máy trên khắp thế giới và doanh thu riêng tại Mỹ đã đạt tới gần 60 tỷ USD. Không chỉ với Matshushita, với bất kỳ chủ doanh nghiệp nào, vấn đề vốn luôn là mối bận tâm hàng đầu. Những người sáng lập công ty đã ấn định số vốn của công ty là bao nhiêu, chia ra bao nhiêu phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Khi cổ phần bán đi thì người mua nhận được biên nhận đã trả tiền gọi là cổ phiếu và họ trở thành cổ đông. Sau khi gọi vốn lần đầu, những lần sau, muốn tăng vốn, công ty bán nốt số cổ phiếu hãy còn giữ lại lúc đầu, hay phát hành một đợt cổ phiếu mới… Nguồn: www.bwportal.com.vn Câu hỏi Còn đối với bạn, bạn sẽ làm thế nào để có vốn kinh doanh và kế hoạch gia tăng nguồn vốn này của doanh nghiệp bạn như thế nào? 208 ACC301_Bai9_v2.0013107203
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 9.1. Các quy định chung về nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tổng tài sản với tổng nợ phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: o Nguồn đóng góp ban đầu và bổ sung của các nhà đầu tư: Đây là nguồn đóng góp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và là thành phần chủ yếu trong nguồn vốn kinh doanh. o Nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh: Là số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các khoản có nguồn gốc từ lợi nhuận (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi, …). o Nguồn vốn chủ sở hữu khác: Gồm các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được Ngân sách cấp kinh phí, do các đơn vị phụ thuộc nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng xây dựng cơ bản… Nguyên tắc kế toán o Doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại vốn chủ sở hữu hiện có theo chế độ hiện hành nhưng phải hạch toán cụ thể, rõ ràng từng nguồn vốn, từng nguồn hình thành, từng đối tượng góp vốn. o Việc chuyển từ vốn chủ sỡ hữu này sang vốn chủ sỡ hữu khác phải theo đúng chế độ và các thủ tục cần thiết. o Trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu (đơn vị, tổ chức, cá nhân góp vốn) chỉ nhận phần giá trị còn lại theo tỷ lệ vốn góp sau khi thanh toán các khoản nợ phải trả. 9.2. Kế toán nguồn vốn kinh doanh 9.2.1. Tài khoản kế toán Nguồn vốn kinh doanh được sử dụng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn này do các chủ sở hữu doanh nghiệp đóng góp khi doanh nghiệp mới thành lập và được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh. Tình hình hiện có, biến động tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh được kế toán theo dõi trên tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh”. ACC301_Bai9_v2.0013107203 209
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Tài khoản 411 SDĐK - Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn. - Các chủ sở hữu đầu tư vốn (góp vốn ban - Giải thể, thanh lý doanh nghiệp. đầu và góp vốn bổ sung). - Bù lỗ kinh doanh theo quyết định. của Đại - Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh hội cổ đông. - Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá. - Mua lại cổ phiếu để hủy bỏ. - Giá trị quà tặng, quà biếu, tài trợ (sau khi trừ các khoản thuế phải nộp) làm tăng nguồn vốn kinh doanh. SDCK: Nguồn vốn kinh doanh hiện có của doanh nghiệp. Sơ đồ 9.1: Kết cấu của tài khoản 411 “Nguồn vốn kinh doanh” Kế toán vốn góp của chủ sở hữu trong chế độ kế toán Việt Nam Theo chế độ kế toán Việt Nam, số vốn góp của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn mà các chủ sở hữu đã thực đóng góp bằng tiền, bằng tài sản khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc huy động thêm trong quá trình kinh doanh để mở rộng qui mô hoạt động của doanh nghiệp. Chế độ kế toán hiện hành cũng chỉ rõ: doanh nghiệp không được ghi nhận số vốn gọi góp mà chủ sở hữu chưa góp hoặc số đăng ký góp mà chưa góp. Vì thế, tại các doanh nghiệp, kế toán chỉ phản ánh số vốn góp mà chủ sở hữu đã thực góp vào công ty. Với những qui định về phương pháp ghi nhận vốn góp của chủ sở hữu như hiện nay, mặc dầu phản ánh chính xác số vốn thực góp của các chủ sở hữu nhưng lại không phản ánh chính xác trách nhiệm mà các chủ sở hữu phải chịu đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Theo Tạp chí Kế toán 9.2.2. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu 9.2.2.1. Các nghiệp vụ làm tăng nguồn vốn kinh doanh (1) Khi thực nhận vốn góp, vốn đầu tư của các chủ sở hữu, kế toán ghi: Nợ TK liên quan 111, 112, 151, 152, 153, 156, 211, 213…: Giá trị tài sản đã nhận Có TK 411 (4111): Tăng vốn kinh doanh. (2) Khi nhận tiền mua cổ phiếu của các cổ đông, kế toán ghi: Nợ TK liên quan (111, 112): Giá phát hành Nợ (hoặc Có) TK 411 (4112): Khoản chênh lệch giữa giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu phát hành (nếu có) Có TK 411(4111): Mệnh giá. (3) Khi nhận được tiền tái phát hành cổ phiếu, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Giá tái phát hành cổ phiếu 210 ACC301_Bai9_v2.0013107203
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Nợ (hoặc Có) TK 411: Khoản chênh lệch giữa giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu phát hành (nếu có) Có TK 419: Giảm giá gốc ghi số cổ phiếu tái phát hành. (4) Bổ sung vốn kinh doanh từ lợi nhuận sau thuế: Nợ TK 421: Giảm lợi nhuận sau thuế Có TK 411: Tăng vốn kinh doanh. (5) Bổ sung vốn kinh doanh từ quỹ dự phòng tài chính: Nợ TK 415: Giảm quỹ dự phòng tài chính Có TK 411: Tăng vốn kinh doanh. (6) Bổ sung vốn kinh doanh từ chênh lệch do đánh giá tài sản: Nợ TK 412: Kết chuyển chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh khác. (7) Khi dùng lợi nhuận để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông, kế toán ghi: Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối Nợ (hoặc Có) TK 4112: Phần chênh lệch giữa giá phát hành với mệnh giá cổ phiếu Có TK 4111: Mệnh giá. 9.2.2.2. Các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn kinh doanh (8) Khi hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu, kế toán ghi: Nợ TK 411 (4111, 4112): Giảm nguồn vốn kinh doanh. Có TK 111, 112, 311,… (9) Trả vốn cho các thành viên bằng hiện vật: Nợ TK 411: Giảm vốn kinh doanh theo giá thoả thuận Nợ (hoặc Có) TK 412: Phần chênh lệch giá Có TK 151, 152, 153, 155, 156: Giá gốc tài sản giao trả. (10) Khoản khấu hao tài sản cố định điều chuyển đi nơi khác theo lệnh của cơ quan chủ quản (không được hoàn lại): Nợ TK 411: Giảm nguồn vốn kinh doanh Có TK 336, 111, 112,… (11) Nộp vốn cho cấp trên: Nợ TK 411: Số vốn nộp lên cấp trên Có TK 111, 112,… (12) Giảm vốn kinh doanh do chênh lệch đánh giá lại tài sản: Nợ TK 411: Số vốn kinh doanh giảm Có TK 412: Kết chuyển chênh lệch đánh giá lại tài sản. ACC301_Bai9_v2.0013107203 211
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu TK 111, 112, 151, 152, TK 111, 112, 311… TK 411 153, 156, 211… (8) Trả lại vốn đầu tư cho chủ sở hữu, (1) Nhận vốn góp, vốn đầu tư điều chuyển vốn cho DN khác của các chủ sở hữu TK 151, 152, 153, 155, 156 TK 111, 112 (9) Trả lại vốn bằng hiện vật (2) Nhận tiền mua cổ phiếu TK 412 TK 411 (4112) Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch Giá PH > mệnh giá TK 421 giảm tăng TK 336, 111, 112… (4) Bổ sung vốn kinh doanh từ LN sau thuế (10) Khoản KH TSCĐ điều chuyển đi nơi khác TK 415 (5) Bổ sung vốn kinh doanh từ quỹ dự phòng TC TK 111,112 TK 412 (11) Nộp vốn cho cấp trên (6) Bổ sung vốn kinh doanh TK 412 từ chênh lệch đánh giá lại TS (12) Giảm vốn do chênh lệch TK 421 đánh giá lại TS (7) Trả cổ tức bằng cổ phiếu TK 419 (3) Nếu giá PH < mệnh giá TK 4112 TK 111, 112 Chênh lệch giá PH > mệnh giá Sơ đồ 9.2: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) Tại công ty A trong kỳ có các tài liệu sau. (1) Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp chuyển một tài sản cố định hữu hình đang sử dụng có nguyên giá 35.000 và giá trị hao mòn luỹ kế 15.000 cho đơn vị khác trong nội bộ ngành. (2) Công tác xây dựng cơ bản bằng Quỹ đầu tư phát triển hoàn thành, doanh nghiệp tiến hành bàn giao đưa tài sản cố định có trị giá quyết toán 24.000 vào sử dụng. Định khoản: (1) Chuyển một tài sản cố định hữu hình đang sử dụng cho đơn vị khác trong nội bộ ngành: Nợ TK 411: 20.000 212 ACC301_Bai9_v2.0013107203
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Nợ TK 214: 15.000 Có TK 211: 35.000 (2) Bàn giao đưa tài sản cố định được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển vào sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 211: 24.000 Có TK 241: 24.000 Đồng thời kết chuyển nguồn hình thành tài sản cố định: Nợ TK 414: 24.000 Có TK 411: 24.000 9.3. Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 9.3.1. Tài khoản kế toán Việc đánh giá lại tài sản được thực hiện khi: Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nước. Thực hiện chuyển đổi sở hữu công ty, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, bán công ty, đa dạng hoá hình thức sở hữu. Để phản ánh tình hình đánh giá lại tài sản và xử lý khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, kế toán sử dụng tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản”. Tài khoản 412 SDĐK SDĐK - Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản. - Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản. - Kết chuyển số chênh lệch tăng giá - Kết chuyển số chênh lệch giảm giá tài sản. tài sản. SDCK SDCK Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý. chưa được xử lý. Sơ đồ 9.3: Kết cấu của tài khoản 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” 9.3.2. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu (1) Khi đánh giá lại giá trị vật tư, hàng hoá, nếu giá trị đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ, phần chênh lệch tăng ghi: Nợ TK 152, 152, 155, 156…: Khoản chênh lệch tăng giá trị của vật tư, hàng hoá Có TK 412: Khoản chênh lệch tăng giá. (2) Trường hợp giá trị đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá, kế toán ghi ngược lại bằng bút toán: Nợ TK 412: Khoản chênh lệch giảm giá Có TK 152, 152, 155, 156,…: Khoản chênh lệch giảm giá. (3) Khi đánh giá lại TSCĐ và bất động sản đầu tư, căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và đánh giá lại, kế toán phản ánh phần điều chỉnh tăng nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn bằng bút toán: Nợ TK 211, 213: Phần ghi tăng nguyên giá TSCĐ ACC301_Bai9_v2.0013107203 213
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Nợ TK 217: Phần ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư Có TK 214: Phần ghi tăng giá trị hao mòn Có TK 412: Phần chênh lệch tăng do đánh giá lại TSCĐ và BĐS đầu tư (phần giá trị còn lại điều chỉnh tăng). (4) Trường hợp đánh giá giảm, kế toán phản ánh phần điều chỉnh giảm nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn bằng bút toán: Nợ TK 214: Phần ghi giảm giá trị hao mòn Nợ TK 412: Phần chênh lệch giảm do đánh giá lại TSCĐ và BĐS đầu tư (phần giá trị còn lại điều chỉnh giảm) Có TK 211, 213, 217: Phần ghi giảm nguyên giá TSCĐ, BĐS đầu tư. (5) Cuối kỳ kế toán, khoản chênh lệch tăng về đánh giá lại tài sản được kết chuyển ghi tăng nguồn vốn kinh doanh: Nợ TK 412: Kết chuyển chênh lệch tăng đánh giá lại tài sản Có TK 411 (4118): Tăng nguồn vốn kinh doanh. (6) Khoản chênh lệch giảm về đánh giá lại tài sản được kết chuyển ghi giảm nguồn vốn kinh doanh, ghi ngược lại với bút toán trên. TK 152,153,155,156 TK 412 TK 152,153,155,156 (2) Chênh lệch giảm do đánh giá lại (1) Chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị vật tư hàng hóa giá trị vật tư hàng hóa TK 211,213,217 TK 211,213,217 (4) Chênh lệch giảm do đánh giá lại (3) Chênh lệch tăng do NG TSCĐ, BĐSĐT đánh giá lại NG TSCĐ, BĐSĐT TK 214 TK 214 GTHM TK 411 GTHM (5) Kết chuyển khoản chênh lệch TK 411 tăng về đánh giá lại TS (6) Kết chuyển khoản chênh lệch giảm về đánh giá lại TS Sơ đồ 9.4: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản 9.4. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ 9.4.1. Chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ Chênh lệch tỷ giá thường phát sinh trong các giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ, thanh toán nợ phải trả, hay ứng trước để mua hàng, hoặc vay, cho vay… bằng đơn vị tiền khác với đơn vị tiền tệ kế toán. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong các trường hợp như sau: Mua bán, trao đổi, thanh toán bằng ngoại tệ thực tế phát sinh trong kỳ 214 ACC301_Bai9_v2.0013107203
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu o Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ (giai đoạn trước hoạt động). o Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư xây dựng. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính Ở thời điểm cuối năm tài chính, các khoản mục có gốc ngoại tệ (số dư của các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ) phải được báo cáo bằng tỷ giá hối đoái thực tế cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính bao gồm: o Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính có liên quan đến giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động). o Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm tài chính có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. CHÚ Ý Đối với các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái. Nguyên tắc hạch toán Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ o Theo dõi đồng thời cả giá trị đồng Việt Nam đã quy đổi theo tỷ giá hối đoái và cả nguyên tệ trên tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”. o Sử dụng tỷ giá thực tế: Đối với những tài khoản, doanh thu, tài sản, chi phí, bên Nợ của các tài khoản Phải thu và bên Có của tài khoản Nợ phải trả. o Sử dụng tỷ giá ghi sổ (tỷ giá hạch toán): Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền, bên Nợ của tài khoản Nợ phải trả, bên Có của tài khoản Nợ phải thu. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái o Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong kỳ: Chênh lệch tỷ giá được ghi nhận ngay vào chi phí hoặc doanh thu tài chính trong kỳ. o Đối với hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động): Trong giai đoạn đầu tư XDCB, khoản chênh lệch tỷ giá được lũy kế trên Bảng cân đối kế toán. Kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái không tính vào giá trị TSCĐ mà tính vào chi phí hoặc doanh thu tài chính (tính vào năm đưa tài sản vào hoạt động hoặc phân bổ dần trong 5 năm). ACC301_Bai9_v2.0013107203 215
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu o Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm cuối năm tài chính. o Đối với doanh nghiệp không chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ thì nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phát sinh được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua bán thực tế phát sinh. Chênh lệch tỷ giá thực tế mua và thực tế bán của ngoại tệ được hạch toán vào chi phí hoặc doanh thu tài chính. Vấn đề bàn luận về việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái Tỷ giá là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong một nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Câu chuyện của Vinaconex Trong tài liệu gửi các cổ đông mời tham dự cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2008 sẽ diễn ra tới đây, Vinaconex có gửi kèm báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán do KPMG kiểm toán. Trong đó, phần ý kiến của kiểm toán viên có đưa ra khá nhiều khoản ngoại trừ, mà nếu để phía Vinaconex sửa đổi BCTC theo ý kiến của kiểm toán viên thì cán cân lỗ - lãi cho năm tài chính 2008 hoàn toàn có thể bị thay đổi. Trước hết là ý kiến của kiểm toán viên với Trạm nghiền Xi măng Cẩm Phả liên quan đến con số 467,575 tỷ đồng cuối năm 2008 (cuối năm 2007 là 200,801 tỷ đồng) số dư tài khoản chênh lệch tỷ giá thể hiện trên BCTC riêng của Vinaconex. Đây chủ yếu là khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện phát sinh trong giai đoạn xây dựng Nhà máy Xi măng Cẩm Phả và Trạm nghiền Xi măng Cẩm Phả do đánh giá lại các khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ nhận được để tài trợ cho việc xây dựng các dự án này. Theo KPMG, tuân theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái (tất cả các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa được thực hiện phát sinh do việc đánh giá lại các khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ cần được hạch toán như là chi phí hoạt động tài chính trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm khi các khoản lỗ này phát sinh) thì chi phí tài chính năm 2008 của Vinaconex bị ghi nhận thiếu 266,774 tỷ đồng (năm 2007 ghi nhận thiếu 146,561 tỷ đồng), nên lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 31/12/2008 ghi nhận thừa 467,575 tỷ đồng. Phía Vinaconex cho rằng, hai dự án trên được xây dựng nhằm chuyển giao cho CTCP Xi măng Cẩm Phả (một công ty con của Vinaconex) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nên khoản chênh lệch tỷ giá này không nên hạch toán là chi phí hoạt động tài chính của Vinaconex. Như vậy, lợi nhuận sau thuế năm 2008 của Vinaconex là bao nhiêu lại đang phụ thuộc vào quan điểm của mỗi bên. Với 2 quan điểm này, lợi nhuận năm 2008 có thể giữ nguyên theo BCTC hoặc bị giảm tới gần 267 tỷ đồng và quỹ lợi nhuận chưa phân phối (thời điểm cuối năm 2008) có thể bị giảm gần 470 tỷ đồng. Và còn các doanh nghiệp khác… Theo ĐTCK 216 ACC301_Bai9_v2.0013107203
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 9.4.2. Tài khoản kế toán Để phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá, kế toán sử dụng tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Tài khoản 413 SDĐK SDĐK - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái đánh giá số - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái đánh giá số ngoại tệ và các khoản phải thu gốc ngoại tệ cuối ngoại tệ và các khoản phải thu gốc ngoại tệ kỳ (lỗ tỷ giá). cuối kỳ (lãi tỷ giá). - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái đánh giá lại các - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái đánh giá lại khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ (lỗ tỷ giá). các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ - Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái (lỗ tỷ giá) do (lãi tỷ giá). đánh giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ - Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái (lãi tỷ giá) do của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn đánh giá các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trước hoạt động). của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn - Kết chuyển khoản chênh lệch tăng tỷ giá hối trước hoạt động). đoái (lãi tỷ giá). - Kết chuyển khoản chênh lệch giảm tỷ giá hối SDCK: SDCK: Số chênh lệch giảm tỷ giá của hoạt động đầu tư Số chênh lệch tăng tỷ giá của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (trước hoạt động) và chênh xây dựng cơ bản (trước hoạt động) và chênh lệch giảm tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục lệch tăng tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) ở thời điểm tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) ở thời điểm cuối năm tài chính. cuối năm tài chính. Sơ đồ 9.5: Kết cấu của tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” 9.4.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu 9.4.3.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ (DN đang sản xuất, kinh doanh) (1) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, thanh toán bằng ngoại tệ: (1.1) Nếu phát sinh lỗ tỷ giá: Nợ TK 151, 152, 211, 627…: Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch Nợ TK 635: Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) Có TK 111, 112: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán. Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007: Ngoại tệ các loại. (1.2) Nếu phát sinh lãi tỷ giá: Nợ TK 151, 152, 211, 627…: Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch Có TK 111, 112: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá). Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007: Ngoại tệ các loại. (2) Khi mua hàng chưa thanh toán và khi theo dõi các khoản vay, nợ, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 152, 211…: Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch Có TK 331, 311, 341, 342, 336…: Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. ACC301_Bai9_v2.0013107203 217
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu (3) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ: (3.1) Nếu phát sinh lỗ tỷ giá: Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342…: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá ghi nhận nợ) Nợ TK 635: Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) Có TK 111, 112: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá xuất ngoại tệ). Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007: Ngoại tệ các loại. (3.2) Nếu phát sinh lãi tỷ giá: Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342…: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá ghi nhận nợ) Có TK 111, 112: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá xuất ngoại tệ) Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá). Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007: Ngoại tệ các loại. (4) Khi phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131…: Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch Có TK 511, 711: Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Có TK 333(1): Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. (5) Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, kế toán ghi: Nợ TK 136, 138: Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đoái Có TK 111, 112: Tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá xuất ngoại tệ) Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái. Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007: Ngoại tệ các loại. (6) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngọai tệ: (6.1) Nếu phát sinh lỗ tỷ giá: Nợ TK 111, 112: Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch Nợ TK 635: Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 131, 136, 138: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán. Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007: Ngoại tệ các loại. (6.2) Nếu phát sinh lãi tỷ giá: Nợ TK 111, 112: Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch Có TK 131, 136, 138: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007: Ngoại tệ các loại. 218 ACC301_Bai9_v2.0013107203
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu TK 311,331, TK 111,112 336,341,342 TK 151,152,211,627 TGHĐ (2) Mua hàng TGHĐ TG xuất (1) Mua VT, hàng TGHĐ ngày GD chưa thanh toán ngày GD ngoại tệ hóa, TSCĐ ngày GD TK 635 TK 515 TK 511,711 (4) Phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ Lỗ TG Lãi TG TK 311,315,331, 336,341,342 TG xuất (3) Khi thanh TG ghi TK 131,136,138 ngoại tệ toán nợ bằng NT nhận nợ TGHĐ (6) Khi thu tiền TGHĐ ngày GD bằng ngoại tệ ngày GD TK 635 TK 515 TK 635 TK 515 Lỗ TG Lãi TG TK 136,138 Lỗ TG Lãi TG TG xuất (5) Phát sinh khoản TGHĐ ngoại tệ nợ bằng ngoại tệ ngày GD TK 635 TK 515 Lỗ TG Lãi TG Sơ đồ 9.6: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chênh lệch tỷ giá trong kỳ (doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh) 9.4.3.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) (1) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, thanh toán bằng ngoại tệ: (1.1) Nếu phát sinh lỗ tỷ giá: Nợ TK 151, 152, 211, 241…: Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ tỷ giá) Có TK 111, 112: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007: Ngoại tệ các loại. (1.2) Nếu phát sinh lãi tỷ giá: Nợ TK 151, 152, 211, 241…: Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch Có TK 111, 112: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi tỷ giá). Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007: Ngoại tệ các loại. (2) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ: (2.1) Nếu phát sinh lỗ tỷ giá: Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342…: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá ghi nhận nợ) Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ tỷ giá) Có TK 111, 112: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá xuất ngoại tệ). ACC301_Bai9_v2.0013107203 219
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007: Ngoại tệ các loại. (2.2) Nếu phát sinh lãi tỷ giá: Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342…: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá ghi nhận nợ) Có TK 111, 112: Theo tỷ giá ghi sổ kế toán (tỷ giá xuất ngoại tệ) Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi tỷ giá). Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007: Ngoại tệ các loại. (3) Khi kết thúc hoạt động đầu tư XDCB, kết chuyển số phát sinh trên tài khoản 413 sang các tài khoản thích hợp: (3.1) Nếu phát sinh lỗ tỷ giá: Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đoái Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (nếu phải phân bổ dần) Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái. (3.2) Nếu phát sinh lãi tỷ giá: Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái Có TK 3387: Lãi tỷ giá hối đoái (nếu phải phân bổ dần) Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái. (4) Xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện, trường hợp phải phân bổ dần: (4.1) Trường hợp lỗ tỷ giá: Nợ TK 635: Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) Có TK 242: Chi phí trả trước dài hạn. (4.2) Trường hợp lãi tỷ giá: Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). TK 111,112 TK 151,152,211,241 TG xuất (1) Mua VT, hàng hóa, TGHĐ ngoại tệ TSCĐ ngày GD TK 413 Lỗ TG Lãi TG TK 311,315,331 TG xuất TG ghi ngoại tệ (2) Khi thanh nhận nợ toán nợ bằng NT TK 413 Lỗ TG Lãi TG TK 515 TK 635 (3.2) Kết chuyển (3.1) Kết chuyển Lãi TG Lỗ TG Số tiền nhỏ Số tiền nhỏ (4.2) Xử (4.1) Xử lý số CL lý số CL lãi TG TK 3387 TK 242 lỗ TG Số tiền lớn Số tiền lớn Sơ đồ 9.7: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chênh lệch tỷ giá trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB 220 ACC301_Bai9_v2.0013107203
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu 9.4.3.3. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính (1) Khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào thời điểm cuối năm tài chính: (1.1) Nếu phát sinh lãi tỷ giá: Nợ TK 1112, 1122, 1132, 131, 136, 138, 311, 315… Có TK 413 (4131, 4132): Chênh lệch tỷ giá. (1.2) Nếu phát sinh lỗ tỷ giá: Nợ TK 413 (4131, 4132): Chênh lệch tỷ giá Có 1112, 1122, 1132, 131, 136, 138, 311, 315… (2) Khi xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm (đối với doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh): Sau khi bù trừ số dư hai bên Nợ và Có của tài khoản 4131 với nhau, phần chênh lệch thuần sẽ được ghi tăng doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính. (2.1) Nếu số dư Có lớn hơn dư Nợ, phần chênh lệch thuần về thay đổi tỷ giá sẽ ghi: Nợ TK 413 (4131): Kết chuyển chênh lệch tăng tỷ giá Có TK 515: Doanh thu của hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái). (2.2) Nếu số dư Có nhỏ hơn dư Nợ, phần chênh lệch thuần về thay đổi tỷ giá sẽ ghi: Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá) Có TK 413 (4131): Kết chuyển chênh lệch giảm tỷ giá. (3) Khi xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm (đối với giai đoạn trước hoạt động): Khi kết thúc giai đoạn đầu tư, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn này nếu nhỏ sẽ được tính trực tiếp vào doanh thu (nếu lãi tỷ giá) hoặc chi phí (nếu lỗ tỷ giá) của hoạt động tài chính. Nếu khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái này nếu lớn sẽ được kết chuyển vào chi phí trả trước dài hạn (nếu lỗ tỷ giá) để phân bố dần vào chi phí tài chính (thời gian phân bố tối đa là 5 năm). (3.1) Nếu lỗ tỷ giá: Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu ghi ngay vào chi phí) Nợ TK 242: Chi phí trả trước dài hạn (nếu phân bổ dần) Có TK 413 (4132): Chênh lệch tỷ giá. (3.2) Nếu lãi tỷ giá: Nợ TK 413 (4132): Kết chuyển chênh lệch tăng tỷ giá. Có TK 338 (3387): Doanh thu chưa thực hiện (nếu phân bổ dần) Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu ghi ngay vào doanh thu). ACC301_Bai9_v2.0013107203 221
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu TK 1112,1122,131, TK 1112,1122,131, 136,311,315 TK 413 136,311,315 (1.2) Đánh giá lại cuối năm (1.1) Đánh giá lại cuối năm PS Lỗ TG PS Lãi TG TK 515 TK 4131 TK 635 (2.1) Xử lý chênh lệch TG (2.2) Xử lý chênh lệch TG Dư có > Dư nợ Dư có < Dư nợ TK 4132 (3.2) Trường hợp (3.1) Trường hợp Lãi TG Lỗ TG TK 3387 TK 242 Số tiền lớn Số tiền lớn Phân bổ dần Phân bổ dần Sơ đồ 9.8: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại tài sản cuối năm tài chính 9.5. Kế toán lợi nhuận sau thuế và phân chia lợi nhuận sau thuế Phân chia lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế có hai cách phân chia chính là chia cho cổ đông (thể hiện dưới dạng cổ tức) và lợi nhuận giữ lại ở doanh nghiệp để đầu tư, phát triển tiếp các chu kỳ kinh doanh sau này. Khi phân tích chỉ số P/E của các doanh nghiệp Nhật Bản vào thập niên 1980, kinh tế gia người Mỹ Lester Thurow ngạc nhiên khi nhận thấy rằng giá cổ phiếu (P) của doanh nghiệp Nhật rất cao trong khi mức cổ tức lại rất thấp, gần như bằng không. Ông gọi nghịch lý này là một vạn lý trường thành của nền kinh tế Nhật và nhận ra rằng nó rất có hiệu quả nhằm ngăn chặn sự xâm nhập vào doanh nghiệp Nhật của đồng vốn Tây phương vốn luôn luôn chạy vào nơi có lãi suất cao. Nhưng ông lại thấy rằng đây là một ưu điểm đặc biệt. Các doanh nghiệp Nhật đã sử dụng gần như toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm làm tăng năng lực cạnh tranh toàn cầu của họ và thực hiện một chính sách chinh phục thị trường đáng sợ. Nền văn hóa tối đa hóa thị phần của doanh nghiệp Nhật đã có thời kỳ vượt trội nền văn hóa tối đa hóa lợi nhuận của Mỹ và Tây phương. Kinh nghiệm của doanh nghiệp Nhật có thể là một bài học đáng suy nghĩ cho những doanh nghiệp Việt Nam trước cửa biển hội nhập, khi chuẩn bị tham gia cuộc đánh bắt lớn trong một đại dương đầy sóng dữ của cạnh tranh. Theo www.saga.vn Ở Việt Nam, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp được phân chia như thế nào? 222 ACC301_Bai9_v2.0013107203
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ánh phần lợi nhuận còn lại sau khi doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ về thuế TNDN đối với ngân sách Nhà nước. Tổng lợi nhuận kế Chi phí thuế TNDN hiện hành và Lợi nhuận sau thuế = - toán trước thuế chi phí thuế TNDN hoãn lại 9.5.1. Tài khoản kế toán Để phản ánh lợi nhuận sau thuế (hoặc lỗ) và tình hình phân chia lợi nhuận sau thuế (hay xử lý lỗ), kế toán sử dụng tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”. Tài khoản 421 SDĐK SDĐK - Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh - Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh nghiệp. của doanh nghiệp trong kỳ. - Trích lập các quỹ của doanh nghiệp - Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên, số lỗ của cấp - Chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông. dưới được cấp trên cấp bù. - Bổ sung nguồn vốn kinh doanh. - Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh. - Nộp lợi nhuận lên cấp trên. SDCK: SDCK: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý. Số lãi hoạt động kinh doanh chưa phân phối. Sơ đồ 9.9: Kết cấu của tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” 9.5.2. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu (1) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: (1.1) Trường hợp lãi, kế toán ghi: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối. (1.2) Trường hợp lỗ, kế toán ghi: Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. (2) Trong năm tài chính, khi tạm trả cổ tức, lợi nhuận cho nhà đầu tư, kế toán ghi: Nợ TK 421: Số tiền thực trả Có TK 111, 112: Số tiền thực trả. (3) Cuối năm tài chính: (3.1) Khi xác định và ghi nhận số cổ tức của cổ đông, kế toán ghi: Nợ TK 421: Số cổ tức của cổ đông Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác. (3.2) Khi chi tiền trả cổ tức cho cổ đông, kế toán ghi: Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác Có TK 111, 112: Số tiền thực trả. ACC301_Bai9_v2.0013107203 223
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu (4) Khi trích các quỹ từ lợi nhuận chưa phân phối, kế toán ghi: Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 415, 414, 431, 418: Trích các quỹ. (5) Khi bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. (6) Cuối năm tài chính, kết chuyển số lợi nhuận chưa phân phối (hoặc lỗ) năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối (hoặc lỗ) năm trước: (6.1) Nếu lãi: Nợ TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay Có TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước. (6.2) Nếu lỗ: Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước Có TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay. TK 911 TK 421 TK 911 (1.2) Xác định kết quả (Lỗ) (1.1) Xác định kết quả (Lãi) TK 111,112 (2) Số tiền tạm chi trả cổ tức TK 338 (3.1) Xác định số cổ tức của cổ đông TK 111,112 (3.2) Chi tiền trả cổ tức TK 415,414,413,418 (4) Trích các quỹ từ LN TK 4211 TK 4212 chưa phân phối (6.1) Kết chuyển TK 411 TH lãi (6.2) TH lỗ (5) Bổ sung NVKD Sơ đồ 9.10: Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán liên quan đến lợi nhuận sau thuế và phân chia lợi nhuận sau thuế 224 ACC301_Bai9_v2.0013107203
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Tình huống Cuối năm 2007, công ty A bị lỗ rất nhiều. Trên bản Thuyết minh Báo cáo tài chính ở phần: Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu, nhân viên kế toán đang thắc mắc là khi kết chuyển số cuối năm sang đầu năm sẽ ghi giảm nguồn vốn kinh doanh (do cuối năm bị lỗ). Ví dụ: Nguồn vốn kinh doanh là 600 triệu, cuối năm, công ty bị lỗ 50tr. Vậy sang năm 2008, nguồn vốn kinh doanh sẽ là 550 triệu. Kế toán hạch toán như vậy có đúng không? Như vậy có thể thấy: Thứ nhất, lỗ năm trước chưa được xử lý thì sang đầu năm sau vẫn phải để Nợ TK 421 và được phép xử lý trong 5 năm liên tiếp. Thứ hai, Nguồn vốn kinh doanh không giảm khi chưa có quyết định. Như vậy vẫn là 600 triệu. Cuối cùng, Nguồn vốn chủ sở hữu sẽ giảm khi lên BCTC vì bị lỗ (vì nó là cộng của các chỉ tiêu với nhau). Nguồn: webketoan.com Ví dụ (ĐVT: Nghìn đồng) Tại doanh nghiệp thương mại Tràng An có các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ được kế toán tập hợp như sau. (1) Tạm trích lập Quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận chưa phân phối trong kỳ 400. (2) Số lợi nhuận doanh nghiệp phải nộp cho đơn vị cấp trên theo quy định là 300. (3) Trích bổ sung vào Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản 200. Định khoản (1) Tạm trích lập Quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận chưa phân phối: Nợ TK 421: 400 Có TK 414: 400 (2) Số lợi nhuận phải nộp cho cấp trên: Nợ TK 4211: 300 Có TK 336: 300 (3) Trích bổ sung vào Quỹ đầu tư xây dựng cơ bản: Nợ TK 4211: 200 Có TK 441: 200 9.6. Kế toán các quỹ doanh nghiệp 9.6.1. Nguồn hình thành và mục đích sử dụng của các quỹ Các quỹ doanh nghiệp được hình thành bằng cách trích một tỷ lệ nhất định từ phần lợi nhuận sau thuế theo quy định của chế độ tài chính và từ một số nguồn khác. Bao gồm: Quỹ đầu tư phát triển: Được sử dụng cho các mục đích mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư theo chiều sâu. Quỹ dự phòng tài chính: Dùng để bù đắp những tổn thất thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được hoặc bù lỗ trong kinh doanh… ACC301_Bai9_v2.0013107203 225
- Bài 9: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu Quỹ khen thưởng: Dùng khen thưởng cho tập thể, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp đóng góp nhiều thành tích đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Quỹ phúc lợi: Dùng chi tiêu cho các nhu cầu phúc lợi công cộng, trợ cấp khó khăn, mục đích từ thiện, sửa chữa và xây dựng công trình phúc lợi… Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu: Phản ánh các khoản quỹ khác (nếu có) như quỹ thưởng ban điều hành công ty. 9.6.2. Tài khoản kế toán Để theo dõi nguồn hình thành và sử dụng các quỹ doanh nghiệp, kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 414 “Quỹ đầu tư phát triển” Tài khoản 415 “Quỹ dự phòng tài chính” Tài khoản 418 “Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” Tài khoản 431 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” Tài khoản 431 gồm 3 tài khoản cấp 2: o Tài khoản 4311 “Quỹ khen thưởng” o Tài khoản 4312 “Quỹ phúc lợi” o Tài khoản 4313 “Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ” 9.6.3. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu 9.6.3.1. Kế toán quỹ đầu tư phát triển (1) Khi trích quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận sau thuế: Nợ TK 421: Giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Có TK 414: Tăng quỹ đầu tư phát triển. (2) Khi sử dụng quỹ đầu tư phát triển để mua sắm TSCĐ, ngoài việc ghi tăng nguyên giá của tài sản, kế toán còn phải thực hiện bút toán kết chuyển nguồn vốn: Nợ TK 414 ghi: Giảm quỹ đầu tư phát triển Có TK 411 (4118) ghi: Tăng nguồn vốn kinh doanh. (3) Khi sử dụng quỹ đầu tư phát triển cho mục đích nghiên cứu khoa học, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, đào tạo,… Nợ TK 414: Giảm quỹ đầu tư phát triển Có TK 111, 112… (4) Nhận quỹ đầu tư phát triển do cấp trên chuyển đến: Nợ TK 111, 112 Có TK 414: Quỹ đầu tư phát triển (5) Trích quỹ đầu tư phát triển nộp cấp trên: Nợ TK 414: Quỹ đầu tư phát triển Có TK 111, 112, 336… 226 ACC301_Bai9_v2.0013107203
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - Th.s Đào Thị Thu Giang
10 p | 232 | 48
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 9: Hệ thống kế toán Việt Nam
8 p | 215 | 23
-
Bài giảng Tin học kế toán: Bài 9
34 p | 136 | 12
-
Bài giảng Lý thuyết kế toán - Chủ đề 9: Lý thuyết kế toán - Cách tiếp cận truyền thống
0 p | 142 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - ThS. Đường Thị Quỳnh Liên
31 p | 120 | 10
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - Lý Nguyễn Thu Ngọc
3 p | 42 | 8
-
Bài giảng Chương 9: Kế toán các khoản đầu tư dài hạn - Phạm Tú Anh
74 p | 107 | 8
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán 1 - Chương 9: Giới thiệu hệ thống kế toán Việt Nam
3 p | 69 | 7
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - Đại học Mở TP.HCM (2016)
3 p | 79 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - ThS. Vũ Quốc Thông
8 p | 141 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - Đại học Mở TP.HCM
7 p | 71 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - ThS. Trần Tuyết Thanh (2016 - 2slide)
7 p | 89 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - ĐH Mở TP.HCM
7 p | 76 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - ThS. Trần Tuyết Thanh
4 p | 81 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - ĐH Mở TP.HCM (2014)
16 p | 58 | 2
-
Bài giảng Chương 9: Kế toán các khoản đầu tư dài hạn
74 p | 48 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 9 - ThS. Nguyễn Minh Đức
33 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn