Bài giảng Bao bì thực phẩm: Chương 2 - Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn
lượt xem 5
download
Bài giảng Bao bì thực phẩm: Chương 2 - Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn cung cấp cho học viên những kiến thức về bao bì gốm sứ; quy trình làm bao bì gốm sứ; bao bì gỗ; bao bì thủy tinh; bao bì bằng giấy; bao bì bằng vật liệu trùng hợp; bao bì dạng màng mỏng và lá kim loại;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bao bì thực phẩm: Chương 2 - Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn
- CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ Vật liệu làm BBTP phải phù hợp với loại thực phẩm: - Giá trị của BBTP tương ứng giá trị của thực phẩm chứa đựng, khống chế bao bì không làm tăng giá thành sản phẩm quá mức, giảm giá thành nói chung. - Vật liệu dễ gia công, chế tác bao bì bên cạnh xí nghiệp chế biến thực phẩm. - VLBB không làm thay đổi tính chất hoá học, lý học và đặc biệt là tính chất cảm quan của thực phẩm . - VLBB không gây nhiễm độc cho thực phẩm.
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ GỐM SỨ
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ GỐM SỨ - LỊCH SỬ Kỹ thuật làm gốm (về sau là sứ) xuất hiện vào khoảng 24.000 năm BC. Vào khoảng năm 5.000 BC, men sứ được tìm thấy tại thung lũng sông Nile (Aicập).
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ GỐM SỨ - LỊCH SỬ Kỹ thuật dùng bánh xelăn (Potter Wheel) đượcsử dụng tại Pakistan và miền Bắc Ấn (Thung lũng Indus) vào 3 - 4.000 BC Kỹ thuật bánh xe kết hợp với bánh đà xuất hiện vào 3.000 BC tại Trung Quốc.
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ GỐM SỨ - LỊCH SỬ Vào thời kì đồ đá mới, người ta đã biết cách sử dụng đất sét để chế tạo gốm sứ. Chủ yếu đồ gốm trong thời kì này được chứa đựng các loại lương thực, nước uống,rượu… Bình Warka, 3200-3000 BC Iraq
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ GỐM SỨ - LỊCH SỬ Theo thời gian: rượu vang, dầu olive…xuất khẩu chứa đựng trong các bình gốm nung. Phát triển của xã hội, bao bì gốm sứ ít được dùng trong ngành công nghệ thực phẩm. Nghề gốm sứ trở thành một nghề truyền thống.
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ GỐM SỨ Bao bì gốm: lọ, bình, chậu, chum vại, ang, đặc biệt là các loại lọ sứ cao cấp dùng cho các sản phẩm có giá trị cao Bao bì bằng gốm sứ sử dụng cho các loại thực phẩm + Thực phẩm dạng lỏng, dạng đặc + Thực phẩm dạng khô Gốm sứ dùng trong bảo quản, chế biến thực phẩm. Thành phần hoá học gốm sứ đa dạng tuỳ vào kinh nghiệm, truyền thống sản xuất của từng vùng
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ BẰNG GỐM SỨ QUY TRÌNH
- 10 4
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ BẰNG GỐM SỨ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG Bề mặt bên ngoài của sản phẩm phải mới, màu sắc tao nhã, lớp men mịn, nhẵn, dùng tay sờ vào có cảm giác bóng láng. Nhìn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, xem có nơi nào khác thường, lớp men có đều, có bị dính hay không. Đặt sản phẩm lên bàn, xem phần đáy có bằng phẳng hay không. Với những sản phẩm có nắp đậy, nên kiểm tra phần miệngvà nắp sản phẩm có vừa khít với nhau không.
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ BẰNG GỐM SỨ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG Dùng tay gõ nhẹ vào sản phẩm, nếu âm thanh nghe trong, vang, chứng tỏ chất lượng sản phẩm tốt, bền; nếu âm thanh nghe khác thường, chứng tỏ sản phẩm có vết rạn. Với những sản phẩm có phần “tai” (phần gắn thêm vào hai bên sản phẩm), cần xem kỹ có vết rạn ở phần nối hay không, lớp men tráng có đều không.
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ BẰNG GỐM SỨ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG Những họa tiết được vẽ lên sản phẩm phải hoàn chỉnh, thống nhất, rõ ràng. Với những sản phẩm đa sắc, màu sắc và lớp men bên ngoài phải có độ mịn, bóng; với sản phẩm đơn sắc, màu sắc phải đều. Với những sản phẩm thành bộ, phải xem xétphần tạo hình, hoa văn, màu sắc có thốngnhất, đồng điệu và phù hợp với nhau hay không. Trên phần đế của sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm đều có in nhãn hiệu, nơi sảnxuất.
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ BẰNG GỐM SỨ ỨNG DỤNG LÀM BAO BÌ THỰC PHẨM Trước khi kỹ thuật bao bì phát triển, đồ gốm được dùng chứa mọi thứ từ bơ thịt, muối đến rượu… Các thương nhân đã từng dùng các bình gốm để chứa đựng nhựa thông, acid vàcác loại chất lỏng công nghiệp khác. Hình thức đẹp nhưng dễ vỡ, không kín nên ngày nay gốm sứ chỉ được sử dụng để chứa các sản phẩm thực phẩm mang tính truyền thống, các loại rượu cao độ, dầu.
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ BẰNG GỐM SỨ ỨNG DỤNG LÀM BAO BÌ THỰC PHẨM
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ BẰNG GỐM SỨ ỨNG DỤNG LÀM BAO BÌ THỰC PHẨM Ưu điểm Không bị ăn mòn. Có hình dạng cố định. Là loại bao bì có thể sử dụng lại để quay vòng bao bì.. Không làm thất thoát gas, hương và nước nếu được niêm phong kỹ Có thể bảo vệ sản phẩm chống lại tác động của ánh sáng Ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bọ và các vi sinh vật vào sản phẩm Có thời gian sử dụng dài. Bảo vệ sản phẩm không bị những ảnh hưởng vật lý tác động đến. Không gây ô nhiễm môi trường.
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ BẰNG GỐM SỨ ỨNG DỤNG LÀM BAO BÌ THỰC PHẨM Nhược điểm: Dễ bị vỡ, bị nứt khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Dễ bị vỡ, bị nứt khi bị va chạm. Có trọng lượng lớn gây nên khó khăn trong việc vận chuyển. Trong trường hợp không niêm phong kỹ, sẽ làm cho sản phẩm nhanh chóng hút ẩm gây hại cho sản phẩm. Không thấy được sản phẩm bên trong Bề mặt bên trong các bao bì làm bằng đất sét thô thường không được nhẵn nên phải làm sạch kỹ trước khi đựng sản phẩm
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ GỖ
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ GỖ LỊCH SỬ •Từ cổ xưa, người ta đã dùng gỗ làm vật liệu để đóng thùng, nhằm vận chuyển số lượng hàng hóa lớn. • 5.000 năm trước gỗ, thùng, hộp, thùng hộp gỗ được tìm thấy trong lăng mộ Ai Cập. •Trung bình chỉ có 65% thân cây gỗ được tạo thành thùng
- VẬT LIỆU LÀM BAO BÌ BAO BÌ GỖ TÍNH CHẤT Tính chắc chắn, có khả năng chống lại tác động của ngoại lực. Cấu tạo bên trong gỗ sản sinh nội lực chống lại để giữ nguyên hình dạng và kích thước Gỗ là vật liệu làm ra các thùng vững chắc bảo đảm cho các bao bì khác không bị thay đổi hình dạng trong quá trình vận chuyển
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Vi sinh thực phẩm - Phạm Thị Lan Phương
348 p | 730 | 273
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm
115 p | 339 | 67
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm - Chương 1: Đại cương về bao bì và đóng gói trong Công nghệ thực phẩm
12 p | 76 | 13
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm - Chương 3: Kỹ thuật đóng gói sản phẩm - Đóng gói vô trùng
37 p | 47 | 10
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm đại cương: Chương 3.2 - TS. Nguyễn Văn Hưng
59 p | 27 | 8
-
Bài giảng Công nghệ thực phẩm đại cương: Chương 3.3 - TS. Nguyễn Văn Hưng
73 p | 25 | 8
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm - Chương 2: Vật liệu chế tạo bao bì - Bao bì kim loại
21 p | 50 | 7
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm - Chương 2: Vật liệu chế tạo bao bì - Bao bì ăn được và Bao bì sinh học
15 p | 63 | 6
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm: Chương 2 - Chức năng của bao bì
27 p | 31 | 6
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm: Chương 1 - Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn
23 p | 48 | 6
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm: Chương 3 - Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn
51 p | 56 | 6
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm: Chương 4 - Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn
20 p | 42 | 6
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm - Chương 4: Bao bì và đóng gói một số nhóm sản phẩm
14 p | 47 | 6
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm: Chương 1 - Khái niệm về bao bì thực phẩm
65 p | 28 | 5
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm: Chương 3 - Nhãn bao bì thực phẩm
33 p | 12 | 5
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm - Chương 2: Vật liệu chế tạo bao bì - Bao bì plastic
24 p | 49 | 5
-
Bài giảng Bao bì thực phẩm - Chương 5: Các vấn đề có liên quan
17 p | 34 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn