intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân thở máy không xâm lấn - ThS.ĐD. Phạm Thị Thanh Tâm

Chia sẻ: Hạ Mộc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Chăm sóc bệnh nhân thở máy không xâm lấn" cung cấp cho học viên 2 nội dung chính như sau: quy trình kỹ thuật điều dưỡng trong thở máy không xâm lấn; chăm sóc người bệnh thở máy không xâm lấn;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chăm sóc bệnh nhân thở máy không xâm lấn - ThS.ĐD. Phạm Thị Thanh Tâm

  1. Nội dung Quy trình kỹ thuật điều dưỡng trong 1 thở máy không xâm lấn 2 Chăm sóc người bệnh thở máy không xâm lấn
  2. Định nghĩa Thông khí áp lực dương không xâm nhập (Noninvasive Positive Pressure Ventilation, NIPPV) là phương pháp hỗ trợ hô hấp ở người bệnh còn nhịp thở tự nhiên bằng cách duy trì dòng khí hằng định áp lực dương liên tục (CPAP) hay áp lực dương hai mức (BiPAP) trong suốt chu kỳ hô hấp
  3. Quy trình kỹ thuật điều dưỡng trong thở máy không xâm lấn
  4. Quy trình thực hiện 1 Nhận định người bệnh 2 Chuẩn bị dụng cụ 3 Chuẩn bị người bệnh 4 Thực hiện kỹ thuật 5 Ghi hồ sơ
  5. Nhận định người bệnh • Sinh hiệu, SpO2, da niêm, mức độ hợp tác • Hô hấp: sử dụng cơ hô hấp phụ, ho, đàm, khả năng ho khạc đàm, xét nghiệm KMĐM • Tình trạng da: vùng sống mũi, má, trán • Chấn thương hàm mặt, có ống thông mũi dạ dày • Dị ứng với chất liệu mặt nạ • Bệnh kèm theo: ngưng thở khi ngủ, béo phì, nhược cơ
  6. Chuẩn bị dụng cụ, máy thở
  7. Chuẩn bị người bệnh • Giải thích: + Công việc sắp thực hiện + Khó chịu như: cảm giác hơi ngộp, mặt bị siết chặt khi gắn mặt nạ, trướng bụng, phải sinh hoạt tại giường • Tư thế NB: đầu cao 300 - 450 • Hút đàm mũi, miệng (nếu có)
  8. Các bước thực hiện kỹ thuật Vệ sinh tay, mang găng (nếu cần) 1 Áp mặt nạ cho NB thở tự nhiên trong vài giây, lấy mặt nạ ra 2 Bật máy thở. Kiểm tra hoạt động của máy thở 3 Áp mặt nạ và giữ vài phút để NB quen dần, điều chỉnh mặt nạ sao cho mức 4 độ rò khí thấp nhất. Hướng dẫn NB hít thở đồng bộ với máy thở 5 Cố định mặt nạ, điều chỉnh phù hợp Tháo găng (nếu có), vệ sinh tay 6
  9. Chăm sóc người bệnh thở máy không xâm lấn
  10. Duy trì đường thở thông thoáng, đảm bảo trao đổi khí hiệu quả • Hút thông đường hô hấp trên (nếu cần). • Tư thế đầu cao 300-450 hoặc nằm nghiêng (béo phì, mang thai) • TD ý thức, tần số và kiểu thở, huyết áp, SpO2, sự đồng bộ giữa NB và máy thở mỗi 15 phút trong giờ đầu tiên, mỗi 30 phút trong 1 – 4 giờ tiếp theo và sau đó mỗi giờ. Từ ngày thứ hai trở đi, TD theo chỉ định. • TD các dấu hiệu thông khí hiệu quả: giảm khó thở, cải thiện các chỉ số KMĐM (pH, PaCO2), SpO2, tần số và kiểu thở, tần số tim tại các thời điểm 1 giờ, 4 giờ và 24 giờ
  11. Theo dõi và báo BS khi NB thở máy không hiệu quả • Xét nghiệm KMĐM: pH < 7.35, PaCO2 không cải thiện; • SpO2 < 90% hay PaO2 < 60 mmHg; • NB không giảm khó thở, thở nhanh; • Không có sự đồng bộ giữa hô hấp của NB và máy thở; • NB lơ mơ, kích động, vã mồ hôi, ý thức giảm; • Nôn ói.
  12. Theo dõi hoạt động của máy thở • Kiểm tra cài đặt giới hạn báo động phù hợp, các vị trí kết nối của máy thở định kỳ hoặc khi có sự thay đổi; • TD, ghi nhận các thông số máy thở: chế độ thở, mức áp lực, tần số thở, Vte (thể tích khí lưu thông thở ra) • Thực hiện xử trí phù hợp theo từng loại báo động
  13. Duy trì sự toàn vẹn của da, ngừa viêm kết mạc mắt liên quan đến rò khí gây kích thích mắt • Kích cỡ mặt nạ phù hợp, cố định đúng cách. • Điều chỉnh mặt nạ tối thiểu mỗi 4 – 8 giờ. • Ngừa tổn thương da do áp lực (miếng đệm mũi) • Vệ sinh da, tránh ẩm ướt. • TD tình trạng da, các vị trí tạo áp lực giữa mặt nạ và da • Định kỳ kiểm tra mắt. • Hướng dẫn NB báo NVYT khi mặt nạ bị đẩy lên mắt
  14. Phòng ngừa hít sặc liên quan đến hít phải chất nôn ói vào đường thở • Kiểm tra dịch tồn lưu, vị trí ống thông dạ dày trước cho ăn • Nâng đầu giường cao 300 -900 (nuôi ăn qua ống) hoặc cao nhất có thể • Giữ đầu giường cao 30-45 phút sau khi ăn. • Tránh cho NB ăn quá no. • Chuẩn bị hệ thống hút luôn sẵn sàng • Chăm sóc răng miệng, xoay trở, vệ sinh cá nhân, hút đàm trước khi cho ăn (nếu cần) • TD các dấu hiệu gợi ý nguy cơ hít sặc: ho nhiều, buồn nôn, trướng bụng
  15. Phòng ngừa khô miệng, đàm nhầy dính liên quan đến đường thở vào không được làm ẩm hoặc do NB thiếu dịch • Kiểm tra mực nước, nhiệt độ bình làm ẩm/ ca trực. • Uống nước ấm giúp loãng đàm. • Súc miệng bằng nước ấm. • TD các dấu hiệu thiếu dịch: môi khô, da khô, huyết áp giảm, nước tiểu (số lượng, tính chất)
  16. Phòng ngừa viêm phổi • Tuân thủ vệ sinh tay • Vệ sinh mũi miệng, tránh ứ đọng dịch tiết • Thay dây máy thở, mặt nạ khi bẩn • Tuân thủ quy trình vệ sinh máy thở • Hướng dẫn NB vận động sớm tại giường (nếu được) • Theo dõi dấu hiệu nhiễm khuẩn: sốt, thay đổi màu sắc đàm
  17. Tài liệu tham khảo • Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. (2016). Quy trình kỹ thuật phun khí dung qua mặt nạ sử dụng 1 lần. Quy trình 36/QTr-BVĐHYD. • Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. (2016). Quy trình hút thông đường hô hấp trên. Quy trình 63/QTr-BVĐHYD. • Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. (2021). Quy định sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 (COVID-19). Quy định 39/Qđ-BVĐHYD. • Therapeutic Care. (2018). Critical contact NIV mask fitting workshop. Retrieved from https://images.philips.com/is/content/PhilipsConsumer/Campaigns/HC20140401_DG/Documents/af541-niv-mask- product-demo-presentation.pdf • Bishopp, A., Oakes, A., Antoine-Pitterson, P., Chakraborty, B., Comer, D., & Mukherjee, R. (2019). The preventative effect of hydrocolloid dressings on nasal bridge pressure ulceration in acute non-invasive ventilation. The Ulster Medical Journal, 88(1), 17. • Bộ Y tế. (2014). Quy trình kỹ thuật thông khí không xâm nhập với hai mức áp lực dương (BiPAP). Quyết định 1904/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức – Cấp cứu và Chống độc”. • Bộ Y tế. (2014). Quy trình kỹ thuật thông khí không xâm nhập với áp lực dương liên tục (CPAP). Quyết định 1904/QĐ- BYT về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức-Cấp cứu và Chống độc”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2