intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chẩn đoán sớm bệnh Parkinson - Ths. BS. Đặng Thị Huyền Thương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chẩn đoán sớm bệnh Parkinson do Ths. BS. Đặng Thị Huyền Thương biên soạn trình bày các nội dung chính sau: Chẩn đoán bệnh Parkinson; Chẩn đoán hội chứng Parkinson; Xác định bệnh Parkinson chẩn đoán lâm sàng chắc chắn PD;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chẩn đoán sớm bệnh Parkinson - Ths. BS. Đặng Thị Huyền Thương

  1. 12/29/2020 CHẨN ĐOÁN SỚM BỆNH PARKINSON Ths.BS Đặng Thị Huyền Thương Đơn vị rối loạn vận động Khoa thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM MỞ ĐẦU • Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển • Thường gặp người cao tuổi (1% dân số trên 65 tuổi) • Giảm các tế bào thần kinh sản xuất dopamine →TC vận động • Tổn thương các tế bào thần kinh ngoài hệ dopaminergic→TC ngoài vận động • Chưa có xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh • Không có phương pháp nào chữa lành bệnh 1
  2. 12/29/2020 CHẨN ĐOÁN BỆNH HỌC Mất sắc tố ở Mất tế bào Sự hiện diện phần đặc chất dopaminergic của thể Lewy đen Olanow CW. Neurology 2009: 72(suppl 4): S1-S136 Modified from Visanji NP et al24 and licensed under CCBY 2.0. 2
  3. 12/29/2020 BỆNH HỌC Diễn tiến bệnh học Lewy trong hệ thần kinh • Giai đoạn 1 (bó khứu giác và vùng thân não dưới): mất mùi, táo bón • Giai đoạn 2 (nhân raphe và nhân lục): rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi giấc ngủ REM • Giai đoạn 3 (chất đen): triệu chứng vận động • Giai đoạn 4 (hệ viền, vỏ não giai đoạn sớm): suy giảm nhận thức nhẹ. • Giai đoạn 5-6 (vỏ não): ảo giác, sa sút trí tuệ Braak H, Rub U, Gai WP, Del Tredici K. Journal of Neural Transmission 2003, 110: 517–536. Kalia et al. Lancet 2015; 386: 896–912 3
  4. 12/29/2020 CHẨN ĐOÁN BỆNH PARKINSON • Hiện tại vẫn là chẩn đoán lâm sàng • Chẩn đoán sai và không được chẩn đoán: phổ biến • Tại thời điểm chẩn đoán: số lượng tế bào thần kinh dopaminergic đã mất đáng kể (trên 50%) • Phát hiện sớm rất quan trọng nếu có phương pháp chữa lành bệnh Parkinson’s disease: National Clinical Guideline for diagnosis and management in primary and secondary care.London, England: Royal College of Physicians; 2006 CHẨN ĐOÁN PD THEO TIÊU CHUẨN MDS 2015 • Bước 1: chẩn đoán hội chứng Parkinson • Bước 2: xác định bệnh Parkinson là nguyên nhân của hội chứng Parkinson dựa theo 3 tiêu chí và xếp loại chẩn đoán lâm sàng theo 2 mức độ - Chắc chắn là bệnh Parkinson (Clinically established PD) - Có thể là bệnh Parkinson (Clinically probable PD) 4
  5. 12/29/2020 CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG PARKINSON • Chậm cử động và • Có ít nhất một trong hai triệu chứng sau: Run khi nghỉ Đơ cứng XÁC ĐỊNH BỆNH PARKINSON 3 tiêu chí: • Tiêu chuẩn loại trừ tuyệt đối bệnh Parkinson (absolute exclusion criteria). • Dấu hiệu cảnh báo (red flags). • Tiêu chuẩn hỗ trợ chẩn đoán (Supportive criteria). 5
  6. 12/29/2020 CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG CHẮC CHẮN PD 1. Không có các tiêu chuẩn loại trừ tuyệt đối. 2. Có ít nhất 2 tiêu chuẩn hỗ trợ chẩn đoán. 3. Không có dấu hiệu cảnh báo CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG CÓ THỂ LÀ PD 1. Không có các tiêu chuẩn loại trừ tuyệt đối. 2. Có sự hiện diện của 1 hoặc 2 dấu hiệu cảnh báo nhưng được đối trọng bởi các tiêu chuẩn hỗ trợ: - 1 cảnh báo / 1 hỗ trợ. - 2 cảnh báo / 2 hỗ trợ. - Trên 2 dấu hiệu cảnh báo: Không được chẩn đoán là Bệnh Parkinson. 6
  7. 12/29/2020 TIÊU CHUẨN LOẠI TRỪ BỆNH PARKINSON 1. Có dấu hiệu tiểu não rõ ràng. 2. Liệt chức năng nhìn xuống trên nhân 3. Được chẩn đoán (nhiều khả năng) là sa sút trí tuệ trán – thái dương hoặc mất ngôn ngữ tiến triển nguyên phát trong vòng 5 năm đầu của bệnh. 4. Các triệu chứng Parkinson chỉ giới hạn ở chi dưới hơn 3 năm. 5. Được dùng thuốc ức chế dopamine hoặc thuốc hủy dopamine với liều và thời gian đủ gây ra hội chứng Parkinson do thuốc TIÊU CHUẨN LOẠI TRỪ BỆNH PARKINSON 6. Kém đáp ứng với liều cao levodopa mặc dù độ nặng của bệnh ít nhất ở mức độ trung bình. 7. Mất cảm giác vỏ não rõ ràng: VD mất nhận thức khối hình, mất khả năng nhận biết hình vẽ đơn giản trên da mặc dù cảm giác sơ cấp nguyên vẹn, mất thực dụng; mất ngôn ngữ tiến triển. 8. Hình ảnh học chức năng hệ dopaminergic tiền synapse bình thường . 9. Có nguyên nhân khác phù hợp với hội chứng Parkinson của bệnh nhân ; hoặc theo đánh giá đầy đủ của chuyên gia kết luận khả năng là nguyên nhân khác hơn là bệnh Parkinson 7
  8. 12/29/2020 TIÊU CHUẨN HỖ TRỢ 1. Có hiệu quả rõ ràng và ngoạn mục với thuốc dopaminergic Trong giai đoạn khởi đầu điều trị, người bệnh có thể phục hồi chức năng bình thường hoặc gần bình thường. Trong trường hợp không ghi nhận đáp ứng khởi đầu rõ ràng: Đáp ứng ngoạn mục được xác định như sau • Cải thiện đáng kể với tăng liều và xấu đáng kể với giảm liều. Cải thiện >30% điểm UPDRS III/chủ quan người bệnh/người chăm sóc và/hoặc • Dao động vận động bật tắt rõ ràng, có dấu hiệu tắt dần cuối liều có thể dự đoán được TIÊU CHUẨN HỖ TRỢ 2. Có loạn động do dùng levodopa. 3. Run khi nghỉ ở 1 chi được xác định khi thăm khám lâm sàng ( trước đó hoặc hiện tại ). 4. Có kết quả (+) với các Test phụ trợ: - Mất khứu giác hoặc - Mất phân bố giao cảm tim trên nhấp nháy đồ metaiodobenzylguanidine 8
  9. 12/29/2020 DẤU HIỆU CẢNH BÁO 1. Rối loạn dáng đi tiến triển nhanh đòi hỏi phải dùng xe lăn hoặc phương tiện hỗ trợ trong vòng 5 năm sau khi khởi phát. 2. Hoàn toàn không có tiến triển nặng của dấu hiệu vận động trong vòng 5 năm, trừ khi được điều trị có hiệu quả. 3. Có các triệu chứng hành tủy sớm trong 5 năm đầu. 4. Rối loạn hô hấp thì hít vào: Thở rít ở thì hít vào. DẤU HIỆU CẢNH BÁO 5. Suy thần kinh tự chủ nặng trong vòng 5 năm đầu bao gồm: a. Hạ huyết áp tư thế: Giảm huyết áp tư thế đứng trong vòng 3 phút: HA TT giảm tối thiểu 30mmHg. HA.TTr giảm tối thiểu 15mmHg. b. Tiểu khó, tiểu không kiểm soát mức độ nặng trong vòng 5 năm kể từ lúc khởi phát ( sau khi loại trừ ng/nh khác). 6. Ngã liên tục do rối loạn thăng bằng trong vòng 3 năm từ lúc khởi phát. 9
  10. 12/29/2020 DẤU HIỆU CẢNH BÁO 7. Loạn trương lực cổ gập, cứng khớp tay và chân trong vòng 10 năm đầu của bệnh. 8. Không hiện diện các triệu chứng ngoài vận động thường gặp của PD mặc dù bệnh đã kéo dài 5 năm: Rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác, rối loạn thần kinh tự chủ. 9. Có triệu chứng tháp mà không có bệnh khác đi kèm có thể lý giải được. 10. Hội chứng Parkinson đối xứng hai bên ngay từ đầu và suốt quá trình diễn tiến của bệnh ĐỘ CHÍNH XÁC CHẨN ĐOÁN 10
  11. 12/29/2020 CHẨN ĐOÁN SỚM BỆNH PARKINSON • Xác định đúng các triệu chứng vận động • Phát hiện các triệu chứng tiền vận động • Cận lâm sàng hỗ trợ 11
  12. 12/29/2020 CHẬM CỬ ĐỘNG Bradykinesia: chậm cử động và giảm dần về biên độ hoặc tốc độ của các cử động lặp đi lặp lại Chậm vận động chi cần thiết để thiết lập chẩn đoán Phát hiện qua các cử động tay và chân lặp lại: chập ngón tay, nắm xòe bàn tay, sấp ngửa bàn tay, chập ngón chân, dậm bàn chân CHẬM CỬ ĐỘNG • Chữ viết nhỏ (micrographia) • Giảm nháy mắt và giảm biểu cảm trên khuôn mặt (hypomimia) • Giọng nói nhỏ, đều đều (hypophonia) • Tăng tiết nước miếng vì giảm nuốt • Ngập ngừng khi đứng lên từ ghế • Giảm đung đưa cánh tay khi đi • Phân biệt với chậm cử động trong: trầm cảm, đau khớp, thất điều, yếu cơ 12
  13. 12/29/2020 RUN TRONG BỆNH PARKINSON • Điển hình: run khi nghỉ với tần số 4-7 Hz theo kiểu vấn thuốc ở tay, run chi dưới, run hàm, hoặc run lưỡi. • Thường không đối xứng và khởi phát ở một bên. • Đặc điểm run tái hoạt giúp phân biệt run trong bệnh Parkinson và run vô căn. • Biên độ run tăng lên khi làm các nghiệm pháp hoạt hóa (đếm ngược, trừ bảy, cử động luân phiên chi đối bên), khi đi RUN KHI NGHỈ • Run khi nghỉ có thể gặp trong Bệnh Parkinson Hội chứng Parkinson (MSA, PSP, CBS) Run do thuốc SWEDD (scan without evidence dopaminergic deficiency) Run vô căn giai đoạn nặng Run loạn trương lực Run Holmes Run chức năng 13
  14. 12/29/2020 ĐƠ CỨNG • Tăng trương lực cơ ngoại tháp • Được phát hiện thông qua vận động thụ động các khớp • Ảnh hưởng cả cơ gập và cơ duỗi • Không phụ thuộc vào hướng và tốc độ • “Lead-pipe” • Đơ cứng nhẹ được phát hiện với manoeuver (hoạt động chi đối bên) • Than phiền đầu tiên có thể đau và cứng khớp một bên, thường được chẩn đoán nhầm với bệnh cơ xương khớp 14
  15. 12/29/2020 CHẨN ĐOÁN PRODROMAL PD TRIỆU CHỨNG TIỀN VẬN ĐỘNG • Các triệu chứng trong giai đoạn tiền vận động: Giảm mùi Táo bón Rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD) Trầm cảm Mất ngủ 15
  16. 12/29/2020 GIẢM MÙI • Giảm mùi xảy ra ở 90% BN tại thời điểm chẩn đoán • Do tổn thương bó khứu giác • Xảy ra vài năm trước các triệu chứng vận động • Phần lớn người bệnh không nhận biết triệu chứng • Giảm mùi là yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng vận động của PD • Triệu chứng nhạy nhưng không đặc hiệu: hút thuốc, viêm mũi dị ứng, polyp mũi TÁO BÓN • Liên quan đến bệnh học Lewy ở nhân vận động lưng của dây X và hệ thống thần kinh ruột • Ít hơn 1 lần đi tiêu mỗi ngày có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng vận động PD cao gấp 3 lần những người đi tiêu thường xuyên hơn • Có thể xảy ra trước các triệu chứng vận động 20 năm • Độ đặc hiệu thấp, giá trị tiên đoán dương thấp khi sử dụng riêng rẽ 16
  17. 12/29/2020 RỐI LOẠN HÀNH VI GIẤC NGỦ REM • 50% - 70% người bệnh RBD sẽ xuất hiện bệnh synuclein trong vòng 5-10 năm (PD, sa sút trí tuệ thể Lewy, teo nhiều hệ thống). • Có giá trị tiên đoán dương cao nhất trong số các triệu chứng tiền vận động • 76.9% bệnh nhân PD có RBD Baumann-Vogel H, Hor H, Poryazova R, Valko P, Werth E, et al. (2020). PLOS ONE 15(12): e0243454 TEST MÙI • Sniffin’ Sticks test: 16 mục nhận biết , phân biệt mùi • 12-item Brief Smell Identification Test (B-SIT) • Phân biệt PD với người khỏe mạnh: Độ nhạy 61-95%, độ đặc hiệu 66-96% • Phân biệt PD với PSP: Độ nhạy 75-92%, độ đặc hiệu 65-74% • Phân biệt PD với ET: Độ nhạy 62-92%, độ đặc hiệu 67-96% The use of olfactory testing when diagnosing Parkinson’s disease – a systematic review, Tine Nielsen ,2018 17
  18. 12/29/2020 CHỈ DẤU SINH HÓA HÌNH ẢNH HỌC • MRI não giúp phân biệt với các hội chứng Parkinson khác • Dấu hiệu mất đuôi chim én: độ nhạy 98.5%, độ đặc hiệu: 94.3% Stezin A, Naduthota RM, Botta R, Varadharajan S, Lenka A, Saini J.Eur Radiol. 2018 Feb;28(2):718-726 18
  19. 12/29/2020 HÌNH ẢNH HỌC • single photon emission computed tomography (SPECT) • positron emission tomography (PET) • transcranial sonography (TCS) • Giúp phân biệt PD với người khỏe mạnh với độ nhạy và độ đặc hiệu cao • Giúp nhận biết PD dưới lâm sàng SPECT • SPECT(Single photon emission computed tomography) • Đánh giá sự thiếu hụt dopaminergic tiền synapse • Giúp phân biệt PD và run vô căn, run loạn trương lực, HC Parkinson không do thoái hóa thần kinh (do thuốc, tâm lý) • Không giúp phân biệt các hội chứng Parkinson do thoái hóa thần kinh (PD,MSA,CBD,PSP) 19
  20. 12/29/2020 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2