
Bài giảng Cơ chế điều hành xuất khẩu nhập khẩu (187/2013/NĐ-CP)
lượt xem 9
download

Bài giảng Cơ chế điều hành xuất khẩu nhập khẩu (187/2013/NĐ-CP) bao gồm những nội dung về biện pháp hạn chế số lượng; biện pháp cấp giấy phép; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; tiêu chuẩn kỹ thuật; thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và một số nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Cơ chế điều hành xuất khẩu nhập khẩu (187/2013/NĐ-CP)
- CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH XUẤT KHẨUNHẬP KHẨU (187/2013/NĐCP) 1
- Chính sách thương mại quốc tế Chính sách thương mại quốc tế là các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp thích hợp của một nước dùng để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của nước đó trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế chính trị xã hội của nước đó. 2
- 1/ Biện pháp điều tiết: Kinh tế Hành chính Kỹ thuật 2/ Hàng rào chính: Hàng rào thuế quan Hàng rào phi thuế quan 3
- Hàng rào thuế quan là sử dụng các loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước (XK, NK). Hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì các quốc gia tìm cách giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan. Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng. Hàng rào phi thuế quan thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu. 4
- Hình thức hàng ra phi thuế quan 1. Hạn chế số lượng 2. Cấp giấy phép 3. Các rào cản kỹ thuật 4. Biện pháp sử dụng doanh nghiệp độc quyền 5. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 6. Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài 7. Một số biện pháp khác 5
- 1.Biện pháp hạn chế số lượng Có nghĩa là giới hạn số lượng hoặc hạn chế thương mại với một quốc gia khác, có thể thực hiện bằng hạn ngạch, giấy phép hoặc các biện pháp có tính chất tương tự, kể cả các biện pháp và yêu cầu hành chính hạn chế thương mại. Gồm các mức độ: cấm, sử dụng hạn ngạch (quota) và cấp giấy phép. 6
- 2.Biện pháp cấp giấy phép Là hình thức cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép các thương nhân được xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa. Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và theo cam kết tại các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thì các nước dần dần ít sử dụng biện pháp quản lý này. 3.Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại Là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật) 7
- 4.2.Tiêu chuẩn kỹ thuật: Là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. 4.3. Quy chuẩn kỹ thuật: Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. 8
- 4.4 Quy trình đánh giá sự phù hợp: Quy định trình tự, thủ tục, phương pháp đánh giá sự phù hợp về các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật. 5.Biện pháp độc quyền Nhiều nước (như Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia, Philippines…) sử dụng quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và doanh nghiệp thương mại Nhà nước như một rào cản với lý do “bình ổn nền kinh tế”. 9
- 5.1. Trợ cấp Là khoản tài trợ của chính phủ cho các DN trong nước nhằm hạ chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của hàng XK hoặc bù đắp cho DN NK hàng hóa cần thiết nhưng giá NK cao hơn giá bán trong nước do chính phủ quy định. 5.2. Chống bán phá giá Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu. Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế NK thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước NK. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng NK bán phá giá gây ra. 10
- 5.3. Tự vệ Là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ. 11
- 6. Biện pháp liên quan đầu tư WTO quy định các thành viên không được đưa ra các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá và hạn chế ngoại tệ. Yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài khai rõ về tỷ lệ xuất khẩu, chuyển lợi nhuận, loại sản phẩm phải sản xuất và tiêu thụ… 7. Một số biện pháp mới Thường được các nước phát triển như Mỹ, EU áp dụng, với các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường, người lao động. Ví dụ: Mỹ đánh thuế cao vào các loại ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu do Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ đặt ra, khiến các nhà sản xuất ô tô EU phải chịu thuế cao tới 85%. 12
- Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu 1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân. 13
- Đ2 T04. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu 1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm: a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư; b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐCP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013/NĐCP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 14
- 2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định 187, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định 187, còn thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, gia công hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐCP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định số 23/2007/NĐCP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 15
- 3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định 187, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó. 16
- Đ4.Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan. 2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan. 3. Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. 17
- Đ5.Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu 1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 187. 2. Việc cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 187 do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này. 18
- 3. Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét cho phép nhập khẩu trong các trường hợp cụ thể theo nguyên tắc và quy định sau đây: a) Nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét, giải quyết theo phân công và quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 187. b) Nhập khẩu hàng hóa viện trợ nhân đạo: Bộ Công Thương xem xét, giải quyết trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 19
- c) Hàng hóa quy định tại Điểm a và b Khoản này là hàng hóa không gây ô nhiễm môi trường, không lây lan dịch bệnh, không ảnh hưởng sức khỏe con người, an toàn giao thông, an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và không ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. d) Căn cứ phân công tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 187 và quy định của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành văn bản quy định và danh mục hàng hóa cụ thể theo đúng mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 3: Luật dân sự
15 p |
1152 |
142
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương - Chương 7: Luật lao động (Lương Thanh Bình)
27 p |
300 |
60
-
Bài giảng Pháp luật ngân hàng: Chương 3 - TS. Phan Thị Thành Dương
80 p |
289 |
55
-
Bài giảng Pháp luật ngân hàng: Chương 2 - TS. Phan Thị Thành Dương
63 p |
267 |
55
-
Bài giảng Luật cạnh tranh - ThS. Đinh Hoài Nam
50 p |
250 |
43
-
Bài giảng Luật kinh tế
26 p |
237 |
31
-
Bài giảng Luật ngân hàng - Chương 2: Địa vị pháp lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam
23 p |
203 |
29
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 6 - Ngành Luật hành chính
27 p |
625 |
27
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Ngành Luật hành chính
27 p |
481 |
21
-
Bài giảng Luật ngân hàng và chứng khoán (Phần 1: Luật ngân hàng): Chương 3 - Nguyễn Từ Nhu
78 p |
100 |
19
-
Bài giảng Hướng dẫn quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
46 p |
149 |
18
-
Bài giảng Chuyên đề 2: Pháp luật về cạnh tranh
49 p |
158 |
13
-
Bài giảng Chương 8: Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu
10 p |
114 |
11
-
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 4 - ThS. Lưu Hải Yến
23 p |
71 |
9
-
Bài giảng Luật ngân hàng: Bài 3 - ThS. Hoàng Văn Thành
35 p |
47 |
8
-
Bài giảng Kinh tế ngoại thương: Chương 3 - Chính sách và các công cụ quản lý điều hành nhập khẩu
16 p |
102 |
7
-
Bài giảng Chính sách thương mại quốc tế: Chương 7 - Mai Thị Phượng
53 p |
119 |
6


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
