intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu: Chương 3.3 - TS. Nguyễn Thị Bích Thùy

Chia sẻ: Caphesuadathemmatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

38
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu: Chương 3.1 Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi, cung cấp cho người học những kiến thức như: Đặc tính sinh học của nấm linh chi; Kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ sinh học nấm ăn và nấm dược liệu: Chương 3.3 - TS. Nguyễn Thị Bích Thùy

  1. BÀI GIẢNG HỌC PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU GV: TS. Nguyễn Thị Bích Thùy ĐT: 0379171187 Email: thuy_chat@yahoo.com.vn
  2. CHƯƠNG 3. CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG MỘT SỐ LOÀI NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU 3.1. Công nghệ nuôi trồng nấm sò 3.2. Công nghệ nuôi trồng nấm rơm 3.3. Công nghệ nuôi trồng linh chi
  3. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.1. Đặc tính sinh học của nấm linh chi 3.3.1.1. Giới thiệu chung  Tên khoa học: Ganoderma lucidum.  Tên tiếng Anh: Ling zhi, Reishi.  Vị trí phân loại: chi Ganoderma, họ Ganodermataceae, bộ Polyporales, Lớp Agaricomycetes, Ngành Basidiomycota.
  4. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.1. Đặc tính sinh học của nấm linh chi 3.3.1.2. Chu trình sống
  5. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.1. Đặc tính sinh học của nấm linh chi 3.3.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng  Nhu cầu N: nấm linh chi ưa N hữu cơ hơn N vô cơ, tuy nhiên lượng N không cần nhiều.  Rất cần các nguyên tố đa lượng và vi lượng nên trong nuôi trồng nên bổ sung các loại cám gạo, cám ngô, Ca qua CaCO3.
  6. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.1. Đặc tính sinh học của nấm linh chi 3.3.1.4. Nhu cầu ngoại cảnh  Nhiệt độ:  Sợi nấm có thể mọc từ 15-35oC, tốt nhất ở 24-25oC.  Giai đoạn quả thể cần nhiệt độ từ 22 - 28oC.
  7. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.1. Đặc tính sinh học của nấm linh chi 3.3.1.4. Nhu cầu ngoại cảnh  Độ ẩm:  Độ ẩm cơ chất: 60% - 65%  Độ ẩm không khí: sợi nấm mọc tốt ở độ ẩm 60-70%, khi hình thành mầm mống quả thể cần độ ẩm không khí 85-90% (bão hòa), quả thể phát triển cần độ ẩm từ 70-85%.
  8. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.1. Đặc tính sinh học của nấm linh chi 3.3.1.4. Nhu cầu ngoại cảnh  Ánh sáng:  Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng.  Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách được), cường độ ánh sáng 300 - 800 lux.
  9. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.1. Đặc tính sinh học của nấm linh chi 3.3.1.4. Nhu cầu ngoại cảnh  Độ thông thoáng:  Trong quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm linh chi đều cần có độ thông thoáng tốt.  Nếu phòng nuôi bị bí sẽ làm cho quả thể bị dị dạng: xù lông, cuống dài mà không ra quả thể.  pH:  Linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến axit yếu (pH 5,5 - 7)
  10. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2. Kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi  Thời vụ:  Nấm Linh Chi có hai thời điểm cấy giống:  Cấy giống Xuân - Hè: 15/2 - 15/4.  Cấy giống Thu - Đông: 15/8 - 15/9.  Đối với miền Bắc còn có thêm một thời điểm nữa là 15/11 - 15/12
  11. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2. Kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi
  12. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2. Kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2.1. Xử lý nguyên liệu  Nguyên liệu gồm tất cả các loại mùn cưa của gỗ mềm, không có tinh dầu.  Nguyên liệu trước khi đưa vào xử lý để nuôi trồng thường được ủ bảo quản.
  13. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2. Kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2.1. Xử lý nguyên liệu  Phương pháp ủ bảo quản:  Nguyên liệu được bổ sung vôi bột với tỷ lệ 2 - 2,5 kg vôi bột/1m3.  Không bổ sung thêm độ ẩm.  Vôi bột được rải đều từng lớp trong đống ủ.  Nơi chọn làm vị trí ủ cao ráo, không bị đọng nước và có mái che.
  14. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2. Kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2.1. Xử lý nguyên liệu  Phương pháp ủ bảo quản:  Nguyên liệu sau khi lên thành đống có thể lên tới trăm nghìn m3.  Bề mặt đống ủ không đậy (đỡ bị tạp nhiễm).  Thời gian ủ bảo quản có thể từ 6 - 12 tháng, chất lượng thay đổi không đáng kể.
  15. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2. Kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2.1. Xử lý nguyên liệu  Phương pháp ủ chính thức:  Trường hợp chưa ủ bảo quản: làm ướt bằng nước vôi, đạt độ ẩm 62-65%, tỉ lệ 4kg vôi tôi/1 m3 nước.  Trường hợp đã ủ bảo quản thì chỉ cần điều chỉnh độ ẩm bằng nước sạch với độ ẩm của nguyên liệu ở ngưỡng từ 62 - 65%.  Thời gian ủ chính thức tối đa là 7 ngày và tối thiểu là 24 giờ.
  16. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2. Kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2.2. Bổ sung dinh dưỡng, đóng bịch  Công thức bổ sung:  Mùn cưa cao su: bổ sung 5% bột ngô; 5% cám gạo; 1,2 - 1,5% bột nhẹ.  Mùn cưa bồ đề hoặc bã mía: bổ sung 7% bột ngô; 5% cám gạo; 1,2 - 1,5% bột nhẹ.  Mùn cưa tạp mềm hoặc keo: bổ sung 8% bột ngô; 7% cám gạo; 0,5% đường; 1,2 - 1,5% bột nhẹ.
  17. 3.3. Công nghệ nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2. Kỹ thuật nuôi trồng nấm linh chi 3.3.2.2. Bổ sung dinh dưỡng, đóng bịch  Đóng bịch:  Sử dụng túi có kích thước 25×35 cm.  Trọng lượng trùng bình: 1,3 -1,5 kg.  Cao: 13 - 14 cm.  Yêu cầu: bịch tròn, căng, thẳng, chắc tay và tuyệt đối không để rạn hay thủng túi.  Làm cổ nút, nút bông, đậy nắp rồi hấp khử trùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1