intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ sinh học thực phẩm: Chương 3(1) - ThS. Phạm Hồng Hiếu

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

96
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương này của bài giảng trình bày về công nghệ sản xuất sinh khối tế bào. Trong chương này gồm có 2 nội dung chính, đó là: Sản xuất nấm men từ rỉ đường, sản xuất và thu nhận tảo. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ sinh học thực phẩm: Chương 3(1) - ThS. Phạm Hồng Hiếu

  1. Chương 3: Ứng dụng vi sinh vật trong CNTP 3.1. Công nghệ sản xuất sinh khối tế bào 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường 3.1.2. Sản xuất và thu nhận tảo
  2. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • RỈ ĐƯỜNG: ▫ Là phế liệu của các quá trình sản xuất đường mía, củ cải đường. ▫ Là phần còn lại của dung dịch đường sau khi đã tách phần đường kết tinh ▫ Chiếm 3 – 5% lượng mía ▫ Chất lượng và số lượng phụ thuộc giống mía (củ cải đường), điều kiện canh tác, đất đai, công nghệ sản xuất đường ▫ Có 2 loại rỉ đường là rỉ đường từ công nghệ sản xuất đường từ mía và từ củ cải đường
  3. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Những đặc tính quan trọng của rỉ đường ảnh hưởng đến quá trình lên men ▫ Chứa hàm lượng đường cao ▫ Chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ, các chất thuộc vitamin và các chất điều hòa sinh trưởng nhất là vitamin H (biotin) là chất kích thích sinh trưởng đối với phần lớn nấm men. ▫ Rỉ đường mía có hàm lượng biotin cao hơn rỉ đường từ củ cải đường  trộn chung rỉ đường từ mía với rỉ đường củ cải đường để đảm bảo chất lượng biotin cho nấm men phát triển
  4. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Thành phần rỉ đường Thành phần Tỷ lệ Rỉ đường củ cải Rỉ đường mía Đường tổng số % 48-52 48-56 Các chất hữu cơ khác đường % 12-17 9.0-12 Protein % 6.0-10 2.0-4.0 Kali % 2.0-7.0 1.5-5.0 Canxi % 0.1-0.5 0.4-0.8 Magie % ~ 0.09 ~ 0.06 Photpho % 0.02-0.07 0.6-2.0 Biotin Mg/kg 0.02-0.15 1.0-3.0 Axit pantotenic Mg/kg 50-110 15-55 Inozitol Mg/kg 5000-8000 2500-6000 Tiamin Mg/kg ~ 1.3 ~ 1.8
  5. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Nguyên nhân xử lí rỉ đường trước khi lên men ▫ Rỉ đường có màu nâu sẫm do các hợp chất caramen, phức chất của phenol-Fe2+, Melanodin, Melanin tạo ra trong qt chế biến đường, rất khó phá hủy bám vào sinh khối của nấm men và tạo cho nấm men có màu vàng sẫm ▫ Hàm lượng đường khá cao cần pha loãng tới nồng độ thích hợp cho sự phát triển của nấm men ▫ Độ nhớt cao làm giảm khả năng hòa tan của oxy, làm cản trở quá trình trao đổi chất của tế bào nấm men
  6. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Ứng dụng của rỉ đường ▫ Rỉ đường được ứng dụng trong sản xuất nhiều sản phẩm như: bột ngọt, rượu rum, sản xuất nấm men, acid lactic, cồn, tăng sinh khối protein ▫ Ngoài ra còn rất nhiều các quy trình công nghệ tiên tiến khác cũng dùng rỉ đường làm nguyên liệu như: micromix-3 kết hợp bổ sung rỉ đường NPK để xử lý rác, xử lý vỏ đầu tôm với rỉ đường và enzym dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm…
  7. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Nấm men Saccharomyces ▫ Saccharomyces là một chi nấm men được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm như làm bánh mì, sản xuất cồn. ▫ Saccharomyces có nghĩa là nấm đường và là loại vi sinh vật duy nhất được sản xuất với quy mô rất lớn trên thế giới
  8. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường QTSX NẤM MEN TỪ RỈ ĐƯỜNG TỔNG QUÁT Mật rỉ Pha loãng xử lí sơ bộ Lọc ép, quạt khô Pha chế dịch lên men Đóng gói Men Lên men Tạo hình giống Ly tâm Thành phẩm
  9. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường Mật rỉ QTSX NẤM MEN BÁNH MÌ TỪ RỈ ĐƯỜNG Xử lí Lọc dịch xử lí Pha loãng Ly tâm Pha chế dịch Lọc ép, quạt lên men khô Thanh trùng Đóng gói Men giống Làm nguội Tạo hình Pha loãng Lên men Thành phẩm
  10. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Xử lí rỉ đường ▫ Mục đích  Loại bỏ tạp chất như chất lơ lửng hay huyền phù ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và nuôi cấy nấm men  Làm trong rỉ đường do rỉ đường có màu sẫm.  Chuẩn bị cho quá trình lên men.
  11. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Xử lí rỉ đường ▫ Xử lí rỉ đường bằng phương pháp hóa học  Pha loãng (0,73m3 nước/1 tấn rỉ đường)  Thêm CaCl2 (0,9kg/1 tấn rỉ đường)  khuấy trộn 30 ph  để yên 30 ph  Thêm 6 lít H2SO4 / 1 tấn rỉ đường  khuấy 30 ph  Để lắng 6 – 12h  hút dịch trong bên trên  sau đó pha loãng rỉ đường bằng nước lạnh và xử lý vôi như trên.
  12. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Xử lí rỉ đường ▫ Xử lí rỉ đường bị xấu  Rỉ đường chứa vi khuẩn tạo nitric : Sử dụng Chlotetraccyline 1- 5 g/1 m3 dd rỉ đường đã pha loãng để làm trong, thời gian 1h  Rỉ đường có SO2: Sử dụng Clo 11g/110 g SO2, thời gian 60 ph  Rỉ đường có độ màu cao: Pha loãng ít nhất 20 lần  Rỉ đường có hàm lượng Canxi cao >1%: pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:3, pH = 4,5, để 4h ly tâm loại kết tủa  Rỉ đường có Acid bay hơi cao: Dùng H3PO4 thay vì H2SO4 để làm trong rỉ đường
  13. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Lọc dịch xử lí bằng phương pháp cơ học ▫ Dùng hệ thống ly tâm lọc, lắng kéo theo chất bẩn cùng các chất rắn lơ lửng xuống ra khỏi dịch đường ▫ Trước khi ly tâm, pha loãng rỉ đường với nước theo tỷ lệ 1:1, 1:2, 1:3, 1:4 tùy thuộc vào thành phần muối canxi trong rỉ đường ▫ Nếu lượng muối canxi trong rỉ đường< 0,5% thì pha loãng 1:1, nếu là 0,6% thì pha loãng 1:2, hơn 1% thì pha loãng 1:4
  14. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Pha chế dịch lên men ▫ Nguồn hydrat cacbon: tính trên rỉ đường hoặc rỉ đường có bổ sung nước mạch nha: 12-15% chất khô ▫ Amonium sunfat ((NH4)2SO4 ) là nguồn đạm cho tế bào nấm men, chứa ít nhất 21% nitơ, độ ẩm không quá 1,5 % : từ 0,1-0,3% ▫ Urê: 0,1-0,15%. ▫ DAP: có chứa P2O5 hơn 50,5 %, độ ẩm nhỏ hơn 0%: 0,1% hay acid photphoric 0,06% ▫ Magiê sunfat: loại kĩ thuật, dễ tan trong nước, lượng MgO < 16,3%, arcenic không hơn 0,0003%: 0,05%
  15. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Nhân giống: ▫ Nuôi cấy nhân giống đầu tiên trong PTN:  Nuôi cấy trên ống nghiệm thạch nghiêng rồi cấy chuyền vào ống nghiệm chứa 10ml môi trường nuôi cấy  Nuôi ở 28- 320C trong vòng 16-20 giờ  Lần lượt cấy vào bình tam giác và trong các thiết bị lớn hơn, tỷ lệ giống chuyển cấp là 1:10 cho đến khi được 100l ▫ Nhân giống trong giai đoạn phân xưởng:  Nhân giống trong thiết bị có thể tích 3-4 m3 chứa 1m3 dịch nuôi cấy (thời gian, nhiệt độ như trên)  Tiếp tục nhân giống vào những thiết bị lớn hơn với tỷ lệ mỗi cấp chuyển giống là 1:10 cho đến khi được 100 m3
  16. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Nhân giống: Thể tích nuôi Nguồn hydratcacbon TG nuôi (h) pH Thông khí Ống nghiệm Nước chiết khoai tây Lắc ở tốc độ 130- 16-20 5 10ml x 4 và đường cát 200 vòng/phút Rỉ đường nước Thông khí 1-2 Bình 1 lít 8-10 5 mạch nha (1:1) m3/m3/giờ Rỉ đường nước Bình 10 lít 8-10 5 1-2 m3/ m3/giờ mạch nha (1:1) Rỉ đường nước Bình 50 lít 3 5 3-5 m3/ m3/giờ mạch nha (2:1) Phuy 100 lít Rỉ đường 3 5 8-10 m3/m3/giờ Phuy 200 lít Rỉ đường 8-10 5 8-10 m3/ m3 /giờ
  17. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Dạng men thương mại ▫ Men lỏng: thu nhận sau khi lên men hiếu khí kết thúc, dễ bị nhiễm, khó bảo quản, thời gian sử dụng 24 giờ sau khi sản xuất
  18. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Dạng men thương mại ▫ Men dạng paste: thu được sau khi ly tâm nấm men lỏng, độ ẩm khoảng 70 -75 %, bảo quản lạnh ở 4 – 70C có thể sử dụng trong 10 ngày. Liều lượng sử dụng 4-5% so với khối bột lên men.
  19. 3.1.1. Sản xuất nấm men từ rỉ đường • Dạng men thương mại ▫ Men khô: sản xuất từ nấm men paste bằng cách sấy ở t0 < 400C hay sấy thăng hoa, độ ẩm < 10%, thời gian sử dụng rất lâu và dễ vận chuyển
  20. 3.1.2. Sản xuất và thu nhận tảo • Tảo ( Algae): ▫ Theo tiếng La Tinh có nghĩa là cỏ biển ▫ Thuộc nhóm vi sinh vật có nhân thật, trong tế bào luôn có chất diệp lục nên chủ yếu sống tự dưỡng (quang hợp) ▫ Gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá ▫ Hầu hết sống trong nước ▫ Có nhiều dạng: đơn bào, sợi xiên, sợi phân nhánh, hình ống, hình phiến. Tảo không có mô dẫn truyền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2