Bài giảng Đánh giá trong giáo dục: Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm - ThS. Ma Cẩm Tường Lam
lượt xem 39
download
Mục tiêu của bài giảng Đánh giá trong giáo dục: Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm nhằm giúp trình bày giải thích được ưu nhược điểm chung của trắc nghiệm, biên sọan được các lọai câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm đúng sai – nhiều lựa chọn - ghép hợp - điền khuyết. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đánh giá trong giáo dục: Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm - ThS. Ma Cẩm Tường Lam
- ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC (Educational Evaluation) PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM Giảng viên ThS. Ma Cẩm Tường Lam
- “Trắc nghiệm quả thực là góp phần toán học hóa và tự động hoá việc đánh giá tri thức“ ( T.A.ILINA)
- Mục tiêu học tập Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: 1. Trình bày giải thích được ưu nhược điểm chung của trắc nghiệm. 2. Biên sọan được các lọai câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm đúng sai – nhiều lựa chọn ghép hợp điền khuyết.
- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (TEST) • Chữ Test được xuất hiện vào năm 1890 do nhà tâm lý học Hoa Kỳ Mac K. Cattell đưa ra. Từ đó trắc nghiệm được hiểu theo nghĩa mở rộng là dụng cụ, phương tiện, cách thức để khảo sát, đo lường kiến thức, sự hiểu biết nhân cách trí thông minh...
- • Sang thế kỷ 20, trắc nghiệm phát triền mạnh mẽ với nhiều công trình nghiên cứu. Đặc biệt Binet và Simon ( Pháp) phát minh loại trắc nghiệm trí thông minh trẻ em. • Sau thế chiến thứ nhất, trắc nghiệm của Binet được tu chỉnh và áp dụng cho tất cả các trường trung học và đại học Mỹ.
- CÁC LOẠI BÀI TNKQ 1. Trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa 2. Trắc nghiệm do giáo viên thiết kế
- 1. CÂU HỎI ĐÚNG – SAI Hình thức • Hình thức trắc nghiệm Đúng Sai là một câu khẳng định gồm một hoặc nhiều mệnh đề, học sinh đánh giá nội dung của câu ấy đúng hay sai. Học sinh trả lời bằng cách đánh dấu chéo “X’’ vào phiếu trả lời ở câu thích hợp với chữ Đ (đúng) hoặc S (sai). • Đối với câu đúng, mọi chi tiết của nội dung trong câu trắc nghiệm phải phù hợp với tri thức khoa học. Còn đối với câu sai chỉ cần một chi tiết không phù hợp với tri thức khoa học thì toàn bộ câu trắc nghiệm đó được đánh giá là sai.
- • Ưu điểm: • Thích hợp với việc đánh giá các mức trí năng thấp • Có thể kiểm tra một phạm vi rộng của kiến thức trong khoảng thời gian ngắn • Dễ viết • Chấm bài đơn giản, nhanh và chính xác
- • Khuyết điểm • Học sinh có thể đoán mò • Khó đánh giá đúng năng lực của học sinh • Câu đúng sai có thể tối nghĩa, khó hiểu do có nhiều quan điểm khác nhau • Có độ tin cậy thấp • Thường được trích nguyên văn từ sách giáo khoa nên HS dễ học vẹt
- • Những lưu ý – Từ ngữ chính xác, phù hợp để cho câu hỏi đơn giản và rõ ràng, tránh để học sinh không hiểu hoặc hiểu sai ý.ý – Tránh trích nguyên văn câu hỏi từ sách GK – Nội dung câu trắc nghiệm S chỉ cần một yếu tố sai. Không nên có nhiều yếu tố sai vì học sinh có cơ hội dễ dàng phát hiện ra câu S. – Nội dung câu Đ hoặc câu S phải chắc chắn dựa vào cơ sở khoa học, không phụ thuộc vào quan điểm riêng của cá nhân.
- • Những lưu ý – Tránh câu có cấu trúc quá dài gồm nhiều chi tiết phức tạp làm rối học sinh. – Tránh dùng những câu phủ định nhất là phủ định kép. – Nên tránh dùng: tất cả, không bao giờ, không một ai, không thể nào... hoặc: một số người, có khi, thường thường, đôi khi.... – Số câu đúng và số câu sai nên bằng nhau và được phân bố ngẫu nhiên trong bài kiểm tra – Tránh sử dụng các chi tiết vụn vặt để “đánh lừa” học sinh.
- Ví dụ Chọn câu Đ –S • Không phải mọi HS đều không chăm học bài. • Gia đình đông con thì không bao giờ giàu có. • Thành phố Buôn Mê Thuột là một thành phố thuộc khu vực Tây nguyên, có trồng nhiều cà phê và nhiều địa điểm du lịch nỗi tiếng của Việt Nam. • Đinh Tiên Hoàng là tên một con đường của Thành phố Buôn Mê Thuột
- Chọn câu Đ –S • Bản Đôn là một địa điểm du lịch của Thành phố Buôn Mê Thuột. • Hình vuông là hình bình hành có các cạnh liên tiếp bằng nhau. • Đinh Tiên Hoàng là vị vua tài giỏi trong lịch sử Việt Nam. • Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập vào ngày 29 1945 • Số nguyên tố là số chia hết cho 1.
- 2. CÂU HỎI GHÉP ĐÔI (matching) Hình thức • Phần hướng dẫn là một câu cho biết yêu cầu ghép từng phần tử của một tập hợp các dữ liệu thứ nhất phù hợp với 1 phần tử của tập hợp các dữ kiện thứ hai. • Các phần tử ở cột bên trái là những yếu tố để hỏi, còn các phần tử ở cột bên phải là những yếu tố lựa chọn để trả lời. Số lượng các phần tử ở cột bên phải bao giờ cũng nhiều hơn số phần tử ở cột bên trái,
- Ưu điểm: – Thích hợp với các câu hỏi về sự kiện: ai, ở đâu, khi nào, cái gì… – Thích hợp với việc kiểm tra các mức độ trí năng thấp hoặc HS lớp nhỏ – Kiểm tra được nhiều vấn đề trong một thời gian ngắn – Chấm bài đơn giản, khách quan, có độ tin cậy cao. – Yếu tố đoán mò đã giảm đi nhiều
- • Khuyết điểm: – Việc thiết kế câu ghép đôi thường mất nhiều thời gian và công sức. – Nếu lạm dụng sẽ đưa đến tình trạng học vẹt
- • Những lưu ý – Phải có ít nhất 6 đến 12 phần tử trong mỗi c ột – Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép các phần tử lại với nhau. Phải nói rõ một phần tử có được sử dụng nhiều lần hay không. – Các phần tử trong cùng một cột phải cùng loại, hoặc cùng tính chất. Các phần tử trong mỗi cột được xếp theo thứ tự 1, 2, 3... cột phải đánh ký hiệu a, b, c, d...
- • Những lưu ý – Tất cả các phần tử nên nằm trên một trang giấy – Số lượng của các đề mục dẫn và đề mục trả lời không nên bằng nhau. – Các câu hỏi ghép đôi cũng có thể được dùng như các câu hỏi có nhiều câu lựa chọn
- Ví dụ • Hãy kết nối các thành phần của cột A và các thành phần tương ứng ở cột B A B 1. Vẽ bản đồ a. Quốc gia 2. Vua Gia Long b. Paris 3. Pháp c. Oasinton 4. Sông Hồng d. Lịch sử 5. Tháp Eiffel e. Maxcova 6. Nga f. Địa lý g. Hà Nội h. Thủ đô
- Ví dụ • Hãy kết nối tên quốc gia ở cột A và tên thủ đô ở cột B A. Quốc gia B. Thủ đô 1. Hoa Kỳ a. Lahabana 2. Canada b. Paris 3. Cuba c. Oasinton 4. Pháp d. Rome 5. Trung Quốc e. Otaoa 6. Nga f. Bắc Kinh g. Maxcova h. Montreal
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 4 –Bài 8: Tổ chức đào tạo việc học của người lớn tuổi
5 p | 303 | 106
-
Bài 5 - Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (phần 1)
12 p | 573 | 91
-
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ TIN CẬY CỦA MỘT BÀI KIỂM TRA
7 p | 858 | 80
-
Bài giảng Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá
20 p | 363 | 72
-
Bài giảng Đo lường và đánh giá trong giáo dục
31 p | 213 | 24
-
Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại việt nam
20 p | 116 | 24
-
Bài giảng Đảm bảo chất lượng giáo dục tại khoa Quốc tế, ĐHQGHN: Quy trình và tiêu chuẩn đánh giá trong, đánh giá ngoài
20 p | 132 | 21
-
Bài giảng Thực trạng giáo dục Việt Nam và định hướng đổi mới - GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
22 p | 84 | 15
-
Tổ chức kiểm tra đánh giá tiếp cận phát triển năng lực cho học viên ở các trường đại học trong quân đội
7 p | 120 | 14
-
Bài giảng Hướng dẫn viết báo cáo tiêu chí, tiêu chuẩn, tự đánh giá
20 p | 195 | 14
-
Bài giảng Nhập môn khoa học tự nhiên: Chương trình bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên
48 p | 121 | 13
-
Bài giảng Đo lường & đánh giá trong giáo dục
34 p | 110 | 10
-
Bài giảng Lý luận dạy học vận dụng vào công tác thanh tra - ThS. Phùng Đình Dụng
7 p | 147 | 8
-
Giáo án môn Giáo dục Môi trường và giảng dạy Địa lí địa phương – Bài dạy: Địa lí tự nhiên tỉnh Thái Nguyên - Lâm Ngọc Phú
8 p | 121 | 5
-
Bài giảng Sứ mệnh của đại học và vai trò của giảng viên trong mô hình quản trị đại học hiện đại
20 p | 112 | 4
-
Bài giảng Chia sẻ kinh nghiệm phối hợp với TT Cel trong vai trò quản lý
18 p | 37 | 2
-
Bài giảng Những việc cần tiếp tục triển khai
9 p | 63 | 2
-
Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh tại Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn