intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dịch tễ học thú y: Chương 6 - Nguyễn Thị Thu Hiền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Dịch tễ học thú y: Chương 6 Dịch tễ học mô tả, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: phương pháp nghiên cứu mô tả; các phương pháp nghiên cứu mô tả; nghiên cứu mô tả trong thú y. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dịch tễ học thú y: Chương 6 - Nguyễn Thị Thu Hiền

  1. CHƯƠNG 6 DỊCH TỄ HỌC MÔ TẢ
  2. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ 1. Định nghĩa Nghiên cứu mô tả là một nghiên cứu về hình thái xuất hiện bệnh có liên quan đến các biến số: Động vật – Không gian - Thời gian.
  3. Nghiên cứu mô tả là: Mô tả về bệnh hay các trạng thái liên quan đến bệnh ✓ Sự xuất hiện (cái gì) ✓ Phân bố sự xuất hiện theo: thời gian, địa điểm, các yếu tố khác ✓ Diễn biến của sự xuất hiện (nhanh, chậm)
  4. 2. Mục đích của nghiên cứu mô tả ✓ Đánh giá chiều hướng của dịch bệnh động vật, so sánh giữa các vùng trong một nước hay giữa các nước. ✓ Cung cấp cơ sở cho việc vạch kế hoạch và đánh giá các điều kiện thú y cơ sở. ✓ Xác định vấn đề cần nghiên cứu, hình thành những giả thuyết sẽ được kiểm định bằng các nghiên cứu phân tích tiếp theo.
  5. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ Có 3 phương pháp nghiên cứu mô tả chính: + Nghiên cứu tương quan: Nghiên cứu hình thái của bệnh trong quần thể. + Báo cáo bệnh + Điều tra ngang
  6. III. NGHIÊN CỨU MÔ TẢ TRONG THÚ Y 1. Mô tả ca bệnh Là mô hình nghiên cứu cơ bản của phương pháp dịch tễ học mô tả dựa trên dữ kiện thu thập từ từng cá thể. * Lưu ý: - ngoài việc mô tả những biểu hiện chung, cần phải mô tả những biểu hiện không bình thường hoặc hiếm thấy của một bệnh thông thường. - Phải trung thực khi mô tả - Cần chú ý những biểu hiện giống nhau ở một số bệnh trên cùng một loài động vật
  7. 2. Mô tả các ca bệnh hay mô tả một chùm bệnh ✓ áp dụng mô tả cho một vài trường hợp cùng mắc một bệnh, cùng có chung một hiện tượng như nhau về sức khoẻ ✓ yêu cầu phải mô tả chi tiết và trung thực quá trình biểu hiện lâm sàng của các loại ca bệnh đó.
  8. 3. Khảo sát chung ✓ Là những nghiên cứu mô tả áp dụng cho một quần thể động vật, mục tiêu của khảo sát là cung cấp những số liệu về sự lưu hành, tính phổ biến của các đặc điểm ✓ Có thể tiến hành khảo sát bằng phương pháp : + Phương pháp khảo sát trực tiếp + Phương pháp khảo sát gián tiếp
  9. 4. Những đặc trưng cần mô tả ❖ Động vật: trả lời cho câu hỏi “Loài động vật nào mắc bệnh và mắc như thế nào?” ❖ cần chú ý: ✓ Tuổi: tuổi là yếu tố quan trọng nhất trong các đặc trưng về động vật. ✓ Tính biệt ✓ Loài giống ✓ Trạng thái sinh lý
  10. ❖ Không gian: “Nơi nào có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hay thấp nhất?” ❖ Thời gian: trả lời cho câu hỏi “Khi nào bệnh xảy ra thường xuyên hay ít xảy ra?” và “Tần số của bệnh hiện nay có khác với tần số tương ứng trong quá khứ hay không?”
  11. IV. KẾT LUẬN - dịch tễ học mô tả quan tâm tới hàng loạt đặc điểm cơ bản về tình hình dịch bệnh, trong một khoảng không gian và thời gian nhất định - Nghiên cứu mô tả là phương pháp đơn giản nhất và có thể còn nhiều thiếu sót trong khi thực hiện
  12. IV. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH Đ H DỊCH TỄ HỌC KT N Hướng dẫn tự đọc giáo trình “Dịch tễ học A thú y”, Nguyễn Như Thanh (2001), NXB NN Hà Nội, trang98-106
  13. Đ V. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM H KT N . Nguyên tắc 1 A ✓ Là dựa trên nền tảng của hai nhóm cơ bản: + thí nghiệm và đối chứng + gia súc mắc bệnh và khoẻ mạnh + phương pháp điều trị mới với phương pháp điều trị hiện hành + nhóm gia súc được phòng bệnh và không phòng bệnh ✓Về mặt lâm sàng là sự so sánh giữa gia súc thí nghiệm với gia súc khoẻ mạnh hoặc với các tài liệu sách vở kinh điển.
  14. 2. Can thiệp trong điều kiện không Đ H kiểm soát KT N - Là loại nghiên cứu được tiến hành trên diện A rộng, đối tượng nghiên cứu là tất cả các động vật nuôi trong một địa phương hay trong một vùng - Ta sẽ tiến hành đưa vào đối tượng này các yếu tố về trị liệu, thuốc, vacxin… rồi theo dõi diễn biến hay hậu quả của những tác động này.
  15. 3. Can thiệp trong điều kiện có Đ H kiểm soát KT N - Là loại nghiên cứu được tiến hành trên A diện rộng, nhưng có giới hạn chỉ trên một phần của đàn động vật đã được chọn lựa và phần khác dùng làm đối chứng, được thực hiện trong một khu thí nghiệm - đưa vào các đối tượng này các biện pháp nhằm so sánh hiệu quả của 2 hay nhiều phương án nhằm bảo vệ sức khoẻ cho đàn động vật.
  16. 4. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU Đ H CAN THIỆP KT N 1. Nghiên cứu can thiệp trong phòng thí A nghiệm • Là phương pháp thường quy, kinh điển hiện đang được dùng trong các phòng thí nghiệm. • Bao gồm các bước: nuôi cấy, phân lập, chẩn đoán, xét nghiệm, hiệu quả của các thuốc, vacxin…
  17. Đ 2. Thử nghiệm lâm sàng H KT • Thử nghiệm lâm sàng là một thử nghiệm có kế N A hoạch được thực hiện trên thực địa, được bố trí một cách chặt chẽ, khách quan trên hai nhóm nền tảng để so sánh, đánh giá kết quả quan sát được. • được áp dụng ở những cá thể bị một bệnh nào đó để xác định khả năng giảm bớt triệu chứng, giảm nguy cơ chết vì bệnh đó của một loại thuốc hay một phương pháp điều trị.
  18. A N KT H Đ
  19. Đ Câu hỏi ôn tập H KT N 1. Nghiên cứu mô tả là gì? A 2. Phân tích các phương pháp nghiên cứu mô tả? 3. Nghiên cứu can thiệp là gì? Phân tích các phương pháp nghiên cứu can thiệp?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2