intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 4 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

Chia sẻ: Conbongungoc09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 4 Đường lối công nghiệp hóa cung cấp cho người học những kiến thức như: Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới; Công nghiệp hóa thời kỳ đổi mới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chương 4 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

  1. CHƯƠNG IV ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG IV I. CÔNG NGHIỆP HÓA THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI II. CÔNG NGHIỆP HÓA THỜI KỲ ĐỔI MỚI
  3. I. CÔNG NGHIỆP HÓA THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI
  4. Khái niệm công nghiệp hóa công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất từ lao động thủ công, kỹ thuật lạc hậu sang lao động bằng máy móc.
  5. Mô hình CNH ở Tây Âu Công nghiệp hóa ở Tây Âu thế kỷ XVIII - XIX Công Nông Giao Chế tạo nghiệp nghiệp thông máy nhẹ
  6. * Mục đích công nghiệp hóa. Mục đích: Tạo ra năng suất lao động cao Thay đổi cơ cấu kinh tế Biến nước nông nghiệp thành nước công nghiệp
  7. 1. Chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa a. Mục tiêu và phương hướng của CNH XHCN Ở miền Bắc từ năm 1960 đến năm 1975  Đặc điểm khi tiến hành CNH : Đại hội III của Đảng (tháng 9/1960), xác định: đặc điểm lớn nhất khi tiến hành CNH là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
  8. Tính tất yếu của CNH đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta: CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
  9. Mục tiêu cơ bản của CNH XHCN là xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.
  10. Phương hướng chỉ đạo và phát triển công nghiệp: Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá III (tháng 4/1962) nêu phương hướng chỉ đạo và phát triển công nghiệp: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý. Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp. Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Ra sức phát triển công nghiệp Trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển 05/08/2021 10 công nghiệp địa phương.
  11. Trên phạm vi cả nước: ĐH IV (12/1976) đề ra đường lối CNH XHCN Mục đích của CNH: Đẩy mạnh CNH XHCN để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH, đưa nền KT nước ta từ SX nhỏ sang SX lớn.
  12. Nội dung chính: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Vừa xây dựng kinh tế TW vừa phát triển kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
  13. Trên phạm vi cả nước: ĐH V (3/1982) điều chỉnh đường lối CNH Trong chặng đường đầu tiên ở nước ta phải lấy NN làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển CN SX hàng tiêu dùng. XD và phát triển CN nặng trong gđ này cần làm có mức độ vừa sức, phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho NN, CN nhẹ.
  14. b. Đặc trưng chủ yếu của CNH thời kỳ trước đổi mới - CNH theo mô hình kinh tế khép kín, hướng nội, thiên về phát triển CN nặng. - Tiến hành CNH chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên và viện trợ của các nước XHCN. - Nóng vội, giản đơn, duy ý chí, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.
  15. 2. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân a. Kết quả So với năm 1955, số xí nghiệp tăng 16,5 lần. Nhiều khu công nghiệp lớn hình thành, có nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành CN nặng: điện, than, cơ khí, hóa chất… Xây dựng được nhiều trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. b. Hạn chế CSVCKT còn hết sức lạc hậu, những khu công nghiệp then chốt còn hết sức nhỏ bé, chưa đủ sức làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân.
  16. Lực lượng SX nông nghiệp chỉ mới bước đầu phát triển, nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu LTTP cho XH. Nguyên nhân: Về khách quan: Đất nước tiến hành CNH từ một nền kinh tế lạc hâu, bị chiến tranh tàn phá. Về chủ quan: Sai lầm của Đảng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về xây dựng CSVCKT, cơ cấu đầu tư…
  17. II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới 1. Quá trình đổi mới tư duy về CNH.
  18. Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương CNH 1960-1985: Sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về XD CSVC kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý KT. Tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội. Bố trí cơ cấu KT: không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu CN với NN thành một cơ cấu hợp lý. Không thực hiện nghiêm chỉnh NQ của ĐH V.
  19. * Chính sách CNH của Đại hội VI: Đưa ra một thứ tự ưu tiên mới: Lương thực thực phẩm– công nghiệp hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu – CN nặng. Tạo một sự chuyển biến quan trọng cả về quan điểm nhận thức cũng như tổ chức chỉ đạo thực hiện CNH đất nước. => Đó là sự chuyển biến hướng chiến lược CNH
  20. “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi cơ bản, toàn diện các hoạt động sx, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ để tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1