intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giáo dục gia đình

Chia sẻ: Dang Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

575
lượt xem
117
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Giáo dục gia đình cung cấp những kiến thức về: gia đình, giáo dục gia đình, kết hợp các lực lượng giáo dục gia đình với nhà trường và xã hội, giáo dục giới tính một bộ phận đặc biệt của giáo dục gia đình. Tài liệu này hữu ích cho những bạn cần bổ sung thêm kiến thức trong lĩnh vực gia đình cũng như những nội dung có liên quan truyền tải trong tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giáo dục gia đình

  1. Chương I GIA ĐÌNH - TẾ BÀO CỦA XÃ HỘI Thời gian giảng: Thời gian thảo luận: I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIA ĐÌNH 1. Khái niệm Gia đình Với tư cách là một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội. Gia đình được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, từ sự cần thiết phải dựa vào nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam và nữ giới, những hình thức cộng đồng tổ chức đời sống gia đình đã xuất hiện. Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều hình thức gia đình như: Gia đình đối ngẫu, gia đình hôn nhân từng cặp, gia đình một vợ một chồng... Trên cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội các kiểu dạng tổ chức cộng đồng mang tính tự nhiên, ngay từ đầu đã chịu sự quy định của sự biến đổi trong sản xuất trong đời sống kinh tế - xã hội. Để quan hệ với thiên nhiên, tác động vào thiên nhiên, con người cần phải quần tụ thành các nhóm cộng đồng. Ban đầu, các quan hệ chi phối trong những nhóm cộng đồng ấy còn mang sắc thái tự nhiên sinh học sống quần tụ với nhau theo bày đàn, sinh sống bằng săn bắn hái lượm... Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt những đòi hỏi của đời sống kinh tế các quan hệ ấy dần trở nên chặt chẽ, giữa các thành viên trong cộng đồng ấy xuất hiện những cơ chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thích ứng với những điều kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi một nền sản xuất. Gia đình dần dần trở thành một thiết chế xã hội, một hình ảnh "xã hội thu nhỏ". Nhưng không phải là sự thu nhỏ một cách giản đơn các quan hệ xã hội. Những gia đình được coi như một thiết chế xã hội đặc thù, nhỏ nhất, cơ bản nhất. Nếu như văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của chính mình thì 1
  2. gia đình không chỉ là một hình thức tổ chức cộng đồng, một thiết chế xã hội mà điều quan trọng gia đình còn là một giá trị văn hoá xã hội. Tính chất, bản sắc của gia đình lại được duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của mỗi thành viên trong gia đình trong sự tương tác gắn bó với văn hoá cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp, tầng lớp trong mỗi giai đoạn lịch sử của quốc gia, dân tộc. Như vậy: Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người một thiết chế văn hoá xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của những quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục... giữa các thành viên. b. Đặc trưng các mối quan hệ cơ bản của gia đình * Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển gia đình - Hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa nam và nữ nhằm thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm và bảo đảm tái sản xuất ra con người nhằm duy trì, phát triển nòi giống. Cùng với sự phát triển của lịch sử Hôn nhân cũng có sự biến đổi sâu sắc về hình thức tính chất và sắc thái của nó: Nếu như trong chế độ CSNT hình thái hôn nhân chủ yếu là quần hôn. Trong các chế độ tư hữu hôn nhân được hình thành xây dựng và thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích của những người chủ sở hữu (gia đình gia trưởng - bảo đảm quyền lực của người chồng, người cha, người chủ sở hữu tài sản và kế thừa tài sản...). - Hôn nhân là hình thức quan hệ tính giao của con người và chỉ có ở con người. Cho nên ngay từ đầu hôn nhân đã mang bản chất người nhân văn và nhân đạo. Sự phù hợp về tâm lí, sức khoẻ và nhất là trạng thái tình cảm ngay từ ban đầu nó đã là cơ sở trực tiếp của hôn nhân, mang lại bản sắc đặc thù của quan hệ hôn nhân. 2
  3. - Tuy nhiên, cũng như mọi quan hệ xã hội khác Hôn nhân luôn chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế và bản chất của chế độ xã hội mà trên đó nó được hình thành và phát triển. Vì vậy, hôn nhân trong bất cứ thời đại nào cũng có thể và cần phải được xã hội thừa nhận ở những mức độ, trình độ khác nhau. Trong chế độ tư hữu và các xã hội có sự phân chia giai cấp sự thừa nhận đó của các chuẩn mực văn hoá và lối sống truyền thống của cộng đồng (tổ chức cưới, hỏi...). - Sự phù hợp về trạng thái tâm lý, tình cảm, lối sống giữa đôi nam nữ trước khi đi đến hôn nhân là cơ sở trực tiếp cho hôn nhân: Tình yêu. Cũng như hôn nhân, tình yêu của mỗi thời đại, mỗi giai tầng, mỗi dân tộc và cộng đồng tâm lý văn hoá cũng có những giá trị và chuẩn mực riêng với những biểu hiện riêng, cụ thể và sinh động. * Huyết thống, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản, đặc trưng của gia đình Do nhu cầu hết sức tự nhiên cần duy trì và phát triển nòi giống, con người đã sáng tạo ra gia đình với tính cách là một thiết chế xã hội. Trong gia đình cùng với quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống được coi là một quan hệ cơ bản nhất. Tuy nhiên, ngay cả quan hệ cơ bản này cũng có những thay đổi theo tiến trình lịch sử, những sự thay đổi ấy được quy định, chịu sự chi phối của các điều kiện: Kinh tế, văn hoá, chính trị của xã hội. Mặt khác quan hệ huyết thống ấy cũng gia nhập đan xen vào các quan hệ kinh tế và chính trị xã hội của mỗi thời đại. Thí dụ: Trong chế độ công xã nguyên thuỷ huyết thống về đằng mẹ được coi là chuẩn mực để tính quan hệ thân tộc gần xa khi ấy gia đình được xây dựng trên cơ sở huyết thống mẫu hệ. Khi chế độ tư hữu ra đời vai trò của người đàn ông ngày càng được khẳng định trong quan hệ gia đình gia trưởng. Gia đình theo huyết thống về đằng cha (gia đình phụ hệ ra đời). Khi quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ 3
  4. ngày càng gay gắt thì gia đình phu hệ phát triển: Gia đình chủ nô, gia đình phong kiến gia trưởng và gia đình tư sản. Chỉ có thể khắc phục được những mâu thuẫn này khi xoá bỏ được chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được xác lập. * Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn Ngay từ đầu xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quan hệ với tự nhiên và giữa con người với nhau cộng đồng gia đình đã luôn cư trú quần tụ trong một không gian sinh tồn từ lúc trong một hang đá hốc cây → sau đó là trong một mái nhà. Dù không gian sinh tồn ấy ngày càng mở rộng và chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế - xã hội nhưng nhu cầu quần tụ vẫn luôn luôn được đặt ra, cho dù ngày nay khái niệm không gian sinh tồn không còn giữ nguyên nghĩa như một giới hạn địa lý thuần tuý nữa. Cho dù sự can thiệp, mức độ quan tâm giữa các thành viên gia đình đã được thay thế, đảm nhận ở mức độ đáng kể sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên, các thế hệ trong mỗi gia đình không vì thế mà mất đi mà trái lại nó được củng cố, được thực hiện nhờ thiết bị, phương tiện và tiện nghi ngày càng hiện đại đầy đủ hơn (An cư lập nghiệp). * Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và các thế hệ thành viên trong gia đình Nuôi dưỡng là một nghĩa vụ, một trách nhiệm đồng thời còn là một quyền lợi thiêng liêng của gia đình của các thành viên gia đình đối với nhau. Nuôi dưỡng không đơn thuần chỉ là các bậc cha mẹ, ông bà nuôi dưỡng con cháu mà còn là hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, giữa các thành viên khoẻ mạnh có thuận lợi trong làm ăn sinh sống đối với những thành viên gặp khó khăn, rủi ro về sức khoẻ về làm ăn sinh sống. Mặc dù xã hội phát triển sự quan tâm của xã hội đối với gia đình và các thành viên gia đình qua các chính sách bảo hiểm, chăm sóc y tế, dưỡng lão.. nhưng nuôi dưỡng của gia đình có những đặc thù mà xã hội dù có hiện đại 4
  5. đến đâu cũng không thể thay thế được và càng không nên đặt vấn đề thay thế hoàn toàn. 2. Vị trí gia đình trong xã hội a. Gia đình là tế bào của xã hội Có thể ví xã hội là một cơ thể sống hoàn chỉnh và không ngừng biến đổi được "sắp xếp tổ chức" theo nhiều mối quan hệ, trong đó gia đình được xem là một tế bào, một thiết chế cơ sở đầu tiên. Mỗi một chế độ xã hội được sinh thành, vận động và biến đổi trên cơ sở một phương thức sản xuất xác định và có vai trò quy định đối với gia đình. Nhưng xã hội ấy lại tồn tại thông qua các hình thức kết cấu và quy mô gia đình. Mỗi gia đình hoà thuận thì cả cộng đồng xã hội tồn tại và vận động một cách êm thấm. Mục đích chung của sự vận động, biến đổi của xã hội trước hết vì lợi ích của mỗi công dân và thành viên của xã hội nhưng lợi ích của mỗi công dân, mỗi thành viên xã hội lại chịu sự chi phối của lợi ích các tập đoàn giai cấp thống trị trong xã hội, trong điều kiện xã hội phân chia thành giai cấp. b. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội quyết định quy mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình Theo quan điểm về duy vât lịch sử đã chỉ ra rằng: Gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù của trình độ sản xuất của trình độ phát triển kinh tế. Trong tiến trình lịch sử nhân loại các phương thức sản xuất: cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, địa chủ phong kiến, tư bản chủ nghĩa, và xã hội chủ nghĩa đã lần lượt thay thế nhau, kéo theo và dẫn đến sự biến đổi về hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu cũng như tính chất của gia đình. Từ gia đình tập thể quần hôn với hình thức huyết thống → gia đình đối ngẫu cặp đôi bước sang hình thức gia đình cá thể một vợ một chồng. Từ chỗ gia đình một vợ một chồng bất bình đẳng đối với người phụ nữ, người vợ sang gia đình một vợ một chồng bình đẳng giữa nam và nữ, vợ và chồng. Tất cả những bước phát triển ấy của gia đình phụ thuộc chủ yếu và trước hết 5
  6. vào những bước tiến trong sản xuất, trong trình độ phát triển kinh tế của mỗi thời đại. c. Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội là cầu nối giữa cá nhân và xã hội Trong hệ thống cơ cấu tổ chức của xã hội gia đình được coi là thiết chế cơ sở, đầu tiên và nhỏ nhất. Sự vận động biến đổi của thiết chế độ tuân theo những quy luật chung của cả hệ thống. Nhưng thiết chế ấy vận động biến đổi còn nhiều cơ sở kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống mỗi nền văn hoá mỗi vùng và địa phương khác nhau, và còn được bộc lộ, thể hiện ở mỗi thành viên và thế hệ thành viên trong sự "giao thoa" của mỗi cá nhân và mỗi gia đình. Thông qua các hoạt động, tổ chức đời sống gia đình mỗi cá nhân, mỗi gia đình tiếp nhận chịu sự tác động và phản ứng lại đối với những tác động của xã hội. Thông qua các tổ chức, các thiết chế, chính sách... của xã hội. Sự đồng thuận hay không đồng thuận của những tác động từ xã hội, Nhà nước với những hình thức tổ chức, sinh hoạt trong thiết chế gia đình sẽ tạo ra kết quả tốt hay xấu của mỗi chế độ xã hội mỗi thời đại. Cá nhân con người (thành viên của xã hội) chịu sự ảnh hưởng rất sâu sắc của gia đình từ tư tưởng, đạo đức, lối sống và phong cách làm việc bởi vì cha ông ta đã có câu: "Nòi nào giống ấy, giỏ nhà ai qua nhà nấy". d. Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên mỗi công dân của xã hội Từ thuở lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay mỗi thành viên được nuôi dưỡng chăm sóc để trở thành công dân của xã hội, lao động, cống hiến và hưởng thụ đóng góp cho xã hội trước hết và chủ yếu là thông qua gia đình và với gia đình. Sự yên ổn hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, bảo đảm đạt hiệu quả cho các hoạt động lao động của xã hội. 6
  7. Rõ ràng là muốn xây dựng xã hội phải chú ý xây dựng gia đình, xây dựng gia đình là trách nhiệm, là một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội vì sự ổn định và phát triển của chính xã hội. II. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH 1. Chức năng tái sản xuất ra con người Là một trong những thiết chế cơ bản của xã hội. Gia đình đảm nhận chức năng tái sản xuất ra con người, tái tạo bảo dưỡng sức lao động cho xã hội. Trong sự phát triển của lịch sử, các chức năng của gia đình đã có nhiều biến động một số chức năng của gia đình truyền thống đã bị mai một hay bị thay thế bằng các chức năng khác phù hợp hơn khi xã hội chuyển từ xã hội nông nghiệp chuyển sang xã hội công nghiệp. Nhưng chức năng tái sản xuất ra con người vẫn luôn luôn và bao giờ vẫn là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Bởi nó là chức năng cố hữu đặc thù không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Nó thực hiện việc duy trì nòi giống, chuyển giao văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác và do đó nó là một trong hai nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại. Anghen đã từng viết: "Theo quan điểm duy vật nhân tố quyết định trong lịch sử phát triển của xã hội loài người quy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp của con người. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt ra thức ăn, quần áo, nhà ở, và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó, mặt khác là sản xuất ra chính bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những thiết chế xã hội trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và một nước nhất định đang sống là do 2 loại sản xuất đó quyết định: Một mặt do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình"1. Ngày nay ở các nước phương Tây xuất hiện một số kiểu gia đình kỳ quặc như: Gia đình độc thân, gia đình không sinh đẻ, gia đình đồng tính luyến ái (Pháp luật cho phép)... Đó là hiện tượng không bình thường của gia đình. Bởi lẽ nếu gia đình không sinh đẻ, không nuôi dạy con cái cũng có nghĩa là 1 M.E Tuyển tập T6. NXB Sự thật. H.1984, tr.26 7
  8. không có sự duy trì nòi giống, không có sự chuyển giao văn hoá và như vậy xã hội sẽ đi vào ngõ cụt không có sự phát triển. Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con người về mặt thể chất mà còn tái sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm hồn, văn hoá tức là quá trình xã hội hoá con người. Quá trình biến đứa trẻ từ một sinh vật người thành con người xã hội. - Ngày nay trước sự tác động của khoa học - công nghệ hiện đại con người không những làm chủ được quá trình sinh đẻ mà con người đẻ theo ý muốn. Vì vậy mà chức năng sinh đẻ tái sản xuất ra con người của gia đình ngày nay đã được xã hội hoá và kế hoạch hoá. Như vậy mới bảo đảm tái sản xuất ra con người hợp lí vừa đảm bảo chất lượng chăm sóc vừa đảm bảo hạnh phúc cho cha mẹ. Việc kế hoạch hoá trong sinh đẻ vừa có lợi cho gia đình, cá nhân và xã hội. Trong thực tế xã hội hiện nay một số gia đình vẫn còn tồn tại tư tưởng bảo thủ, lạc hậu; đẻ nhiều để có con đàn cháu đống, đẻ nhiều con để trông cậy khi tuổi già, đẻ con trai để nối dõi tông đường, đẻ con gái để có nếp có tẻ, có người chấy rận chăm sóc mẹ... Những tư tưởng lạc hậu này cần phải đấu tranh để loại trừ ra khỏi đời sống xã hội, để góp phần làm cho xã hội phát triển hợp lí giữa sự phát triển kinh tế - văn hoá và sự gia tăng dân số. Muốn thực hiện tốt điều này cần trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức về kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản... 2. Chức năng nuôi dưỡng giáo dục con trẻ Nuôi dưỡng giáo dục con trẻ là trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi người làm cha, làm mẹ như Luật hôn nhân Gia đình đã ghi: "Cha mẹ có trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành công dân có ích cho xã hội"1. Trẻ em sinh ra phải được sinh trưởng và phát triển một cách bình thường và các quyền được sống, được học tập, vui chơi, được chăm sóc và giáo dục, được tôn trọng về nhân cách. Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo lập môi trường sống, môi trường xã hội an toàn đối với cuộc sống và phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện về tất cả mọi mặt. 8
  9. Gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên đối với trẻ em và là môi trường giáo dục suốt đời đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Từ khi lọt lòng trẻ em đã được thừa hưởng nền văn hoá gia đình qua sự quan tâm chăm sóc của cha me, ông bà, cô dì, chú bác... Trẻ em được giáo dục bằng những tình cảm ruột thịt của những người thân trong gia đình. Đó là sự yêu thương của người mẹ, sự gia uy chỉ bảo của người cha, sự yêu quí của ông bà nội ngoại, sự ganh đua đoàn kết của anh em trong bầu không khí hoà thuận, êm ấm tất cả những gì trẻ nghe thấy, nhìn thấy, trẻ cảm nhận được đều ghi sâu trong tâm trí trẻ thơ và trẻ có thể bắt chước những gì mà ông bà, cha mẹ, anh chị đã thể hiện,.. Khi lớn lên quan hệ xã hội của trẻ được mở rộng nhưng tình cảm của gia đình vẫn là động lực thôi thúc con người tự hoàn thiện nhân cách của mình. Nếu gia đình có bầu không khí tâm lí không hoàn thuận sẽ có ảnh hưởng không tốt tới trẻ thơ, sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự bất ổn trong tâm hồn trẻ thơ và là mầm mống cho những hành vi sai lệch ở trẻ em. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người vai trò của gia đình ở mỗi giai đoạn, lứa tuổi là khác nhau: + Giai đoạn ấu thơ: Gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên của con người, gia đình là cầu nối giữa đứa trẻ với môi trường xung quanh, giúp trẻ làm quen với thế giới đồ vật và hình thành những thói quen ban đầu cần thiết của con người. + Giai đoạn tuổi mẫu giáo nhi đồng: Gia đình có vai trò chăm sóc giáo dục trẻ tiếp tục hình thành và củng cố những thói quen tốt cho trẻ. Tổ chức hướng dẫn các hoạt động cho trẻ giúp trẻ biết nhận thức cái đúng cái sai, cái được phép và cái không được phép. + Giai đoạn thiếu niên và thanh niên mới lớn: Giai đoạn này gia đình có nhiệm vụ giúp cho trẻ có khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc sống hoạt động học tập và sinh hoạt, giúp trẻ hình thành những giá trị, những 9
  10. chuẩn mực, thiết lập những mối quan hệ với những người xung quanh, giúp trẻ hình thành, phát triển năng lực tự chủ, tự ý thức về bản thân. + Giai đoạn tuổi trưởng thành: Gia đình giúp cá nhân chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập và phải trả lời được các câu hỏi làm nghề gì để kiếm sống; sống theo lối sống nào? Yêu ai? Yêu như thế nào?... + Giai đoạn chuẩn bị kết hôn: Gia đình giúp cá nhân hiểu biết về ý thức trách nhiệm của người làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ... + Giai đoạn tuổi già: Gia đình có chức năng chăm sóc, kính trọng và chuẩn bị đón nhận tuổi già. Tóm lại: Chúng ta có thể khẳng định rằng: Gia đình luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người nói chung và trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói riêng. Chúng ta cần tránh tư tưởng ỷ lại, dồn hết trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ cho giáo dục nhà trường, để giáo dục gia đình có hiệu quả cha mẹ cần phải thường xuyên quan tâm đến con trẻ và phối hợp với nhà trường, với các tổ chức xã hội, đoàn thể để giáo dục con trẻ. 3. Chức năng kinh tế Trong bất cứ thời đại nào kinh tế gia đình vẫn giữ vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của gia đình. Kinh tế gia đình phát triển, giàu có đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt của mỗi cá nhân sẽ giúp cho gia đình có điều kiện thực hiện tốt các chức năng khác đồng thời cũng là điều kiện thực hiện tốt hạnh phúc gia đình. Trong xã hội nông nghiệp lạc hậu, gia đình là đơn vị sản xuất, một đơn vị kinh tế độc lập mọi người trong gia đình cùng chung lưng đấu cật cùng làm cùng hưởng... Trong xã hội công nghiệp hiện đại kinh tế gia đình được chuyển hoá dưới dạng hoàn toàn khác. Trước kia gia đình là một đơn vị sản xuất nên chức năng kinh tế của gia đình được thể hiện qua sự điều hành, tổ chức sản xuất, kinh doanh ngay trong gia đình. Trong xã hội công nghiệp hiện đại mỗi thành 10
  11. viên trong gia đình lại tham gia hoạt động ở một cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Họ chỉ còn lệ thuộc với nhau bằng sự góp tiền để tạo ra ngân sách chi tiêu trong gia đình, nhằm thoả mãn những nhu cầu chung của mọi thành viên trong gia đình và nhu cầu sống của mỗi cá nhân và như vậy là chức năng kinh tế của gia đình chuyển từ đơn vị sản xuất sang đơn vị tiêu dùng và điều phối các chức năng còn lại của gia đình. Chính do có sự chuyển đổi như vậy nên mọi người trong gia đình có cảm tưởng bị mất đi chức năng kinh tế. Sự nhận thức thiếu đúng đắn về vấn đề này sẽ làm cho các mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo dẫn tới tình trạng chồng một vốn, vợ một vốn, mọi người giấu diếm nhau về các khoản thu nhập → Do đó chỉ cần có sự bất hoà nho nhỏ về tình cảm là dễ dàng dẫn đến sự đổ vỡ của hạnh phúc gia đình. Điều này lí giải cho tại sao ở các nước phát triển hiện nay tỉ lệ ly hôn ngày càng tăng. Ở nước ta đang trên đường đổi mới từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh phát triển hiện tượng ly hôn ngày càng tăng ở các đô thị vấn đề đặt ra cho mỗi gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới là: Đi đôi với việc phát triển kinh tế gia đình thì vấn đề giữ gìn mối quan hệ đầm ấm đảm bảo hạnh phúc gia đình là vấn đề vô cùng quan trọng không thể thiếu trong từng ngày, từng giờ của những cặp vợ chồng và con trẻ. 4. Chức năng tổ chức đời sống vật chất và văn hoá gia đình Gia đình như là tế bào thu nhỏ của xã hội, nó có chức năng tổ chức đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho mỗi thành viên trong gia đình. Gia đình tổ chức đời sống hợp lí, khoa học cho mỗi thành viên: Thoả mãn nhu cầu ở chừng mực cần thiết như nhu cầu về ăn, uống, ở, mặc, vui chơi giải trí và học tập, tu dưỡng. Gia đình không chỉ thoả mãn nhu cầu vật chất cho mỗi thành viên mà còn phải thoả mãn về nhu cầu tinh thần. Trong đời sống gia đình mối quan hê giữa các thành viên trong tình ruột thịt, thương yêu hết mức trên kính, dưới 11
  12. nhường nhằm tạo ra bầu không khí tâm lý gia đình đầm ấm hết sức tránh những xung đột cãi vã đáng lí không thể xảy ra nếu không may xảy ra thì cần phải được giải quyết kịp thời bằng con đường tình cảm, tế nhị. Mục tiêu chính của việc tổ chức đời sống gia đình là nhằm mang lại hạnh phúc cho mỗi thành viên trong gia đình. Tạo điều kiện cho mỗi thành viên trong gia đình được bảo đảm về sức khoẻ, có chăm sóc đầy đủ vui vẻ → tạo điều kiện cho mọi thành viên trong gia đình gắn bó, thông cảm, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau cùng chung sức để xây dựng gia đình hạnh phúc. Nếu người chủ gia đình biết cách tổ chức tốt đời sống gia đình thì cuộc sống dù có nghèo đói một chút mọi thành viên có thể thiếu thốn về vật chất nhưng họ lại được bù đắp bằng tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau còn hơn những gia đình giàu sang phú quý nhưng lại có bầu không khí tâm lý không hoà thuận, không tôn trọng lẫn nhau, luôn luôn mâu thuẫn → biến gia đình thành địa ngục trần gian. III. CÁC MỐI QUAN HỆ QUAN TRỌNG NHẤT TRONG GIA ĐÌNH 1. Quan hệ vợ chồng Quan hệ vợ chồng trong gia đình là mối quan hệ: Bình đẳng, hiểu nhau, yêu thương tôn trọng lẫn nhau, chung thuỷ với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. a. Trách nhiệm của người chồng Người chồng là trụ cột trong gia đình. Có trách nhiệm lo toàn định hướng cuộc sống cho cả gia đình đồng thời cũng là người phân sử mọi việc gia đình. Muốn thực hiện được những điều đó người chồng phải có những phẩm chất sau: - Biết cách nói năng, hoạt bát, biết động viên vợ, con trong lúc khó khăn. - Biết quan tâm chiều chuộng vợ. - Biết cách đối xử ngoại giao lịch thiệp, ôn hoà và rộng lượng. - Sống có bản lĩnh với những ước mơ cao đẹp, chung thuỷ với vợ, biết cách chủ động thoả mãn nhu cầu tình dục của vợ để tạo ra sự hoà hợp. 12
  13. - Tôn trọng vợ trong những hoạt động của gia đình đối xử với vợ hết sức: bình đẳng trong giao tiếp, công việc trong chăm sóc và giáo dục con cái. - Biết cùng vợ san sẻ công việc gia đình (xay lúa khỏi ẳm em). - Có ý thức, trách nhiệm lo toan cuộc sống gia đình, có trí tuệ và có phương pháp giáo dục dạy dỗ con cái. b. Vai trò trách nhiệm của người vợ đối với chồng Trách nhiệm nặng nề nhất của người vợ là nội trợ quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho chồng, con là người lo toan quán xuyến công việc nội trợ trong gia đình. Người vợ còn là người giúp cho chồng thành đạt "Phụ nữ trợ giúp một cách đắc lực cho sự thành công, người nào yêu họ thì được họ truyền cho sức mạnh, nghị lực, người nào được họ yêu sẽ có một hào quang uy thế bao bọc". Để làm được điều trên người vợ phải hiểu được ước mơ, hoài bão của chồng, để cùng chồng cảm thông chia sẻ, cùng lo lắng cho sự nghiệp của chồng. Người chồng không gì vui sướng bằng có một người vợ thực sự hiểu mình thực sự thông cảm và chia sẻ với mình những lúc khó khăn. Trong những trường hợp người vợ có trình độ văn hoá, nghề nghiệp cao hơn chồng, có sự đóng góp nhiều hơn chồng về kinh tế thì cần phải khiêm tốn, không nên tự cao, tự đại tỏ ý coi thường chồng vì đó là nguyên nhân xung đột gia đình dẫn đến li hôn. Để thực hiện tốt những điều trên đây người vợ cần: - Giữ gìn nhan sắc cho đẹp để luôn luôn củng cố tình yêu của chồng. - Tế nhị ngọt ngào trong ứng xử với chồng. - Luôn thuỷ chung với chồng. - Khéo léo, tế nhị trong ứng xử với khách. - Luôn khuyến khích động viên chồng trong sự nghiệp. - Biết cách ghen, đánh ghen một cách tế nhị vừa bảo vệ được hạnh phúc gia đình, vừa bảo vệ được chồng. 13
  14. 2. Quan hệ cha mẹ và con cái a. Trách nhiệm của cha mẹ với con cái Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái là trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng, đối với xã hội, là trách nhiệm của người vợ đối với chồng đồng thời cũng là trách nhiệm của cả hai vợ chồng trong việc chăm lo hạnh phúc gia đình. Chăm sóc giáo dục con trẻ không chỉ là trách nhiệm quyền lợi của các bậc cha mẹ mà còn là bổn phận của cha mẹ với con cái. Cha mẹ có bổn phận nuôi con khôn lớn và bổn phận dạy con nên người trở thành công dân có ích cho xã hội, đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai còn khó khăn vất vả khôn lường. Dạy con nên người bao gồm các nội dung sau: - Dạy cho trẻ những tri thức hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. - Dạy cho trẻ biết cách làm người: Hiếu thảo, sống có tình nghĩa, cần cù, chịu khó, kiên trì, năng đông, tự chủ sống có bản lĩnh, có đức tính khiêm tốn, có lòng tự trọng, làm tốt trách nhiệm của con cái với cha mẹ, người thân và đối với xã hội... Dạy trẻ phải được tiến hành từ khi tuổi còn thơ như cha ông ta đã dạy: "Dạy con từ thuở còn thơ,..". Bởi lẽ những thói quen tốt của con người phải thường hình thành từ khi còn nhỏ, "tre già khó uốn" nếu có uốn được cũng rất nhiều công sức. Dạy trẻ cần phải hiểu con trẻ về mọi mặt không nên dùng vũ lực để uy hiếp trẻ, cần phải dùng tình thương yêu, quan tâm chăm sóc, sự gương mẫu của cha mẹ và những lời nói ngọt ngào của cha mẹ sẽ giúp cho trẻ hiểu được những điều hay lẽ phải những việc nên làm và những điều không được phép làm. Tuy nhiên cũng có những lúc lời nói ngọt ngào của cha mẹ không có tác dụng thì cha mẹ phải dùng những biện pháp cứng rắn và nghiêm khắc. Khi trẻ ở tuổi thiếu niên, tuổi dậy thì thì cha mẹ cần quan tâm đến cuộc sống nội tâm của trẻ, cha mẹ phải luôn đóng vai người bạn lớn của con trẻ mới dễ dàng dắt dẫn con, khuyên nhủ con có kết quả tốt hơn. Giai đoạn này 14
  15. trẻ em không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn vì vậy mà suy nghĩ và hành động của trẻ chưa được chín chắn còn thiếu suy nghĩ và bồng bột, đôi khi tỏ ra ngang bướng lạ thường. Các em còn có sự lẫn lộn giữa dũng cảm và liều lĩnh, kiên trì với bảo thủ, độc lập với cô lập... Cho nên nhiều người còn gọi trẻ thiếu niên là "trẻ khó dạy", "trẻ nổi loạn".... Vì vậy mà đòi hỏi các bậc làm cha mẹ phải thường xuyên quan tâm gần gũi đối với các em, thông cảm chia sẻ với các em những vướng mắc khó khăn của các em và uốn nắn kịp thời những sai lệch ở các em. Dạy con không chỉ đơn giản là những điều giáo huấn hàng ngày mà cha mẹ cần quan tâm đến việc lo cho con học hành đến nơi đến chốn. Người xưa có câu: "Cho con học chữ, học nghề là thông minh nhất". Cha mẹ cần chú ý con mình học dốt dễ sinh chán học nhưng có thể có khiếu khi học một nghề nào đó. Vì vậy mà không nên ép buộc con trẻ theo ý muốn chủ quan của cha mẹ. Tuỳ theo năng lực sở trường của con mà hướng cho con học chữ hay học một nghề nào đó phù hợp với con trẻ. Nhưng dù học chữ hay học nghề thì cha mẹ cũng cần phải hiểu rằng trong một xã hội phát triển trình độ văn hoá tối thiểu của con người, lao động phải đạt được là hết THPT. Do đó mà dù làm gì đi chăng nữa thì cha mẹ cũng cần phải tạo điều kiện, giúp đỡ con mình có được trình độ học vấn ở mức trung bình đó. Việc học tập của con trẻ đòi hỏi cha mẹ phải thường xuyên quan tâm, theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, cha mẹ phải thường xuyên liên hệ với thầy cô để nắm được tình hình học tập của con và có những biện pháp phối hợp với nhà trường để giáo dục con một cách kịp thời. Đồng thời ở gia đình cha mẹ phải quan tâm đến thời gian biểu của con, đến phương pháp học tập của con, đến các nhiệm vụ mà con mình phải hoàn thành trước khi đến lớp để giúp con mình học tập tốt (Nêu một vài ví dụ cụ thể để chứng minh). b. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ Con cái cần phải thấu hiểu công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ phải đền ơn và trả nghĩa cha mẹ: 15
  16. - Phải lễ phép với cha mẹ, vâng lời cha mẹ. Cha mẹ là người sinh thành và nuôi dạy con nên người vì vậy con cái không được vô lễ với cha mẹ, cha mẹ gọi phải dạ, bảo phải vâng. Nói chuyện với cha mẹ phải xưng con, nói lời phải nhẹ nhàng lễ phép, không được xúc phạm cha mẹ, to tiếng với cha mẹ và không được quyền từ bỏ cha mẹ. Cha mẹ là người sống lâu năm có nhiều kinh nghiệm, từng trải với đời nên những lời khuyên bảo của cha mẹ đều mang tính khôn ngoan từng trải vì vậy mà con trẻ cần phải học tập và bắt chước nghe theo những lời khuyên vàng ngọc đó. Quan tâm chăm sóc cha mẹ, làm vui lòng cha mẹ khi cha mẹ ốm đau, con cái phải tận tâm chăm sóc sức khoẻ cho cha mẹ, chăm lo đời sống vật chất cũng như cuộc sống tinh thần cho bố mẹ. Con trẻ phải hiểu rằng tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ cốt ở sự thành tâm, thành ý chứ không phải ở hình thức bề ngoài. Phải luôn luôn tôn trọng cha mẹ, hỏi ý kiến, xin phép cha mẹ mỗi khi làm những công to việc lớn trong gia đình đó cũng là tạo điều kiện cho cha mẹ một tâm lý thoải mái bằng lòng với sự trưởng thành của con trẻ. Tóm lại: Gia đình là một cộng đồng người, một tế bào xã hội mà các thành viên của nó liên kết với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống (giữa ông bà, cha mẹ và con cháu) bằng sinh hoạt chung và có trách nhiệm với nhau, theo đạo lý và pháp luật. Gia đình là một hiện tượng xã hội lịch sử được hình thành rất sớm và tồn tại bền vững cùng với sự tồn tại của xã hội loài người. Gia đình có những chức năng xã hội của nó đó là chức năng duy trì nòi giống chức năng kinh tế, chức năng chăm sóc giáo dục trẻ em, chức năng văn hoá và các chức năng xã hội khác. 16
  17. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN 1. Theo Anh (chị) trong giai đoạn hiện nay số lượng trẻ em hư gia tăng có đúng không? Trẻ em hư do nguyên nhân nào là chính? 2. Ly hôn hiện đang gia tăng ở thị xã, thị trấn, thành phố nơi trung tâm văn hoá xã hội của địa phương tại sao vậy? Nguyên nhân nào là chủ yếu nhất? 3. Trong thời đại ngày nay với nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, mối quan hệ giữa các thành viên gia đình trong một không gian sinh tồn đang có xu hướng tăng". Đúng hay sai? Vì sao? 17
  18. Chương 2 GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Thời gian giảng: Thời gian thảo luận: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Khi nghiên cứu chương này yêu cầu sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây: - Hiểu và nắm vững khái niệm giáo dục gia đình, các đặc điểm, nội dung của giáo dục Gia đình. Nắm vững các nguyên tắc và phương pháp tổ chức giáo dục gia đình. - Trên cơ sở và nắm vững những nội dung tri thức nêu trên sinh viên phải biết vận dụng để nghiên cứu, xem xét thực tế giáo dục gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm tìm cách phát huy ảnh hưởng của giáo dục gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ. - Để học tập, nghiên cứu có chất lượng sinh viên cần có thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu chương này đồng thời phải thực hiện đầy đủ những yêu cầu chỉ dẫn của giảng viên. NỘI DUNG BÀI GIẢNG Gia đình là tế bào của xã hội gia đình tốt sẽ tạo nên một xã hội tốt đẹp điều này đã được Lịch sử phát triển của loài người thừa nhận. Từ xa xưa các thế hệ đi trước luôn luôn coi trọng vai trò của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của xã hội. Khổng Tử (551 - 479 TCN) nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc đã nói: "Tu thân tề gia, trị quốc bình thiên hạ". Ngày nay trong xu thế phát triển của thời đại thì giáo dục gia đình lại càng có vai trò quan trọng Hồ Chí Minh đã dạy "Giáo dục Nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn". Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và là môi trường giáo dục suốt đời đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Sức mạnh to lớn 18
  19. của giáo dục gia đình là giáo dục bằng tình cảm yêu thương chăm sóc, bằng sự gương mẫu của những người làm cha mẹ, bằng sự kết hợp giữa quyền quy của người cha và tình thương yêu chăm sóc của người mẹ. Thông qua hoạt động sống, sinh hoạt lao động và học tập trong gia đình.v.v... Nhằm giúp cho mọi thành viên hình thành và phát triển nhân cách con người theo những tiêu chí mà gia đình mong đợi và phù hợp với những yêu cầu của xã hội. I. KHÁI NIỆM GIÁO DỤC GIA ĐÌNH 1. Định nghĩa Như chúng ta đã biết giáo dục là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm giúp cho thế hệ trẻ tự tổ chức, tự điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mình theo yêu cầu, mục đích và nhiệm vụ giáo dục đã đề ra do đó ta có định nghĩa: "Giáo dục gia đình là một quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của cha mẹ và những người thân trong gia đình tới thế hệ trẻ nhằm giúp các em biết tự tổ chức, tự điều khiển quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mình để hình thành và phát triển các năng lực người và những phẩm chất tốt đẹp của con người theo yêu cầu của xã hội". 2. Các khâu trong giáo dục gia đình * Hình thành ý thức cá nhân Hình thành ý thức cá nhân là làm cho thế hệ trẻ trong gia đình hiểu được đạo lý của gia đình là gì? Cùng hàng loạt các chuẩn mực xã hội giúp họ nhận thức được cái tốt, cái xấu, nhận thức rõ về vai trò trách nhiệm, vị thế của mỗi thành viên trong gia đình. Vai trò bổn phận của người làm cha, làm mẹ, làm con cái trong gia đình. Cùng với sự hiểu biết về gia lễ, gia phong, gia pháp.v.v... Hiểu những quy tắc ứng xử trong gia đình, hiểu được đạo lý làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu, vợ chồng phải lấy chữ chung thuỷ làm cốt lõi. Chỉ có nhận thức đầy đủ, sâu sắc thì con người mới tránh được những sai lầm, thiếu sót trong cuộc sống gia đình, trong quan hệ ứng xử với những người xung quanh và trong mọi hành động. 19
  20. * Hình thành tình cảm niềm tin Là khâu giúp cho mọi thành viên trong gia đình có được thái độ rung động trước những vấn đề của cuộc sống gia đình và các vấn đề xã hội. Hình thành cho thế hệ trẻ tình yêu thương đối với ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. Tình yêu nam nữ, tình yêu quê hương, tình cảm thầy trò, tình yêu thương đồng loại đối với cộng đồng, giai cấp, dân tộc. Chính những tình cảm đó sẽ là động lực thôi thúc con người đi đến chân lý. Trong giáo dục gia đình tình yêu thương của cha mẹ đối với con trẻ và sự kính yêu của con trẻ đối với cha mẹ sẽ là sợi dây liên kết tâm hồn của các thành viên trong gia đình đối với nhau thành một tổ ấm. Nên nhớ rằng tình yêu thương quan tâm chăm sóc của cha mẹ đối với con trẻ là liều thuốc diệu kỳ, là động lực để cha mẹ dạy con nên người và là một thứ keo gắn kết giữa cha mẹ và con trẻ. Một số gia đình hiện nay không tạo ra được điều đó nên đã để xảy ra nhiều hiện tượng phi đạo đức: Con cái không nghe lời cha mẹ cãi lại cha mẹ, hành hạ cha mẹ...v.v. * Rèn luyện hành vi và thói quen Hành vi và thói quen là thước đo của ý thức, tình cảm và nhân cchs của con người. Con người nói mà không làm là con người sáo rỗng tình thương yêu đối với cha mẹ phải được thể hiện bằng sự kính trọng lễ phép, sự quan tâm chăm sóc cha mẹ khi khoẻ cũng như khi ốm đau già cả. Thước đa của sự giáo dục gia đình là những hành vi, cử chỉ ứng xử thật khớp giữa lời nói và việc làm của các thành viên trong gia đình. Trong thực tế cuộc sống vẫn tồn tại hiện tượng nói một đằng làm một nẻo vì vậy mà mục đích chính của giáo dục gia đình là rèn luyện các hành vi, hành động mang tính chất gia lễ, gia phong, gia giáo cho các thành viên trong gia đình. Sự giáo dục này phải được bắt đầu ngay tư khi đứa trẻ mới sinh ra bằng việc tập luyện các kỹ năng về hành vi văn minh, văn hoá trong ăn uống, đi, ngồi, nằm đứng. Các hành vi lễ độ với ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi sao cho phù hợp với truyền thống và phong tục tập quán của 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2