intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hóa học 10 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Chia sẻ: Đoàn Trung Dũng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:17

403
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo bộ sưu tập bài giảng Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học - Định luật tuần hoàn. Bài học sẽ cung cấp các kiến thức cho học sinh biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A. Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hóa học 10 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

  1. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HÓA HỌC 10 Bài 9: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
  2. Nội dung chính I- Tính kim loại, tính phi kim II- Hóa trị của các nguyên tố III- Oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A IV- Định luật tuần hoàn
  3. I- Tính kim loại, tính phi kim • Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất e để trở thành ion dương. Nguyên tử càng dễ mất e thì tính kim loại càng mạnh. • Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của của nó dễ thu e để trở thành ion âm. Nguyên tử càng dễ thu e thì tính phi kim càng mạnh.
  4. 1- Sự biến đổi tính chất trong một chu kỳ Bảng tuần hoàn Trong 1 chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần Giải thích: Dựa trên sự biến đổi bán kính nguyên tử
  5. Trong 1 chu kỳ, từ trái sang phải, điện tích hạt nhân tăng dần nhưng số lớp e của các nguyên tử bằng nhau, do đó lực hút của nhân với các e lớp ngoài cùng tăng lên làm cho bán kính nguyên tử giảm dần nên khả năng nhường e (đặc trưng cho tính kim loại của nguyên tố) giảm dần, đồng thời khả năng thu e ( đặc trưng cho tính PK của nguyên tố) tăng dần.
  6. 2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A  Bảng tuần hoàn  Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần. VD: Nhóm IA là nhóm KL điển hình, tính KL tăng rõ rệt từ Li đến Cs. Nhóm VIIA, tính phi kim của F mạnh nhất và giảm dần xuống đến I.  Giải thích cũng theo bán kính nguyên tử
  7. 3. Độ âm điện a. Khái niệm Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút e của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học. Độ âm điện càng lớn thì tính phi kim càng mạnh, độ âm điện càng nhỏ tính kim loại càng mạnh. b. Bảng độ âm điện L.C. Pauling
  8. Nh Ch ó m u IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA kỳ H 1 2,20 Li Be B C N O F 2 0,98 1,57 2,04 2,55 3,04 3,44 3,98 Na Mg Al Si P S Cl 3 0,93 1,31 1,61 1,90 2,19 2,58 3,16 K Ca Ga Ge As Se Br 4 0,82 1,00 1,81 2,01 2,18 2,55 2,96 Rb Sr In Sn Sb Te I 5 0,82 0,95 1,78 1,96 2,05 2,1 2,66 Cs Ba Tl Pb Bi Po At 6 0,79 0,89 1,62 2,33 2,02 2,0 2,2
  9. L.C. Pauling • Trong 1 chu kỳ, từ trái sang phải, độ âm điện tăng dần. • Trong 1 nhóm A, từ trên xuống, độ âm điện giảm dần. Quy luật biến đổi độ âm điện phù hợp với sự biến đổi tính KL, tính PK của các nguyên tố trong 1 chu kỳ và trong 1 nhóm A
  10. Trong 1 chu kỳ, từ trái sang phải, tính KL giảm dần, tính PK tăng dần. Điều này lặp đi lặp lại ở mỗi chu kỳ. Ta nói: tính KL, tính PK của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
  11. II- Hóa trị của các nguyên tố Trong 1 chu kỳ, đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng từ 1 đến 7, còn hóa trị của các PK trong hợp chất với H giảm từ 4 đến 1. VD: Trong chu kỳ 3, hợp chất oxit (cao nhất) là: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3 và Cl2O7 (hóa trị cao nhất tăng từ 1 đến 7). Hợp chất với H của các PK là SiH4, PH3, H2S và HCl (hóa trị giảm từ 4 đến 1)
  12. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị của các nguyên tố Nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7 Hợp chất với Oxi K2O CaO Ga2O3 GeO2 As2O5 SeO3 Br2O7 R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R 2O 7 Hóa trị cao nhất với 1 2 3 4 5 6 7 Oxi SiH4 PH3 H2 S HCl Hợp chất khí với GeH4 AsH3 H2Se HBr Hiđro RH4 RH3 H2R HX Hóa trị với Hiđro 4 3 2 1
  13. III- Oxit và hiđroxit của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng chu kỳ • Trong 1 chu kỳ, đi từ trái sang phải, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng yếu dần, đồng thời tính axit của chúng mạnh dần. Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7 Oxit Oxit bazơ Oxit Oxit Oxit axit Oxit axit Oxit axit bazơ lưỡng axit tính NaOH Mg(OH)2 Al(OH)3 H2SiO3 H3PO4 H2SO4 HClO4 Bazơ Bazơ Hiđroxit Axit Axit Axit Axit rất mạnh yếu lưỡng yếu trung mạnh mạnh (kiềm) tính bình
  14. IV- Định luật tuần hoàn Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
  15. Câu hỏi trắc nghiệm Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn 1. Hóa trị cao nhất với oxi 2. Nguyên tử khối 3. Số lớp electron 4. Số e lớp ngoài cùng 5. Độ âm điện A. 1, 3 và 4 C. 1 và 4 B. 1, 2 và 4 D. 1, 4 và 5
  16. 2. Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là A. Magie Try again B. Nitơ Try again C. Cacbon Oh, yeah! D. Photpho Try again
  17. 3. Công thức của hợp chất khí với H của nguyên tố X là H2X. Vậy công thức oxit có hóa trị cao nhất của X với oxi là Sắp đúng Nghĩ lại A. X2O7 B. X2O3 xem! thui! Đúng Sai mất C. XO3 D. XO rùi! rùi!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2