intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hóa học Bài 1: Đại cương về phân tích khối lượng

Chia sẻ: Bùi Ngọc Tân | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:7

268
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hóa học Bài 1: Đại cương về phân tích khối lượng được thực hiện nhằm mục tiêu giúp cho các bạn hiểu được nguyên tắc chung của các phương pháp hóa học phân tích định lượng; phân loại các phương pháp hóa học phân tích định lượng; nguyên tắc cơ bản của từng phương pháp đó trong hóa học phân tích định lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hóa học Bài 1: Đại cương về phân tích khối lượng

  1. Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG (2 TIẾT)
  2. MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên tắc chung của các phương pháp hóa học phân  tích định lượng (HHPTĐL). 2. Phân loại được các phương pháp HHPTĐL và trình bày được nguyên  tắc cơ bản của từng phương pháp đó trong HHPTĐL.
  3. NỘI DUNG 1. Nguyên tắc chung của phương pháp HHPTĐL. 2. Phân loại các phương pháp HHPTĐL.
  4. Nhiệm vụ chính của HHPTĐL là xác định chính xác hàm lượng của  nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố có trong đối tượng phân tích (mẫu thử). Trong ngành dược HHPTĐL dùng để thử độ tinh khiết của các nguyên  liệu làm thuốc, kiềm nghiệm các chế phẩm bào chế và phục vụ công tác nghiên  cứu dược liệu, hóa dược…
  5. 1. Nguyên tắc chung của phương pháp HHPTĐL Các phương pháp HHPTĐL đều dựa vào bản chất của các phản ứng hóa  học, vào các định luật hóa học như định luật thành phần không đổi, định luật bảo  toàn khối lượng… để xác định hàm lượng của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố  trong mẫu thử. Các phản ứng hóa học thường có phương trình tổng quát: A + B = C + D A, B là chất tham gia phản ứng C, D là chất tạo thành sau phản ứng. Nếu C hoặc D là chất kết tủa, có thể định lượng A thông qua định lượng  C hoặc D (lấy riêng tủa C hoặc D đem đi cân, căn cứ vào thành phần không đổi C  hoặc D để tính ra A). Cũng có thể định lượng A thông qua định lượng B vì phản ứng giữa A và  B có tỷ lệ trao đổi thành phần phân tử nhất định, dùng chỉ thị màu để biết phản  ứng kết thúc với A dùng hết bao nhiêu B, từ lượng chất B suy ra lượng chất A. Dựa vào nguyên tắc trên, người ta dùng các phương pháp khác nhau, tùy  theo phương tiện, mức độ chính xác và yêu cầu của từng phản ứng hóa học.
  6. 2. Phân loại các phương pháp HHPTĐL Có thể phân loại các phương pháp HHPTĐL như sau: 2.1 Phương pháp hóa học Phương pháp hóa học có ưu điểm cơ bản là tương đối đơn giản và dễ  làm, so với phương pháp vật lý và hóa lý, mức độ chính xác không cao hơn, tốn  thời gian. Phương pháp hóa học gồm có: 2.1.1. Phương pháp phân tích khối lượng (PTKL) Phương pháp PTKL dựa vào sự đo khối lượng chất cần xác định dưới  dạng hợp chất có thành phần không đổi bằng cân phân tích, từ đó tính được khối  lượng chất cần định lượng. 2.1.2. Phương pháp phân tích thể tích (PTTT) Phương pháp PTTT dựa vào việc đo thể tích thuốc thử (có nồng độ chính  xác) đã dùng để tác dụng vừa đủ với dung dịch cần xác định, từ đó tính ra lượng  chất cần định lượng. Tùy theo phản ứng hóa học được dùng trong quá trình tiến hành mà chia  thành phương pháp acid – base, phương pháp kết tủa, phương pháp oxy hóa – khử 2.2. Phương pháp vật lý và hóa lý
  7. Cơ sở của phương pháp này dựa vào sự phụ thuộc của một tính chất nào  đó của dung dịch chất cần xác định như độ hấp thụ ánh sáng, độ dẫn điện, độ đục,  độ nhớt, năng xuất quay cực… Những tính chất đặc trưng của dung dịch nghiên  cứu được đo trên máy, rồi suy ra thành phần định lượng của chúng. Phương pháp  vật lý và hóa lý được chia thành từng nhóm như nhòm các phương pháp phân tích  quang học, nhóm các phương pháp phân tích điện hóa… Trong đó có những  phương pháp quan trọng như: Phương pháp đo quang, phương pháp cực phổ,  phương pháp điện hóa, phương pháp sắc ký.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2