intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hóa hữu cơ: Hợp chất tạp chức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

26
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Hóa hữu cơ: Hợp chất tạp chức" được biên soạn nhằm giúp các em sinh viên nắm được khái niệm, phân loại, phương pháp điều chế của hợp chất tạp chức; Tính chất hóa học của hợp chất tạp chức và một số hợp chất tạp chức tiêu biểu. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo chi tiết bài giảng tại đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hóa hữu cơ: Hợp chất tạp chức

  1. HỢP CHẤT TẠP CHỨC (1) HYDROXY AXIT
  2. 1. KHÁI NIỆM Hợp chất tạp chức là các hợp chất mà trong phân tử có nhiều loại nhóm chức khác nhau. Hydroxy axit là những dẫn xuất hữu cơ có chứa đồng thời hai loại nhóm chức trong phân tử: nhóm cacboxyl -COOH (nhóm chức axit) và nhóm hydroxyl -OH(nhóm chức ancol) Có đồng thời các tính chất của cả hai loại nhóm chức. Có những tính chất riêng, đặc trưng cho sự tồn tại đồng thời của hai loại nhóm chức trong phân tử. Đặc biệt ở hydroxy axit cũng như ở các dẫn xuất hữu cơ chứa các nhóm chức hỗn tạp khác, do sự có mặt của nguyên tử cacbon bất đối nên chúng có các dạng đồng phân quang học
  3. Hydroxy axit là những dẫn xuất hữu cơ có chứa đồng thời hai loại nhóm chức trong phân tử: nhóm cacboxyl -COOH và nhóm hydroxyl -OH • Hydroxy axit là những hợp chất khá phổ biến trong tự nhiên, trong thế giới thực, động vật. ❖ Phân loại - Axit monohydroxy monocacboxylic: VD: Axit glycolic 1 nhóm - OH, 1 nhóm COOH HO - CH2-COOH - Axit polyhydroxy monocacboxylic: Nhiều nhóm -OH, 1 nhóm COOH VD: Axit gluconic CH2OH−(CHOH)4−COOH - Axit hydroxy polycacboxylic: 1 nhóm -OH, nhiều nhóm COOH HOOC−CH−CH2−COOH VD: Axit malic (axit hydroxy sucxinic) OH
  4. 2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ ❖ Thuỷ phân halogeno-axit bằng bạc oxit ẩm, natri hydroxit hay natri cacbonat: Phản ứng có hiệu suất khá cao ❖ Oxi hoá glycol, chứa ít nhất một nhóm ancol bậc nhất : Phản ứng có hiệu suất thấp
  5. 2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ ❖ Khử hoá andehit axit, xeton axit hoặc dicacboxylic axit trong những điều kiện thích hợp: Trong thực tế, chỉ sự khử hóa diaxit là quan trọng ❖ Thuỷ phân xyanhydrin: ❖ Oxi hoá hydroxy andehit:
  6. 2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ ❖ Tác dụng axit nitrơ với amino axit: H2N−CH2−COOH + HO−N=O ⎯→ ⎯→ HO−CH2−COOH + N2 + H2O Phương pháp này cũng thường chỉ dùng để điều chế -hydroxy axit từ -amino axit phổ biến trong thiên nhiên ❖ Điều chế nhờ hợp chất cơ kim: Phản ứng Reformatsky
  7. 2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ ❖ Điều chế Axit polyhydroxy monocacboxylic: - Oxi hoá polyol hoặc các andozơ (monosaccarit thuộc nhóm andozơ) - Cộng hợp axit xyanhydric với andozơ rồi thuỷ phân
  8. 3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA HYDROXY AXIT NHẬN XÉT CHUNG: HO – R–COOH Các hợp chất hydroxy axit trong phân tử có chứa hai nhóm –OH và –COOH nên: +) Mang cả 2 tính chất đặc trưng của hai nhóm –OH và –COOH +) Tính axit của hydroxy axit mạnh hơn so với axit cacboxylic cùng loại do ảnh hưởng hiệu ứng –I của nhóm OH +) Có hiện tượng phổ biến là các đồng phân quang học do có C bất đối. ❖ Được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, thuộc da, tổng hợp hữu cơ cũng như trong đời sống,...
  9. ❖ Tính tan: Nói chung hydroxy axit tan trong nước nhiều hơn các axit béo hoặc ancol tương ứng, do có mặt cả hai nhóm chức có khả năng tạo liên kết hydro với nước. ❖ Tính axit: Các hydroxy axit thường có tính axit mạnh hơn axit no thông thường, nhất là khi hai nhóm chức khá gần nhau CH3COOH Axit axetic K = 1,76.10−5 CH3CH2COOH Axit propionic K = 1,34.10−5 HO−CH2−COOH Axit glycolic K = 1520.10−5 CH3−CHOH−COOH Axit lactic K = 1550.10−5
  10. ❖Tính chất của nhóm chức: + Nói chung hydroxy axit thể hiện cả tính chất của axit và của ancol, trong nhiều phản ứng, nhóm cacboxyl và nhóm hydroxyl không ảnh hưởng lẫn nhau, đặc biệt là khi chúng cách xa nhau. + Nhóm cacboxyl (-COOH) có thể tham gia các phản ứng tạo thành este, anhydrit, axyl clorua, amid, nitril... + Nhóm hydroxyl (-OH) cũng có thể chuyển thành ete, este, ... axetyl glycolic axit
  11. + Phản ứng Oxy hóa: - nhóm ancol bậc 1 và bậc 2 chuyển thành nhóm cacbonyl - nhóm ancol bậc ba thường bị bẻ gãy mạch C: Các tác nhân oxy hoá khác nhau có thể dùng như: axit nitric loãng, thuốc thử Fenton (H2O2 và sunfat sắt II), permanganat...
  12. + Khi đun nóng với axit sunfuric loãng, các -hydroxy axit chuyển thành andehit hoặc xeton + Phản ứng phân biệt các loại hydroxy axit : Khi đun nóng hydroxy axit, sẽ tạo thành các sản phẩm khác nhau phụ thuộc vào vị trí tương đối của hai nhóm hydroxyl và cacboxyl.
  13. + Phản ứng phân biệt các loại hydroxy axit khi đun nóng: - Đối với -hydroxy axit sẽ tạo thành lactit, là hợp chất dieste vòng 6 cạnh do hai phân tử hydroxy axit tạo thành to Vòng lactit OH- Khi đun nóng với kiềm, lactit dễ dàng thuỷ phân ZnCl2, to cho ta hydroxy axit ban đầu H polyeste thẳng
  14. + Phản ứng phân biệt các loại hydroxy axit khi đun nóng: - Khi -hydroxy axit được đun nóng, bị loại một phân tử nước, tạo thành axit không no (chủ yếu là ,-etylenic axit và một lượng rất nhỏ ,-etylenic) NaOH 10% to Mất màu nước Br2
  15. + Phản ứng phân biệt các loại hydroxy axit khi đun nóng: - Khi để yên,  và -hydroxy axit dễ dàng chuyển thành este nội phân tử, gọi là lacton ngay cả ở nhiệt độ phòng.
  16. - Khi để yên,  và -hydroxy axit dễ dàng chuyển thành vòng lacton. Vòng lacton có ngay cả ở nhiệt độ phòng một số phản ứng: - Những hydroxy axit có nhóm hydroxy ở xa nhóm cacbonyl hơn thường tạo thành axit không no, hoặc tạo thành polyeste mạch thẳng
  17. Giới thiệu một số chất tiêu biểu 1. Axit glycolic (hydroxy axit axetic) CH2OH−COOH - Là hydroxy axit đơn giản nhất, và thường có trong nước ép củ cải đường, trong nho xanh v.v... 2. Axit lactic Axit lactic là chất lỏng sánh, không màu, nóng chảy ở 18oC và sôi ở 122oC/15 mmHg, có mùi và vị chua, hút ẩm, tan nhiều trong nước, có mọi tính chất của hydroxy axit Lên men Lactozơ Axit lactic Axit lactic được dùng trong công nghiệp thuộc da, phẩm nhuộm. Etyl lactat dùng làm dung môi hoà tan nitrat xenlulozơ, dung môi sinh học.
  18. Giới thiệu một số chất tiêu biểu 3. Axit malic (axit hydroxy sucxinic) - Axit L-malic rất phổ biến trong thiên nhiên, có trong nhiều quả xanh như táo, nho, thanh trà v.v... (tiếng La tinh: Malum = táo). - Axit malic tự nhiên, kết tinh ở dạng hình kim, nóng chảy ở 100oC, tan tốt trong nước. - Axit malic được dùng trong sản xuất nước giải khát, xirô, nước hoa quả. 4. Axit tartric Trong phân tử axit tartric có chứa hai nguyên tử cacbon bất đối hoàn toàn giống nhau, vì vậy nó chỉ tồn tại ở 2 dạng: một cặp dạng quang hoạt, một dạng meso:
  19. Giới thiệu một số chất tiêu biểu 3. Axit malic (axit hydroxy sucxinic) - Axit L-malic rất phổ biến trong thiên nhiên, có trong nhiều quả xanh như táo, nho, thanh trà v.v... (tiếng La tinh: Malum = táo). - Axit malic tự nhiên, kết tinh ở dạng hình kim, nóng chảy ở 100oC, tan tốt trong nước. - Axit malic được dùng trong sản xuất nước giải khát, xirô, nước hoa quả. 4. Axit tartric Trong phân tử axit tartric có chứa hai nguyên tử cacbon bất đối hoàn toàn giống nhau, vì vậy nó chỉ tồn tại ở 2 dạng: một cặp dạng quang hoạt, một dạng meso:
  20. Giới thiệu một số chất tiêu biểu 5. Axit xitric Axit xitric thường gặp trong nhiều quả, nhất là các quả thuộc họ chanh. Ví dụ nước chanh có chứa 6 - 10% axit xitric. Axit xitric được điều chế từ chanh bằng cách chiết nước chanh, đun sôi cho đông tụ các chất protein, và trung hoà với canxi cacbonat. Lọc kết tủa canxi xitrat và đem kết tủa phân huỷ với axit sunfuric loãng đã tính toán sẵn. Loại canxi sunfat bằng cách lọc và cho bay hơi nước lọc đến khi kết tinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2