Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại - Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu
lượt xem 4
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại - Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu" để nắm chi tiết kiến thức về đặc điểm hoạt động lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu và nhiệm vụ kế toán; phương pháp kế toán nhập khẩu trực tiếp và tiêu thụ hàng nhập khẩu trực tiếp; kế toán nhập khẩu ủy thác tại đơn vị giao ủy thác và đơn vị nhận ủy thác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại - Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BÀI 2 Hướng dẫn học Bài này giới thiệu về đặc điểm hoạt động lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu, phương thức nhập khẩu, phương pháp kế toán nghiệp vụ nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Sinh viên cần hiểu được các phương thức nhập khẩu hàng, giá nhập khẩu, các loại thuế và chi phí phát sinh liên quan đến hàng nhập khẩu và phương pháp kế toán tương ứng. Ngoài ra, sinh viên cũng phải nắm được nguyên tắc kế toán ngoại tệ để ghi nhận đúng, đầy đủ các giao dịch phát sinh có gốc ngoại tệ, từ đó làm cơ sở tính toán chính xác giá vốn hàng nhập khẩu và kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Kế toán tài chính doanh nghiệp – Chủ biên PGS.TS. Đặng Thị Loan, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 2. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính cùng các văn bản sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp có liên quan. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Đặc điểm hoạt động lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu và nhiệm vụ kế toán. Trình bày phương pháp kế toán nhập khẩu trực tiếp và tiêu thụ hàng nhập khẩu trực tiếp. Phương pháp kế toán nhập khẩu ủy thác tại đơn vị giao ủy thác và đơn vị nhận ủy thác. Mục tiêu Sau khi học bài này, sinh viên có thể: Nắm vững phương thức nhập khẩu và các loại nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng nhập khẩu. Nhận diện các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ và nguyên tắc ghi nhận. Nắm vững phương pháp kế toán nghiệp vụ nhập khẩu theo từng phương thức nhập khẩu. Thực hành kế toán nghiệp vụ nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu trong các đơn vị xuất nhập khẩu thực tế. 20 TXKTTC03_Bai1_v1.0015111230
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu Tình huống dẫn nhập Nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa tại Công ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm Ngày 15 tháng 10 năm 2015, Công ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm nhập khẩu Nước trái cây naturella về nhập kho từ công ty Riha WeserGold, Đức, với giá là 20.000 Euro, thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế giá trị gia tăng của nước trái cây nhập khẩu là 10%. Tỷ giá giao dịch thực tế giữa đồng Việt Nam và đồng Euro ngày 15/10/2015 là 1Euro = 24.900 VNĐ. Chi phí vận chuyển Nước trái cây từ Hải Phòng về Công ty là 5.000.000 đồng đã thanh toán bằng tiền mặt. Vậy tại Công ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm: 1. Các khoản thuế phải nộp của hàng nhập khẩu được tính như thế nào? 2. Giá trị hàng nhập khẩu là bao nhiêu? 3. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến lô hàng nhập khẩu này như thế nào? TXKTTC03_Bai2_v1.0015111230 21
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 2.1. Đặc điểm hoạt động lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu và nguyên tắc kế toán các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ 2.1.1. Đặc điểm hoạt động lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu và nhiệm vụ kế toán Xuất nhập khẩu là việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa một quốc gia này với một quốc gia khác. Thông qua mua bán trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu mà mỗi nước tham gia vào thị trường quốc tế có thể thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trong đó, nhập khẩu giữ vai trò mua hàng hóa, dịch vụ để thực hiện cân đối cơ cấu kinh tế, kích thích sản xuất trong nước. Đối tượng kinh doanh hàng nhập khẩu là hàng thu mua của nước ngoài để bán tiêu dùng trong nước. Vì vậy, hoạt động lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu có những đặc điểm sau: Thời gian lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu thường dài hơn lưu chuyển hàng hóa trong nước. Giá trị hàng nhập khẩu và quan hệ thanh toán với nhà cung cấp (người bán) nước ngoài đều giao dịch bằng ngoại tệ. Giá nhập khẩu được tính chủ yếu theo giá CIF hoặc giá FOB. Giá CIF trị giá hợp đồng xuất nhập khẩu là giá giao nhận hàng tại cầu cảng hoặc cửa khẩu nước mua. Giá FOB trị giá hợp đồng xuất nhập khẩu là giá giao nhận hàng tại cầu cảng hoặc cửa khẩu nước bán. Các doanh nghiệp nước ta thường nhập khẩu theo giá CIF. Hoạt động nhập khẩu thường được thực hiện theo hai phương thức là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Nhập khẩu trực tiếp là hình thức mà trong đó doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức quá trình tiếp nhận hàng và tự cân đối tài chính cho từng thương vụ đã ký kết. Nhập khẩu ủy thác là hình thức nhập khẩu hộ hàng hóa cho đơn vị chủ hàng. Từ dịch vụ ủy thác doanh nghiệp được hưởng hoa hồng ủy thác. Kết quả kinh doanh của hoạt động lưu chuyển hàng nhập khẩu thường được xác định theo từng thương vụ và chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá ngoại tệ. Từ những đặc điểm nêu trên, kế toán lưu chuyển hàng nhập khẩu có các nhiệm vụ sau: Phản ánh đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ nhập khẩu, tiêu thụ hàng nhập khẩu và quan hệ thanh toán công nợ liên quan đến hàng nhập khẩu. Phản ánh đầy đủ, tổng hợp và chi tiết mọi chi phí phát sinh trong quá trình lưu chuyển hàng nhập khẩu. Tuân thủ nguyên tắc kế toán ngoại tệ để phản ánh chính xác kết quả kinh doanh hoạt động lưu chuyển hàng nhập khẩu. 2.1.2. Nguyên tắc kế toán các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ Ngoại tệ là phương tiện thông dụng để các đơn vị xuất, nhập khẩu thực hiện các thương vụ kinh doanh với người mua, người bán nước ngoài. Theo nguyên tắc chung, kế toán các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ được thực hiện theo chuẩn mực kế toán 22 TXKTTC03_Bai1_v1.0015111230
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu Việt Nam số 10 – VAS “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Những ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái luôn chi phối độ lớn các chỉ tiêu kinh doanh xuất nhâp khẩu. Vì vậy, việc tuân thủ nguyên tắc ghi nhận các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ là cần thiết. Có thể khái quát các nguyên tắc chủ yếu trong kế toán ngoại tệ như sau: Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ đều phải quy đổi ra đồng Việt Nam (đồng tiền ghi sổ kế toán) theo tỷ giá giao dịch thực tế. Đối với các tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí, tài sản và phát sinh tăng của các tài khoản phản ánh công nợ, vốn bằng tiền, các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Đối với phát sinh giảm của các tài khoản phản ánh công nợ, ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh (ghi nhận nợ theo tỷ giá nào, giảm nợ theo tỷ giá đó). Đối với ngoại tệ xuất quỹ (ghi Có các tài khoản tiền) được quy đổi theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động (bình quân sau mỗi lần nhập). Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh trong kỳ được ghi nhận vào doanh thu tài chính (lãi về chênh lệch tỷ giá) hoặc chi phí tài chính (lỗ về chênh lệch tỷ giá). 2.2. Kế toán nhập khẩu trực tiếp và tiêu thụ hàng nhập khẩu trực tiếp Nhập khẩu trực tiếp gồm hai giai đoạn: nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp được ghi nhận doanh số mua, bán hàng nhập khẩu; các chi phí, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế bảo vệ môi trường (BVMT) của hàng nhập khẩu được tính vào trị giá vốn hàng nhập khẩu. Trường hợp đơn vị tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ, giá thực tế hàng nhập khẩu không bao gồm thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu. Đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế GTGT được tính vào giá thực tế của hàng nhập khẩu. Vậy ta có: Giá thực tế của hàng nhập khẩu = Giá mua hàng nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB hàng nhập khẩu (nếu có) + Thuế BVMT hàng nhập khẩu (nếu có) + Thuế GTGT hàng nhập khẩu (pp trực tiếp) + Chi phí mua hàng nhập khẩu Các chi phí tiêu thụ hàng nhập khẩu được tính vào chi phí bán hàng, cuối kỳ kết chuyển giảm lợi nhuận hàng nhập khẩu đã bán. 2.2.1. Kế toán nhập khẩu trực tiếp Doanh nghiệp nhập khẩu hàng có nhiều mục đích: nhập khẩu hàng hóa để bán, nhập vật tư nguyên liệu, tài sản cố định để sử dụng trong kinh doanh tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường sử dụng phương thức nhập khẩu theo giá CIF và thanh toán theo thể thức Thư tín dụng (L/C). Thanh toán tiền hàng nhập khẩu có thể chọn một TXKTTC03_Bai2_v1.0015111230 23
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu trong ba thể thức: trả trước, trả ngay và trả chậm. Doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hối đoái thực tế theo quy định hiện hành để hạch toán các chỉ tiêu ngoại tệ. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp hàng hóa, vật tư, tài sản cố định được bắt đầu thực hiện bằng nghiệp vụ mở thư tín dụng (L/C) theo hợp đồng thương mại đã ký kết. Tiến trình mở L/C do ngân hàng mở thư tín dụng thực hiện theo yêu cầu của người mua (người nhập khẩu hàng). Ngân hàng mở L/C sẽ là người trả tiền cho người bán trên cơ sở kiểm tra mức độ phù hợp của chứng từ với L/C đã mở. Nếu doanh nghiệp có ngoại tệ tiền gửi ngân hàng mở L/C thì chỉ cần theo dõi chi tiết số tiền gửi ngoại tệ dùng mở L/C trên TK 1122 (L/C) – Chi tiết mở thư tín dụng. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu không có ngoại tệ, phải vay ngân hàng để mở L/C. Khi ngân hàng báo có số tiền vay mở L/C, kế toán ghi: Nợ TK 1122 (L/C): Tiền gửi ngoại tệ (Tỷ giá giao dịch thực tế) Có TK 3411: Các khoản đi vay (Tỷ giá giao dịch thực tế) Các nghiệp vụ nhập khẩu hàng và thanh toán với người bán được phản ánh trên hệ thống tài khoản theo trình sau: Khi nhập khẩu hàng hóa, vật tư, tài sản cố định, kế toán phản ánh trị giá hàng nhập khẩu đã tiếp nhận: Nợ TK 151: Hàng về cửa khẩu tiếp nhận hàng theo quy định Nợ TK 152, 153: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập khẩu đã tiếp nhận nhập kho Nợ TK 156: Hàng hóa nhập khẩu đã tiếp nhận nhập kho Nợ TK 157: Hàng hóa nhập khẩu đã tiếp nhận chuyển thẳng gửi bán Nợ TK 632: Hàng hóa nhập khẩu đã tiếp nhận chuyển thẳng tiêu thụ Nợ TK 211, 213: Tài sản cố định nhập khẩu đã nhận Có TK 331: Phải trả người bán (Tỷ giá giao dịch thực tế) Khi thanh toán tiền hàng nhập khẩu cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 331: Tỷ giá ghi sổ (tỷ giá ghi nhận nợ) Có TK 1122: Tỷ giá ghi sổ ( tỷ giá ngoại tệ xuất quỹ) Nợ TK 635 hoặc Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ Phản ánh thuế nhập khẩu, thuế TTĐB (nếu có), thuế BVMT (nếu có) của hàng nhập khẩu phải nộp, tính vào trị giá hàng nhập khẩu: Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157, 632, 211, 213… Có TK 3333: Thuế nhập khẩu Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt Có TK 33381: Thuế BVMT Phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp: Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 33312: Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu 24 TXKTTC03_Bai1_v1.0015111230
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu Phản ánh các khoản thuế đã nộp: Nợ TK 3333: Thuế nhập khẩu Nợ TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt Nợ TK 33381: Thuế BVMT Nợ TK 33312: Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu Có TK 111, 112 Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng nhập khẩu (vận chuyển, bốc xếp, giám định hải quan…), được tính vào giá trị hàng nhập khẩu Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157, 632, 211, 213… Có TK 111, 112… Phản ánh thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã nộp ở khâu nhập khẩu được hoàn lại khi tái xuất hàng hóa: Nợ TK 3333, 3332, 33381 Có TK 632: Nếu xuất hàng hóa để bán Có TK 152, 153, 156: Nếu xuất trả lại Phản ánh thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã nộp ở khâu nhập khẩu được hoàn lại khi tái xuất tài sản cố định: Nợ TK 3333, 3332, 33381 Có TK 811: Nếu xuất bán tài sản cố định Có TK 211: Nếu xuất trả lại tài sản cố định 2.2.2. Kế toán tiêu thụ hàng nhập khẩu Các nghiệp vụ tiêu thụ hàng nhập khẩu được theo dõi chi tiết theo từng thương vụ theo các chỉ tiêu: giá vốn hàng bán, doanh thu bán hàng và các khoản giảm doanh thu, doanh thu thuần, chi phí bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Trường hợp hàng nhập khẩu bán thẳng không qua kho o Khi giao hàng trực tiếp cho khách hàng mua tại cửa khẩu tiếp nhận hàng, kế toán phản ánh trị giá vốn hàng nhập khẩu đã tiêu thụ: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 151: Hàng mua đang đi đường o Nếu chuyển hàng đến cho khách hàng trong nước theo địa điểm ghi trong hợp đồng, kế toán phản ánh trị giá hàng gửi đi bán: Nợ TK 157: Hàng gửi bán Có TK 151: Hàng mua đang đi đường o Khi khách hàng chấp nhận mua hàng gửi đi bán, kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 157: Hàng gửi bán TXKTTC03_Bai2_v1.0015111230 25
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu o Phản ánh doanh thu bán hàng nhập khẩu đã thực hiện: Nợ TK 111, 112: Doanh thu đã thu Nợ TK 131: Doanh thu phải thu khách hàng Có TK 511: Doanh thu ghi nhận theo giá bán chưa thuế GTGT Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp o Phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ hàng nhập khẩu ghi nhận vào chi phí bán hàng: Nợ TK 641: Chi phí bán hàng Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331… Trường hợp bán hàng nhập khẩu qua kho: được thực hiện tương tự như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại. 2.3. Kế toán nhập khẩu ủy thác 2.3.1. Kế toán tại đơn vị giao ủy thác nhập khẩu Đơn vị giao ủy thác nhập khẩu là đơn vị chủ hàng, được ghi nhận doanh số mua, bán hàng nhập khẩu và có nghĩa vụ nộp các khoản thuế liên quan đến hàng nhập khẩu. Đơn vị giao ủy thác chịu trách nhiệm chi trả phí dịch vụ ủy thác gồm: hoa hồng ủy thác, các phí tổn giao dịch ngân hàng và phí tổn tiếp nhận hàng tại cửa khẩu. Trong quan hệ với bên nhận ủy thác nhập khẩu, để theo dõi về tiền hàng, hoa hồng ủy thác kế toán sử dụng TK 331 “Phải trả người bán”, để theo dõi về các khoản chi trả hộ khác kế toán sử dụng TK 1388 “Phải thu khác” và TK 3388 “Phải trả khác” và được chi tiết theo từng đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu. Theo chế độ kế toán tài chính hiện hành, kế toán nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác tại đơn vị giao ủy thác được thực hiện theo phương pháp kế toán sau: Khi chuyển tiền ủy thác nhập khẩu theo hợp đồng ủy thác cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 331 (Chi tiết đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu): Tỷ giá thực tế Có TK 1112, 1122: Tỷ giá ngoại tệ xuất quỹ Nợ TK 635 hoặc Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá Chênh lệch tỷ giá nếu lãi ghi có TK 515 – Doanh thu tài chính, nếu lỗ. Ghi Nợ TK 635 – Chi phí tài chính. Khi nhận hàng nhập khẩu ủy thác từ đơn vị nhận ủy thác, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211… Có TK 331 (Chi tiết đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu) 26 TXKTTC03_Bai1_v1.0015111230
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế liên quan đến hàng nhập khẩu từ đơn vị nhận ủy thác, kế toán ghi nhận số thuế phải nộp: o Phản ánh thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT phải nộp Nợ TK 151, 152, 156, 157, 632, 211, 213… Có TK 3333: Thuế nhập khẩu Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt Có TK 33381: Thuế BVMT o Phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp: Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 33312: Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước của bên nhận ủy thác nhập khẩu, kế toán ghi giảm nghĩa vụ thuế phải nộp: Nợ TK 333 (3333, 3332, 33312, 33381) Có TK 111, 112: Nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác Có TK 3388 (chi tiết đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu): Nếu chưa trả Có TK 1388 (chi tiết đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu): Trừ vào số đã ứng trước để nộp thuế Phản ánh các chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu (vận chuyển, bốc xếp, phí giám định hải quan…) được bên nhận ủy thác chi hộ, kế toán ghi: Nợ TK 151, 152, 156, 157, 632, 211, 213… Có TK 111, 112: Nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác Có TK 3388 (chi tiết đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu): Nếu chưa trả Có TK 1388 (chi tiết đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu): Trừ vào số tiền đã ứng trước Phản ánh phí hoa hồng ủy thác phải trả đơn vị nhận ủy thác, kế toán ghi: Nợ TK 151, 152, 156, 157, 632, 211, 213…: Hoa hồng ủy thác chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT của hoa hồng ủy thác Có TK 331 (chi tiết đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu): Hoa hồng ủy thác theo giá thanh toán Khi trả tiền cho đơn vị nhận ủy thác về tiền hàng còn lại, phí ủy thác và các khoản khác, kế toán ghi: Nợ TK 331 (chi tiết đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu): Tiền hàng và phí ủy thác Nợ TK 3388 (chi tiết đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu): Các khoản khác Có TK 111, 112… 2.3.2. Kế toán tại đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu Đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu là đơn vị trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ đàm phán ký kết hợp đồng, tổ chức tiếp nhận hàng và thanh toán tiền hàng với nhà cung cấp (người bán) nước ngoài. Tuy nhiên, hàng nhập khẩu ủy thác không thuộc sở hữu của đơn vị, do đó đơn vị không ghi nhận giá trị hàng nhập khẩu trên Bảng cân đối kế toán TXKTTC03_Bai2_v1.0015111230 27
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu mà chỉ theo dõi trên hệ thống quản trị của mình và thuyết minh trên báo cáo tài chính về số lượng, chủng loại của hàng nhập khẩu, thời hạn nhập khẩu, đối tượng thanh toán… Quan hệ thanh toán với bên giao ủy thác về các khoản chi trả hộ phát sinh liên quan đến hàng nhập khẩu ủy thác được phản ánh trên TK 1388 (chi tiết đơn vị giao ủy thác nhập khẩu) và TK 3388 (chi tiết đơn vị giao ủy thác nhập khẩu). Theo chế độ kế toán tài chính hiện hành, kế toán nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác tại đơn vị nhận ủy thác được thực hiện theo phương pháp kế toán sau: Khi nhận tiền của đơn vị giao ủy thác nhập khẩu để nhập khẩu hàng theo hợp đồng ủy thác, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 : Tỷ giá thực tế giao dịch Có TK 3388 (chi tiết đơn vị giao ủy thác nhập khẩu): Tỷ giá thực tế giao dịch Khi chuyển tiền để ký quỹ mở Thư tín dụng (L/C) theo hợp đồng thương mại, kế toán ghi: Nợ TK 244: Tỷ giá thực tế giao dịch Có TK 111, 112: Tỷ giá xuất quỹ ngoại tệ Có TK 515 – Lãi chênh lệch tỷ giá hoặc Nợ TK 635 – Lỗ về chênh lệch tỷ giá Khi nhận hàng nhập khẩu ủy thác, kế toán chỉ theo dõi trên hệ thống quản trị nội bộ của đơn vị. Khi thanh toán tiền hàng nhập khẩu ủy thác cho người bán nước ngoài, coi như khoản trả hộ đơn vị giao ủy thác, kế toán ghi: Nợ TK 3388 (chi tiết đơn vị giao ủy thác nhập khẩu): Trừ vào số tiền đã nhận của đơn vị giao ủy thác Nợ TK 1388 (chi tiết đơn vị giao ủy thác nhập khẩu): Nếu đơn vị giao ủy thác chưa ứng tiền nhập khẩu ủy thác Có TK 111, 112, 244… Phản ánh các khoản thuế đã nộp hộ cho đơn vị giao ủy thác và các khoản chi hộ khác (chi phí vận chuyển, thuê kho bãi, phí giám định hải quan…), kế toán ghi: Nợ TK 1388 (chi tiết đơn vị giao ủy thác nhập khẩu): Phải thu số nộp hộ Nợ TK 3388 (chi tiết đơn vị giao ủy thác nhập khẩu): Trừ vào tiền đã nhận trước của đơn vị giao ủy thác Có TK 111, 112… Phản ánh phí hoa hồng ủy thác nhập khẩu được hưởng ghi nhận vào doanh thu của hoạt động ủy thác nhập khẩu: Nợ TK 111, 112, 131… Có TK 511: Hoa hồng ủy thác chưa có thuế GTGT Có TK 33311: Thuế GTGT của hoa hồng ủy thác Các khoản chi hộ đơn vị giao ủy thác đã được thanh toán (đã thu) theo chứng từ, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112… Có TK 1388 (chi tiết đơn vị giao ủy thác nhập khẩu) 28 TXKTTC03_Bai1_v1.0015111230
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu Tóm lược cuối bài Hoạt động lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu mang đặc điểm của hoạt động thương mại, nhưng có những đặc điểm riêng chi phối và ảnh hưởng đến quá trình hạch toán. Vì vậy, khi nghiên cứu bài này cần phải nắm vững các nội dung sau: Đặc điểm lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu và nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ. Phương pháp xác định giá trị hàng nhập khẩu và các khoản thuế có liên quan đến hàng nhập khẩu. Các phương thức nhập khẩu và phương pháp kế toán tương ứng. Kế toán tiêu thụ hàng nhập khẩu và xác định kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu. TXKTTC03_Bai2_v1.0015111230 29
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày nguyên tắc kế toán ngoại tệ? 2. Trình bày nguyên tắc ghi nhận và phương pháp kế toán các khoản thuế phải nộp liên quan đến hàng nhập khẩu? 3. Khái quát phương pháp kế toán nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu trực tiếp. 4. Trình bày phương pháp kế toán nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác tại đơn vị giao ủy thác nhập khẩu? 5. Trình bày phương pháp kế toán nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác tại đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu? 6. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu? 30 TXKTTC03_Bai1_v1.0015111230
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu Bài tập Công ty ABC tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10/N như sau (đơn vị tính: 1000 đồng): 1. Ngày 1/10, Công ty ký hợp đồng ngoại về việc nhập khẩu hàng với Công ty Q ở Hàn Quốc. Theo hợp đồng, giá CIF của lô hàng là 30.000 USD, thanh toán theo hình thức thư tín dụng (L/C) thông qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 2. Ngày 2/10, Công ty xuất quỹ mua ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 30.000 USD và làm thủ tục mở L/C để nhập khẩu hàng, người hưởng lợi là Công ty Q Hàn Quốc. Tỷ giá giao dịch thực tế trong ngày là 22,3/USD. 3. Ngày 12/10, Công ty đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng trên. Giá tính thuế của lô hàng là 30.000 USD. Thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 15%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Tỷ giá tính thuế của hải quan là 22/USD. 4. Ngày 18/10, lô hàng nhập khẩu được cập cảng. Công ty tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng và nhận được thông báo thuế của hải quan. Tỷ giá thực tế trong ngày là 22,25/USD. Lô hàng đã thông quan. 5. Ngày 20/10, Công ty nhận được thông báo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc đã thanh toán cho Công ty Q Hàn Quốc theo L/C 30.000USD. Tỷ giá thực tế trong ngày 22,2/USD. Phí thanh toán theo hóa đơn do ngân hàng phát hành có thuế GTGT 10% là 6.050. Công ty đã thanh toán cho ngân hàng bằng chuyển khoản VNĐ. 6. Ngày 21/10, Công ty nộp các khoản thuế của lô hàng nhập khẩu bằng chuyển khoản VNĐ. Tỷ giá thực tế trong ngày 22,2/USD. 7. Ngày 23/10, Công ty tiến hành nhập kho lô hàng nhập khẩu. Chi phí vận chuyển lô hàng về kho công ty là 9.000 đã thanh toán bằng tiền mặt. Tỷ giá thực tế trong ngày 22,1/USD. 8. Ngày 28/10, Công ty bán lô hàng nhập khẩu cho Công ty M với giá có thuế GTGT 10% là 1.320.000. Tỷ giá thực tế trong ngày 22,5/USD. Yêu cầu: 1. Xác định giá trị lô hàng nhập khẩu theo tài liệu trên. 2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 3. Thực hiện các bút toán kết chuyển cuối kỳ và xác định kết quả kinh doanh. Biết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ lần lượt là 36.000 và 75.000. Lời giải: 1. Xác định giá trị lô hàng nhập khẩu: Giá thực tế của hàng nhập khẩu = Giá mua hàng nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB hàng nhập khẩu + Chi phí mua hàng nhập khẩu. - Giá mua: 30.000*22,25 = 667.500 - Thuế nhập khẩu: 30.000*22*20% = 132.000 - Thuế tiêu thụ đặc biệt: (30.000*22 + 132.000)*15% = 118.800 - Chi phí vận chuyển: 9.000 - Phí thanh toán: 6.050/1,1 = 5.500 Trị giá lô hàng nhập khẩu: 667.500 + 132.000 + 118.800 + 9.000 + 5.500 = 932.800 TXKTTC03_Bai2_v1.0015111230 31
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 2. Định khoản: - Ngày 1/10: Không ghi - Ngày 2/10: Nợ TK 1122 (L/C): 669.000 (= 30.000*22,3) Có TK 1111: 669.000 - Ngày 12/10: Chỉ kê khai thuế của lô hàng, không ghi sổ kế toán + Thuế nhập khẩu: 30.000*22*20% = 132.000 + Thuế tiêu thụ đặc biệt: (30.000*22 + 132.000)*15% = 118.800 + Thuế GTGT: (30.000*22 +132.000 + 118.800)*10% = 91.080 - Ngày 18/10: a. Nợ TK 151: 667.500 (= 30.000*22,25) Có TK 331Q: 667.500 b. Nợ TK 151: 250.800 Có TK 3333: 132.000 Có TK 3332: 118.800 c. Nợ TK 133: 91.080 Có TK 33312: 91.080 - Ngày 20/10: a. Nợ TK 331Q: 667.500 (= 30.000*22,25) Nợ TK 635: 1.500 Có TK 1122 (L/C): 669.000 (= 30.000*22,3) b. Nợ TK 151: 5.500 Nợ TK 133: 550 Có TK 1121: 6.050 - Ngày 21/10: Nợ TK 3333: 132.000 Nợ TK 3332: 118.800 Nợ TK 33312: 91.080 Có TK 1121: 341.880 - Ngày 23/10: a. Nợ TK 156: 923.800 Có TK 151: 923.800 b. Nợ TK 156: 9.000 Có TK 1111: 9.000 - Ngày 28/10: a. Nợ TK 632: 932.800 Có TK 156: 932.800 b. Nợ TK 131M: 1.320.000 Có TK 511: 1.200.000 (= 1.320.000/1,1) Có TK 33311: 120.000 (= 1.200.000*10%) 32 TXKTTC03_Bai1_v1.0015111230
- Bài 2: Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 3. Thực hiện các bút toán kết chuyển cuối kỳ và xác định kết quả kinh doanh a. Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511: 1.200.000 Có TK 911: 1.200.000 b. Kết chuyển chi phí: Nợ TK 911: 1.045.300 Có TK 632: 932.800 Có TK 635: 1.500 Có TK 641: 36.000 Có TK 642: 75.000 c. Kết quả kinh doanh = 1.200.000 – 1.045.300 = 154.700 (lãi) Nợ TK 911: 154.700 Có TK 421: 154.700 TXKTTC03_Bai2_v1.0015111230 33
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp - Chương 2: Tổ chức bộ máy và mô hình kế toán trong doanh nghiệp
12 p | 233 | 32
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Chương 4 - Ths. Cồ Thị Thanh Hương
12 p | 527 | 24
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Chương 7 - Nguyễn Thị Vân Anh
19 p | 144 | 19
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Chương 7 - Ths. Cồ Thị Thanh Hương
9 p | 124 | 17
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp - Chương 1: Tổ chức công việc kế toán trong doanh nghiệp
14 p | 142 | 17
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Chương 6 - Ths. Cồ Thị Thanh Hương
7 p | 478 | 15
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp nâng cao: Chương 3 - Cồ thị Thanh Hương
9 p | 110 | 15
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp
127 p | 89 | 14
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại - Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ
16 p | 56 | 10
-
Tập bài giảng Kế toán doanh nghiệp
214 p | 42 | 8
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại: Bài 4 - TS. Hà Thị Phương Dung
26 p | 35 | 8
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại: Bài 5 - ThS. Đoàn Thị Trúc Quỳnh
19 p | 72 | 8
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại - Bài 1: Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại nội địa
19 p | 55 | 8
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại: Bài 1 - ThS. Đoàn Thị Trúc Quỳnh
27 p | 36 | 7
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại: Bài 4 - ThS. Đoàn Thị Trúc Quỳnh
21 p | 33 | 6
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại: Bài 3 - ThS. Đoàn Thị Trúc Quỳnh
36 p | 49 | 6
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại: Bài 2 - ThS. Đoàn Thị Trúc Quỳnh
34 p | 39 | 6
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
97 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn