intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại - Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ

Chia sẻ: Kim Cương KC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

60
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại - Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ" trang bị kiến thức cho các bạn sinh viên thực hiện nghiệp vụ kế toán trong các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ trên các góc độ chủ yếu, khác biệt với doanh nghiệp khác như: kế toán chi phí sản xuất, kế toán doanh thu, kế toán xác định kết quả kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán doanh nghiệp thương mại - Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ

  1. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH, BÀI 4 DỊCH VỤ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Kế toán tài chính doanh nghiệp – Chủ biên PGS.TS. Đặng Thị Loan, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 2. Bài tập Kế toán tài chính, chủ biên PGS. TS. Phạm Quang, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 3. Thông tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài 4 trang bị kiến thức cho các bạn sinh viên thực hiện nghiệp vụ kế toán trong các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ trên các góc độ chủ yếu, khác biệt với doanh nghiệp khác như: kế toán chi phí sản xuất, kế toán doanh thu, kế toán xác định kết quả kinh doanh. Mục tiêu Sau khi học bài này, sinh viên có thể:  Hiểu được quy trình kế toán chi phí sản xuất, doanh thu trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ theo từng nhóm hoạt động khác nhau.  Nắm vững việc kế toán kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ. TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230 47
  2. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ Tình huống dẫn nhập Hà Nội đề xuất tăng giá vé xe buýt bù trợ giá Dịch vụ vận tải xe buýt là dịch vụ công cộng đặc biệt, có tính chiến lược. Giảm phương tiện giao thông cá nhân. Đảm bảo giao thông an toàn, thuận tiện, nhanh chóng trong thành phố. Đảm bảo mọi công dân có quyền đi lại. Do đó, Nhà nước đưa ra mức Giá vé xe buýt xác định. Tuy nhiên, các xí nghiệp vận tải lại có mức chi phí sản xuất và giá thành dịch vụ vận chuyển cao hơn mức giá vé xe buýt do: Cơ sở hạ tầng kém, thiếu bến bãi… Nhà nước tiến hành trợ giá cho dịch vụ vận tải công cộng, tuy nhiên Mức trợ giá thấp, thủ tục phê duyệt khó khăn. Cần dẫn chứng tài liệu gì để đề xuất tăng giá vé xe buýt được thông qua? 48 TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230
  3. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ 4.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ và nhiệm vụ kế toán 4.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ Hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao, vì sản phẩm của ngành du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của người đi du lịch. Ngoài các nhu cầu về đi lại thăm viếng các danh lam thắng cảnh, người đi du lịch còn có nhu cầu ăn, ngủ, thưởng thức âm nhạc, vui chơi giải trí, mua sắm đồ dùng, đồ lưu niệm… Trong quá trình hoạt động, ngành du lịch phục vụ khách hàng thông qua việc tổ chức vận chuyển, phục vụ ăn nghỉ, phục vụ bán hàng và dịch vụ vui chơi giải trí khác theo nhu cầu của khách hàng. Trên góc độ cá nhân, người đi du lịch thực chất là việc tiêu dùng trực tiếp các hàng hóa dịch vụ gắn liền với việc đi lại, lưu trú để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí và thỏa mãn những nhu cầu văn hóa, chính trị, kinh tế, y tế… Dưới góc độ tổ chức, du lịch và việc sản xuất ra các dịch vụ và hàng hóa của đơn vị kinh tế độc lập, là cơ sở vật chất chuyên môn để đảm bảo đầy đủ nhu cầu về vật chất tinh thần cho du khách. Trong những năm gần đây hoạt động du lịch đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta, du lịch trở thành ngành mũi nhọn, thu hút ngoại tệ cho đất nước dưới hình thức “xuất khẩu tại chỗ”… Đặc điểm của hoạt động du lịch, dịch vụ là:  Sản phầm ngành du lịch, dịch vụ là sản phẩm không mang hình thái vật chất cụ thể như hàng hóa thông thường, quá trình sản xuất cũng là quá trình tiêu thụ như: khi thực hiện dịch vụ hướng dẫn viên du lịch, vận chuyển khách du lịch, kinh doanh buồng ngủ… Trong cơ cấu giá thành, phần chủ yếu là hao phí về lao động sống, khấu hao TSCĐ, hầu như không có hao phí về đối tượng lao động.  Hoạt động du lịch rất đa dạng phong phú không chỉ về nghiệp vụ kinh doanh mà còn cả về chất lượng phục vụ (phụ thuộc vào yêu cầu và khả năng thanh toán của khách du lịch)  Tính đa dạng của ngành du lịch phụ thuộc vào phát triển kinh tế xã hội và tập quán của nước chủ nhà.  Nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch là nhu cầu đặc biệt về cảnh quan thiên nhiên, về văn hóa lịch sử…  Việc tiêu dùng các dịch vụ du lịch và một số hàng hóa thường xảy ra cùng thời gian và cùng một địa điểm với việc sản xuất ra chúng. 4.1.2. Nhiệm vụ kế toán  Ngành du lịch có các hoạt động kinh doanh cơ bản sau: o Kinh doanh hướng dẫn du lịch; o Kinh doanh vận chuyển; TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230 49
  4. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ o Kinh doanh buồng ngủ; o Kinh doanh hàng ăn; o Kinh doanh hàng uống; o Kinh doanh dịch vụ khác: giặt là, tắm hơi, matxa, điện tín, vui chơi giải trí…; o Kinh doanh hàng hóa; o Kinh doanh xây lắp, xây dựng cơ bản.  Ở các đơn vị du lịch, chức năng của kế toán là phản ánh và giám đốc toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể như sau: o Xây dựng nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm dịch vụ phù hợp với đặc điểm của đơn vị. o Ghi chép và phản ánh đầy đủ, chính xác chi phí thực tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cho từng đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng chịu chi phí. o Xác định chính xác doanh thu và kết quả kinh doanh của toàn đơn vị cũng như của từng hoạt động kinh doanh. 4.2. Kế toán các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong du lịch, dịch vụ 4.2.1. Nội dung chi phí trực tiếp trong kinh doanh du lịch, dịch vụ Trong kinh doanh du lịch, dịch vụ người lao động sử dụng tư liệu lao động và kỹ thuật của mình cùng một số loại vật liệu, nhiêu liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Vì vậy, chi phí trực tiếp cho kinh doanh du lịch dịch vụ bao gồm những khoản sau: 4.2.1.1. Hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch bao gồm:  Tiền trả cho khoản ăn, uống, ngủ, tiền thuê phương tiện đi lại, vé đò phà, tiền vé vào các khu di tích, danh lam thắng cảnh…  Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên hướng dẫn du lịch.  Các chi phí trực tiếp khác: công tác phí của cán bộ hướng dẫn du lịch, chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng du lịch, hoa hồng cho các môi giới… 4.2.1.2. Hoạt động kinh doanh vận chuyển Trong kinh doanh du lịch, việc vận chuyển hành khách du lịch đi tham quan theo tuyến du lịch có ý nghĩa rất lớn. Chi phí trực tiếp được tính cho hoạt động này bao gồm:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: nhiên liệu, dầu mỡ, các loại nguyên vật liệu khác.  Chi phí nhân công trực tiếp tiền lương, các khoản trích theo lương, thưởng của lái, phụ xe.  Chi phí sản xuất chung: Khấu hao phương tiện vận tải, trích trước chi phí săm lốp, lệ phí giao thông, tiền mua bảo hiểm xe, chi phí khác (thiệt hại đâm, đổ, bồi thường thiệt hại…). 50 TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230
  5. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ 4.2.1.3. Hoạt động kinh doanh buồng ngủ, hàng ăn, hàng uống, kinh doanh dịch vụ khác (giặt là, tắm hơi, matxa, điện tín, vui chơi giải trí…) Các chi phí trực tiếp của hoạt động này bao gồm:  Chi phí vật liệu trực tiếp: nguyên vật liệu sử dụng cho nấu ăn, cho buồng ngủ, cho thức uống.  Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bếp, bar, nhà ăn, buồng ngủ, nhân viên phục vụ các hoạt động khác.  Chi phí sản xuất chung: Khấu hao tài sản cố định, sản xuất kinh doanh, chi phí điện nước, vệ sinh, chi phí trực tiếp khác (nhiên liệu, công cụ dụng cụ, bao bì luân chuyển…). 4.2.1.4. Nội dung chi phí quản lý trong kinh doanh du lịch, dịch vụ Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí có tính chất chung cho toàn doanh nghiệp, cho mọi hoạt động: kinh doanh dịch vụ, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh hàng hóa… Chi phí quản lý doanh nghiệp được kế toán theo từng khoản mục chi phí: chi phí lương và các khoản trích theo lương, chi phí vật liệu, chi phí về công cụ đồ dùng quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định, các loại thuế phí lệ phí, chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí hội nghị công tác phí… 4.2.2. Kế toán chi phí các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong du lịch, dịch vụ 4.2.2.1. Kế toán hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch  NV1: Khi phát sinh các khoản chi phí vật liệu cho hoạt động hướng dẫn du lịch như quần áo, trang phục đặc thù, mũ, ba lô, nước… cho đoàn du lịch kế toán ghi o Nếu xuất kho ghi: Nợ TK 621 Có TK 152 o Nếu mua về dùng ngay ghi: Nợ TK 621 Nợ TK 133 Có TK 111, 112 , 331…  NV2: Tính ra tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên hướng dẫn du lịch, các khoản phụ cấp phải trả, kế toán ghi Nợ TK 622 Có TK 334, 338  NV3: Chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng du lịch, hoa hồng cho các môi giới kế toán ghi Nợ TK 627 Có TK 111, 112, 331… TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230 51
  6. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ  NV4: Chi phí cho các khoản ăn, uống, ngủ, tiền thuê phương tiện đi lại, vé đò phà, tiền vé vào cửa di tích, danh lam thắng cảnh Nợ TK 627 Có TK 111, 112, 331  NV5: Tiền công tác phí của hướng dẫn viên du lịch Nợ TK 627 Có TK 111, 112  NV6: Kết thúc chuyến đi của đoàn du lịch, kế toán ghi nhận giá vốn và doanh thu theo từng đoàn du lịch o Giá vốn:  Kết chuyển chi phí: Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627  Đồng thời kết chuyển giá thành sản phẩm hướng dẫn du lịch: Nợ TK 632 Có TK 154 o Doanh thu: Nợ TK 111, 112, 131, 3387 Có TK 511 Có TK 3331 4.2.2.2. Kế toán hoạt động kinh doanh vận chuyển  NV1: Khi phát sinh các khoản chi phí vật liệu cho hoạt động kinh doanh vận chuyển như: xăng dầu, dầu mỡ, nhiên liệu, vật liệu khác… kế toán ghi: o Nếu xuất kho ghi: Nợ TK 621 Có TK 152 o Nếu mua về dùng ngay ghi: Nợ TK 621 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331…  NV2: Tính ra tiền lương và các khoản trích theo lương của lái xe, phụ xe, các khoản phụ cấp phải trả, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 334, 338  NV3: Khấu hao phương tiện vận tải, trích trước chi phí săm lốp kế toán ghi Nợ TK 627 Có TK 214 Có TK 335 52 TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230
  7. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ  NV4: Chi phí sửa chữa phương tiện vận chuyển, lệ phí giao thông, tiền mua bảo hiểm xe kế toán ghi Nợ TK 627 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331  NV5: Thiệt hại đâm đổ, khoản bồi thường thiệt hại kế toán ghi Nợ TK 627 Có TK 111, 112  NV6: Kết thúc chuyến đi của đoàn vận chuyển, kế toán ghi nhận giá vốn và doanh thu theo từng đoàn vận chuyển o Giá vốn:  Kết chuyển chi phí: Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627  Đồng thời kết chuyển giá thành sản phẩm dịch vụ vận chuyển khách du lịch: Nợ TK 632 Có TK 154 o Doanh thu: Nợ TK 111, 112, 131, 3387 Có TK 511 Có TK 3331 4.2.2.3. Kế toán hoạt động kinh doanh buồng ngủ  NV1: Khi phát sinh các khoản chi phí vật liệu cho hoạt động kinh doanh buồng ngủ: khăn, giấy, bàn chải, đồ uống… kế toán ghi: o Nếu xuất kho ghi: Nợ TK 621 Có TK 152 o Nếu mua về dùng ngay ghi: Nợ TK 621 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331…  NV2: Tính ra tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên buồng ngủ, các khoản phụ cấp phải trả, kế toán ghi Nợ TK 622 Có TK 334, 338  NV3: Điện nước, điện thoại phục vụ kinh doanh buồng ngủ kế toán ghi Nợ TK 627 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331… TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230 53
  8. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ  NV4: Khấu hao TSCĐ là nhà nghỉ, khách sạn, chi phí dụng cụ, bao bì luân chuyển (chăn, ga, quạt, điều hòa…) Nợ TK 627 Có TK 214 Có TK 242  NV5: Các chi phí khác như nhân viên quản lý buồng ngủ, chi phí bằng tiền khác Nợ TK 627 Có TK 111, 112 Có TK 334, 338  NV6: Định kỳ, kế toán ghi nhận giá vốn và doanh thu dịch vụ buồng ngủ o Giá vốn:  Kết chuyển chi phí: Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627  Đồng thời kết chuyển giá thành sản phẩm cung cấp dịch vụ buồng ngủ“ Nợ TK 632 Có TK 154 o Doanh thu: Nợ TK 111, 112, 131, 3387 Có TK 511 Có TK 3331 4.2.2.4. Kế toán hoạt động kinh doanh hàng ăn, hàng uống, kinh doanh dịch vụ khác (giặt là, tắm hơi, matxa, điện tín, vui chơi giải trí…) Trong các đơn vị du lịch để phục vụ khách hàng tốt hơn, công ty có thể tổ chức các hoạt động: chế biến bánh kẹo, kem, nước giải khát, cho thuê đồ dùng, cho thuê hội trường, sửa chữa phương tiện vận tải… Đối với các hoạt động này, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm:  NV1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: nguyên vật liệu tạo nên giá trị hàng ăn, đồ uống… Nợ TK 621 Có TK 152, 111, 112  NV2. Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bếp, bar, nhân viên nhà ăn, nhân viên nhà hàng ăn uống. Nợ TK 622 Có TK 334, 338  NV3. Chi phí sản xuất chung là chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý kinh doanh hàng ăn uống, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí điện nước, vệ sinh và các chi phí khác: 54 TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230
  9. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ Nợ TK 627 Có TK 334, 338 Có TK 214 Có TK 111, 112, 331 Có TK 242, 152, 153  NV4. Chi phí sẽ được tập hợp về tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chi tiết theo từng loại hoạt động để phục vụ việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã cung ứng. Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627  NV5. Định kỳ xác định giá thành dịch vụ cung ứng trong kỳ phù hợp với doanh thu thực hiện kế toán ghi: Nợ TK 632 Có TK 154 Đồng thời ghi nhận doanh thu: Nợ TK 111, 112, 131, 3387 Có TK 511 Có TK 3331 4.2.2.5. Kế toán hoạt động kinh doanh hàng hóa trong du lịch Tổ chức kế toán như trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại. 4.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong kinh doanh du lịch, dịch vụ 4.3.1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh Lợi nhuận trong doanh nghiệp là kết quả cuối cùng của các hoạt động mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (kỳ kế toán) được thể hiện bằng số lãi hoặc lỗ. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định kết quả kinh doanh được thực hiện theo trình tự sau: (1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; (2) Các khoản giảm doanh thu; (3) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: (1) – (2); (4) Giá vốn hàng bán; (5) Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh; (6) Doanh thu tài chính; (7) Chi phí tài chính; (8) Chi phí bán hàng; (9) Chi phí quản lý doanh nghiệp; (10) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: (5) + (6) – (7) – (8) – (9); TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230 55
  10. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ (11) Thu nhập khác; (12) Chi phí khác; (13) Lợi nhuận khác: (11) – (12); (14) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: (10) + (13); (15) Chi phí thuế TNDN; (16) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 4.3.2. Kế toán kết quả kinh doanh 4.3.2.1. Tài khoản sử dụng TK 911 Xác định kết quả kinh doanh Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.  Nội dung kết cấu TK 911 o Bên Nợ:  Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán;  Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác;  Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp;  Kết chuyển lãi. o Bên Có:  Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ;  Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác, khoản giảm chi phí thuế TNDN;  Kết chuyển lỗ. o TK 911 cuối kỳ không có số dư.  TK 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi/lỗ) sau thuế TNDN và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp. o Bên Nợ:  Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;  Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;  Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;  Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu. o Bên Có:  Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;  Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;  Xử lý khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh. 56 TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230
  11. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ o Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý. o Số dư bên Có; Số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chưa sử dụng. o TK 421 có 2 tài khoản cấp 2:  TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước.  TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay. 4.3.2.2. Phương pháp kế toán  NV1: Kết chuyển các khoản giảm doanh thu Nợ TK 511 Có TK 5211 – Chiết khấu thương mại Có TK 5212 – Hàng bán bị trả lại Có TK 5213 – Giảm giá hàng bán  NV2: Kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu tài chính, thu nhập khác Nợ TK 511, 515, 711 Có TK 911  NV3: Kết chuyển các khoản chi phí để xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 911 Có TK 632, 635, 641, 642, 811  NV4: Phản ánh chi phí thuế TNDN phải nộp Nợ TK 821 Có TK 3334  NV5: Kết chuyển chi phí thuế TNDN Nợ TK 911 Có TK 821  NV6: Kết chuyển lợi nhuận sau thuế TNDN từ hoạt động kinh doanh Nợ TK 911 Có TK 4212  NV7: Kết chuyển lỗ từ hoạt động kinh doanh Nợ TK 4212 Có TK 911 TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230 57
  12. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ Tóm lược cuối bài Sau khi học xong bài 4 về đặc điểm kế toán trong các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, các bạn cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản sau:  Kế toán chi phí sản xuất, doanh thu hoạt động kinh doanh hướng dẫn du lịch.  Kế toán chi phí sản xuất, doanh thu hoạt động kinh doanh vận chuyển.  Kế toán chi phí sản xuất, doanh thu hoạt động kinh doanh buồng ngủ, hàng ăn, hàng uống và các dịch vụ khác.  Kế toán chi phí sản xuất, doanh thu hoạt động kinh doanh thương mại hàng hóa.  Kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ. 58 TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230
  13. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ Câu hỏi ôn tập 1. Khái quát sơ đồ kế toán chi phí sản xuất, doanh thu hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ. 2. Khái quát sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ? TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230 59
  14. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ Bài tập Tại Công ty du lịch Vietravel trong tháng 10/N có hoạt động như sau (đơn vị: 1.000 đồng) 1. Ký hợp đồng với Công ty A về việc mở tour Hà Nội – Hạ Long, trị giá có thuế GTGT 10% là 77.000, đặt trước bằng tiền mặt 10.000, số còn lại sẽ thanh toán sau khi kết thúc tour. 2. Mua áo phông và mũ để sử dụng cho các tour, đã nhập kho, trị giá chưa có thuế GTGT 10% là 25.000, chưa thanh toán. 3. Tạm ứng cho hướng dẫn viên tour Hà Nội – Hạ Long với công ty A bằng tiền mặt 3.000, mũ và áo phông 3.000. 4. Chuyển khoản thanh toán tiền khách sạn cho tour Hà Nội – Hạ Long của công ty A, giá hóa đơn bao gồm thuế GTGT 10% là 18.700. 5. Thanh toán tiền thuê xe cho công ty vận tải bằng tiền mặt theo giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là 5.500. 6. Kết thúc tour Hà Nội – Hạ Long của công ty A, hướng dẫn viên du lịch làm thủ tục thanh toán: Tiền vé cầu phà: 3.500. Mũ và áo đã phát cho khách: 3.000. Thù lao hướng dẫn du lịch 5% trên giá tour. Sau khi trừ số đã tạm ứng, phần còn lại thanh toán bằng tiền mặt. 7. Chi phí tặng quà cho khách hàng (đoàn công ty A) tham gia tour chi bằng tiền mặt 2.000. 8. Công ty A thanh toán toàn bộ số tiền còn lại bằng chuyển khoản. 9. Tiền lương phải trả trong tháng. Tiền lương cố định phải trả hướng dẫn viên du lịch 6.000. Tiền lương phải trả nhân viên quản lý đội hướng dẫn viên du lịch 15.000. 10. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định. Yêu cầu 1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản. 2. Tính giá thành dịch vụ hướng dẫn du lịch trong kỳ. 3. Xác định kết quả kinh doanh trong tháng 10/N. Lời giải: - NV1: Nợ TK 111: 10.000 Có TK 131 (Công ty A): 10.000 - NV2: Nợ TK 152: 25.000 Nợ TK 133: 2.500 Có TK 331: 27.500 - NV3: Nợ TK 141: 8.000 Có TK 111: 5.000 Có TK 152: 3.000 60 TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230
  15. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ - NV4: Nợ TK 627: 17.000 Nợ TK 133: 1.700 Có TK 112: 18.700 - NV5: Nợ TK 627: 5.000 Nợ TK 133: 500 Có TK 111: 5.500 - NV6: Nợ TK 627: 3.500 Có TK 141: 3.500 Nợ TK 621: 3.000 Có TK 141: 3.000 Nợ TK 622: 2.500 (= 5%*50.000) Có TK 334: 2.500 Nợ TK 141: 500 Nợ TK 334: 2.500 Có TK 111: 3.000 - NV7: Nợ TK 627: 2.000 Có TK 111: 2.000 - NV8: Nợ TK 112: 45.000 Nợ TK 131 (Công ty A): 10.000 Có TK 511: 50.000 Có TK 3331: 5.000 - NV9: Nợ TK 622: 6.000 Nợ TK 627: 15.000 Có TK 334: 21.000 - NV10: Nợ TK 334: 2.205 (= 21.000*10,5%) Nợ TK 622: 1.440 (= 6.000*24%) Nợ TK 627: 3.600 (= 15.000*24%) Có TK 3382: 420 (= 2%*21.000) Có TK 3383: 5.460 (= 26%*21.000) Có TK 3384: 954 (= 4.5%*21.000) Có TK 3386: 420 (= 2%*21.000) TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230 61
  16. Bài 4: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp du lịch, dịch vụ - Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm hướng dẫn du lịch: Nợ TK 154: 59.040 Có TK 621: 3.000 Có TK 622: 9.940 Có TK 627: 46.100 - Ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632: 59.040 Có TK 154: 59.040 - Đồng thời kết chuyển giá vốn để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911: 59.040 Có TK 632: 59.040 - Kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 511: 70.000 Có TK 911: 70.000 - Xác định số thuế TNDN phải nộp: Nợ TK 821: 2.411 (= 10.960*22%) Có TK 3334: 2.411 - Kết chuyển lợi nhuận sau thuế tháng 10/N: Nợ TK 911: 8.549 Có TK 4212: 8.549 62 TXKTTC03_Bai4_v1.0015111230
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2