intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán quản trị: Bài 3 - ThS. Võ Minh Long

Chia sẻ: Phạm Hoàng Nhi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:28

303
lượt xem
101
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kế toán quản trị bài 3: Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận giúp người học có thể phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố, xác định sản lượng, doanh thu và thời gian hoàn vốn, giúp doanh nghiệp khai thác các tiềm năng hiệu quả nhất, lựa chọn thời điểm hoặc sản lượng để chuyển đổi chi phí sao cho lợi nhuận tăng lên tối đa. Tham khảo tài liệu để giúp ích cho quá trình học tập và giảng dạy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán quản trị: Bài 3 - ThS. Võ Minh Long

  1. Bài giảng 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN (CVP: Cost - Volume - Profit) Kế toán quản trị Chúng ta cần ThS Võ Minh Long sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm sẽ có lợi nhuận? Minh Long 1
  2. Mục tiêu Sau khi học xong bài giảng này, Học viên có thể: - Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố: giá bán, sản lượng, biến phí, định phí, lợi nhuận và các kịch bản sao cho doanh nghiệp đạt lợi nhuận lớn nhất trên cơ sở tăng trưởng bền vững. - Xác định sản lượng, doanh thu và thời gian hoàn vốn. - Giúp doanh nghiệp khai thác các tiềm năng hiệu quả nhất: lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, các chiến lược bán hàng…. - Lựa chọn thời điểm hoặc sản lượng để chuyển đổi chi phí sao cho lợi nhuận tăng lên tối đa. - Lý giải được tại sao các doanh nghiệp bị tình trạng “lời giả, lỗ thật”, “lỗ giả, thật lời” và giải pháp khắc phục. - Sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.… Minh Long 2
  3. Một số chỉ tiêu liên quan đến mô hình - Số dư đảm phí (hiệu số gộp): hiệu số giữa doanh thu và biến phí. Số dư đảm phí là phần đóng góp dùng đảm bảo trang trải cho định phí và có lợi nhuận. - Phương trình lợi nhuận tổng quát: Doanh thu - Biến phí = Số dư đảm phí. Số dư đảm phí - Định phí = Lợi nhuận thuần. - Số dư đảm phí đơn vị và tỷ lệ số dư đảm phí. Số dư đảm phí đơn vị = giá bán - biến phí đơn vị. Tỷ lệ SDĐP = Số dư đảm phí / doanh thu. hoặc Tỷ lệ SDĐP = SDĐP đơn vị / đơn giá bán. Minh Long 3
  4. Báo cáo thu nhập theo dạng số dư đảm phí Ñôn vò Tyû troïng Chæ tieâu Toång soá (%) sp Doanh thu P*Q P 100 Tröø: Bieán v*Q v v/P phí Q(P - v) P-v (P-v)/P Soá dö ñaûm TFC - - phí Q*(P - v) - - Tröø: Ñònh phí -TFC Lôïi nhuaän thuaàn Minh Long 4
  5. Ví dụ về báo cáo thu nhập theo dạng số dư đảm phí Ví dụ 1: Có số liệu về hoạt động sản xuất và kinh doanh tại công ty Sao Mai với sản phẩm bút bi X trong tháng: sản lượng sản xuất và tiêu thụ 10.000 sản phẩm, với giá bán: 5 $/sản phẩm, biến phí: 3$/sản phẩm, định phí trong tháng: 17.500 $. Yêu cầu: Lập báo cáo thu nhập theo dạng số dư đảm phí theo các số liệu tại công ty Sao Mai trong tháng. Minh Long 5
  6. Ví dụ về báo cáo thu nhập theo dạng số dư đảm phí (Công ty Sao Mai) Toång soá 1 ñôn vò Tyû leä Chæ tieâu ($) sp ($) (%) Doanh thu 50.000 5 100 Tröø: Bieán 30.000 3 60 phí 20.000 2 40 Soá dö ñaûm 17.500 - - phí 2.500 - - Tröø: Ñònh phí Minh Long 6
  7. Ưùng dụng báo cáo thu nhập theo SDĐP để phân tích kịch bản Chúng ta ứng dụng báo cáo thu nhập theo dạng số dư đảm phí để nghiên cứu sự tác động của các nhân tố: biến phí, định phí, giá bán và sản lượng trong quá trình hoạt động nhằm tìm kiếm phương án hoạt động hiệu quả nhất nhằm làm gia tăng lợi nhuận với các kịch bản được dự kiến như sau: Ví dụ 2: lấy lại số liệu từ ví dụ 1 để phân tích các kịch bản. Minh Long 7
  8. Kịch bản 1: Dự đoán nhu cầu thị trường thay đổi. Qua hoạt động marketing, công ty dự đoán sản lượng bán trong tháng tới tăng 5%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, công ty nên thực hiện phương án này không? ∆ số dư đảm phí (20.000 x 5%) 1.000. ∆ lợi nhuận 1.000 Vậy: Nên thực hiện kịch bản này. Kịch bản 2: Thay đổi định phí và doanh thu. Công ty hy vọng nếu tăng thêm chi phí quảng cáo mỗi tháng 3.000$ thì doanh thu sẽ tăng 20% (giá bán không đổi). Hãy xem xét quyết định này (giả định các yếu tố khác không đổi)? D số dư đảm phí (20.000 x 20%) 4.000 ( - ) ∆ Định phí 3.000 => ∆ Lợi nhuận 1.000 Vậy: Nên thực hiện kịch bản này. Minh Long 8
  9. Kịch bản 3: Thay đổi giá bán và biến phí. Do tình hình khan hiếm nguyên liệu nên biến phí đơn vị tăng lên 3,1 $/sp và công ty quyết định tăng giá bán lên 5,2 $/sp và vì vậy khối lượng tiêu thụ giảm chỉ còn 9.000 sản phẩm. Nếu điều này là sự thật thì công ty có nên chọn hay không? Số dư đảm phí ước tính 9.000 x (5,2 - 3,1) 18.900 ( - ) Số dư đảm phí hiện tại 20.000 => D số dư đảm phí -1.100 => ∆ Lợi nhuận -1.100 Vậy: Không nên thực hiện kịch bản này. Kịch bản 4: Phương án tổng hợp. Công ty định giảm giá bán 0,4 $/sp và tăng cường quảng cáo thêm 5.000 $. Với kịch bản này, dự đoán khối lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 40%. Công ty nên thực hiện phương án này không? Số dư đảm phí ước tính 10.000x140%x(5-0,4-3) 22.400 ( - ) Số dư đảm phí hiện tại 20.000 D số dư đảm phí 2.400 ( - ) ∆ Định phí 5.000 => ∆ Lợi nhuận -2.600 Vậy: Không nên thực hiện kịch Minh Longnày. bản 9
  10. Kich bản 5: Thay đổi kết cấu hàng bán và đơn giá bán. Công ty Bình Minh muốn mua cùng lúc 2.000 bút bi của công ty Sao Mai với điều kiện 2 bên thỏa thuận được giá (giá này phải nhỏ hơn giá bán lẻ hiện tại). Vậy công ty Sao Mai nên định giá 1 bút bi là bao nhiêu để có mức lợi nhuận tăng thêm là 1.000 $? Do số dư đãm phí đã đủ bù đắp định phí: Với mục tiêu của Sao Mai trong thương vụ này chỉ là đạt được mức lợi nhuận tăng thêm 1.000 $. Vậy đơn giá bán: Biến phí đơn vị 3 $/sp Cộng: lợi nhuận mong muốn đơn vị 1.000/2000 = 0,5 $/sp => Đơn giá bán sản phẩm 3,5 $/sp Vậy: với giá bán 3,5 $/sản phẩm sẽ thỏa mãn các yêu cầu của thương vụ này. Minh Long 10
  11. Phân tích điểm hòa vốn (BEP) - Thế nào là doanh nghiệp hòa vốn? - Ý nghĩa: cơ sở quan trọng để các nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh như: lựa chọn phương án sản xuất, xác định giá bán, tính toán các khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt lợi nhuận mong muốn…. - Các phương pháp xác định điểm hòa vốn. Minh Long 11
  12. Phương pháp xác định điểm hòa vốn  Phương pháp đại số: Có TC = TFC + v * Q và TR = P * Q. - Trường hợp DN hòa vốn: EBIT = TR - TC = 0. Q * P - (TFC + v * Q) = 0 => QHV = TFC/ (P - v) (1): Công thức sản lượng hòa vốn. => TRHV = QHV . P (2): Công thức doanh thu hòa vốn. => Tg HV = Q HV/Q dự kiến : Công thức thời gian hòa vốn. - Trường hợp DN lỗ: Q* < QHV => EBIT = TR - TC < 0. - Trường hợp DN lời: Q* > QHV => EBIT = TR - TC > 0 => EBIT = (Q* - QHV) (P - v). Long Minh 12
  13. Phương pháp xác định điểm hòa vốn (tt)  Phương pháp số dư đảm phí. Tại điểm hòa vốn: Số dư đãm phí = Định phí Triển khai đẳng thức trên, ta được: QHV * SDĐP đvị = Định phí => QHV = Định phí / (SDĐP đơn vị) => TRHV = QHV x P = TFC / tỷ lệ SDĐP. - Cần xác định sản lượng tiêu thụ để đạt được mức lợi nhuận mục tiêu: Q tiêu thụ = (Định phí + lợi nhuận thuần) / SDĐP đơn vị Minh Long 13
  14. Phương pháp xác định điểm hòa vốn (tt)  Phương pháp đồ thị. Gọi: Q: Sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. v: Biến phí đơn vị; TFC: Định phí; P: Đơn giá bán. Ta có: - Phương trình doanh thu: TR = P * Q. - Phương trình biến phí: TVC = v * Q. - Phương trình định phí: TFC = TFC. - Phương trình tổng chi phí: TC = v*Q + TFC. Minh Long 14
  15. ĐỒ THỊ ĐIỂM HÒA VỐN $ TR TR,TC Vùng lời TC Điểm hòa vốn TRHV TVC Vùng lỗ TFC 0 QHV Q (sản phẩm) Minh Long 15
  16. Số dư an toàn (Margin of Safety) - Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu đạt được (theo dự tính hoặc theo thực tế) so với doanh thu hòa vốn. Công thức: SDAT = Dthu đạt được - Dthu hòa vốn - Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng số dư an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn. Công thức: Tỷ lệ SDAT = Số dư an toàn / doanh thu Ví dụ 3: tính số dư an toàn và tỷ lệ số dư an toàn của công ty Sao Mai. Minh Long 16
  17. Lời giải đề nghị Coâng ty SAO Chæ tieâu MAI Toång soá Doanh thu 50.000 Doanh thu hoaø voán 43.750 Soá dö an toaøn 6.250 Tyû leä soá dö an toaøn 12,5% Minh Long 17
  18. Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với kết cấu mặt hàng và điểm hòa vốn - Kết cấu mặt hàng là mối quan hệ tỷ trọng giữa doanh thu từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu. - Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận và doanh thu hòa vốn thông qua tỷ lệ số dư đãm phí của các mặt hàng sẽ khác nhau. Trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu tăng tỷ trọng những mặt hàng có tỷ lệ số dư đãm phí lớn, giảm tỷ trọng những mặt hàng có tỷ lệ số dư đãm phí nhỏ thì tỷ lệ số dư đãm phí bình quân tăng lên => doanh thu hòa vốn công ty giảm đi và độ an toàn của công ty tăng lên. Ví dụ 4: Nghiên cứu ví dụ của công ty Sao Mai: giả sử công ty kinh doanh 2 mặt hàng là bút bi X và bút bi Y, có số liệu kinh doanh qua 2 tháng như sau: (ĐVT: $) Minh Long 18
  19. Bảng phân tích theo kết cấu hàng bán Thaùng sau Thaùng tröôùc Khoaûn Coäng Coäng Muïc Buùt Buùt Buùt Buùt bi X bi Y Tieà % bi X bi Y Tieà % n n Doanh thu 20 80 100 100 80 20 100 100 Bieán phí 15 40 55 55 60 10 70 70 Soá dö 5 40 45 45 20 10 30 30 ñaûm phí - - 27 - - - 27 - Ñònh phí - - 18 - - - 3 - L.nhuaän thuaàn Minh Long 19
  20. Nhận xét Ta tính được doanh thu hòa vốn qua 2 tháng như sau: + Tháng trước: DTHV = ĐP/ %SDĐP = 27/30% = 90. + Tháng sau: DTHV = ĐP / %SDĐP = 27/45% = 60. Nhận xét: Qua bảng phân tích trên: dù doanh thu của 2 tháng đều là 100$ nhưng do công ty thay đổi kết cấu mặt hàng ở 2 tháng trái ngược nhau nên tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng lên 15% (từ 30% lên 45%) => doanh thu hòa vốn giảm 30$ (từ 90$ giảm xuống còn 60$) => Lợi nhuận tăng 15$ (từ 3$ tăng lên 18$). Mặt khác doanh thu hòa vốn giảm làm cho số dư an toàn tăng lên 30$ (từ 10$ lên 40 $). Minh Long 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2