Bài giảng Kế toán tài chính Việt Nam 2 - Chương 6: Báo cáo tài chính
Chia sẻ: HidetoshiDekisugi HidetoshiDekisugi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22
lượt xem 4
download
Bài giảng Kế toán tài chính Việt Nam 2 - Chương 6: Báo cáo tài chính. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: tổng quan báo cáo tài chính doanh nghiệp; lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp; qui định kế toán về lập và trình bày báo cáo tài chính;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán tài chính Việt Nam 2 - Chương 6: Báo cáo tài chính
- 8/4/2020 CHƯƠNG 6 BÁO CÁO TÀI CHÍNH MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này sinh viên có khả năng: - Nắm được tổng quan về BCTC: Khái niệm, phân loại, tác dụng của BCTC doanh nghiệp - Nắm vững phương pháp lập và trình bày BCTC doanh nghiệp - Vận dụng để lập và trình bày BCTC doanh nghiệp độc lập 114
- 8/4/2020 CHƯƠNG 6 6.1 Tổng quan về báo cáo tài chính doanh nghiệp 6.1.1 Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp 6.1.2 Qui định kế toán về lập và trình bày báo cáo tài chính 6.2 Lập và trình bày báo cáo tài chính DN 6.2.1 Lập và trình bày bảng cân đối kế toán 6.2.2 Lập và trình bày báo cáo kết quả kinh doanh 6.2.3 Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6.2.4 Lập và trình bày thuyết minh BCTC 6.1 Tổng quan về báo cáo tài chính doanh nghiệp 6.1.1 Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp 6.1.2 Qui định kế toán về lập và trình bày báo cáo tài chính 115
- 8/4/2020 6.1.1 Phân loại báo cáo tài chính doanh nghiệp Khái niệm: Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin được xử lý bởi hệ thống kế toán tài chính, là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tài chính vào các mẫu biểu do Nhà nước qui định thống nhất nhằm phản ánh và báo cáo tổng quát về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động SXKD, tình hình lưu chuyển tiền tệ của DN trong một thời kỳ nhất định Phân loại báo cáo tài chính Theo nội dung kinh tế Báo cáo Báo cáo Thuyết Bảng kết quả lưu minh cân hoạt chuyển đối kế BCTC động tiền tệ toán: kinh doanh 116
- 8/4/2020 Bảng cân đối kế toán: là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là BCTC tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong 1 thời kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là BCTC tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của DN. Thuyết minh BCTC: Là BCTC mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong BCĐKT, BCKQHĐKD, BCLCTT cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các CMKT cụ thể. Back to head Theo tính chất và yêu cầu quản lý 1 2 BCTC định BCTC bất kỳ: thường 117
- 8/4/2020 *Theo tính chất và yêu cầu quản lý: - BCTC định kỳ: được lập định kỳ theo yêu cầu quản lý của Nhà nước, của DN. Gồm báo cáo TC năm, BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ, BCTC giữa niên độ dạng tóm lược. - BCTC bất thường: Được lập vào các thời điểm khi DN có những sự kiện bất thường như chia tách, sát nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản, thanh tra... *Theo đặc điểm và tổ chức quản lý: Báo cáo Báo cáo tài chính tài Báo cáo doanh chính tài chính nghiệp hợp tổng hợp nhất 118
- 8/4/2020 - Báo cáo tài chính doanh nghiệp: là hệ thống báo cáo mà tất cả các DN hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ đều phải lập - Báo cáo tài chính hợp nhất: là hệ thống BC các Tập đoàn, công ty mẹ phải lập - Báo cáo tài chính tổng hợp: các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc, các Tổng công ty hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập BCTC tổng hợp Tác dụng của báo cáo tài chính • Đối với các nhà quản lý DN • Đối với nhà nước • Đối với các bên thứ ba 119
- 8/4/2020 6.1.2 Qui định kế toán về lập và trình bày báo cáo tài chính - Trách nhiệm lập và trình bày BCTC doanh nghiệp - Kỳ lập báo cáo tài chính - Thời hạn lập, nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất 6.1.2 Qui định kế toán về lập và trình bày báo cáo tài chính • Yêu cầu lập và trình bày BCTC Thông tin trên báo cáo tài chính phải đảm bảo phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. • Nguyên tắc lập và trình bày BCTC của DN - DN đáp ứng giả định hoạt động liên tục - Khi thay đổi kỳ kế toán - Khi chuyển đổi hình thức sở hữu - Khi chia tách sát nhập DN - Khi DN không đáp ứng giả định hoạt động liên tục - Đồng tiền sử dụng để lập BCTC khi công bố ra công chúng và nộp - Khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán 120
- 8/4/2020 6.2 Lập và trình bày báo cáo tài chính DN 6.2.1 Lập và trình bày bảng cân đối kế toán 6.2.2 Lập và trình bày báo cáo kết quả kinh doanh 6.2.3 Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6.2.4 Lập và trình bày thuyết minh BCTC 6.2.1 Lập và trình bày bảng cân đối kế toán Khái niệm: • Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ gía trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. 121
- 8/4/2020 Nội dung, kết cấu Bảng cân đối kế toán PHẦN TÀI SẢN PHẦN NGUỒN VỐN - Phản ánh các chỉ tiêu về - P/ánh nguån h×nh thµnh TS đến thời điểm lập BC c¸c lo¹i TS cña DN t¹i thêi dưới hình thái giá trị ®iÓm lËp BC - Chia thành các mục, - Chia thành các mục, khoản khoản mục, chỉ tiêu mục, chỉ tiêu - Xắp xếp theo tính lưu - Xắp xếp theo tính thanh động giảm dần khoản giảm dần PHẦN TÀI SẢN PHẦN NGUỒN VỐN - Ý nghĩa kinh tế: ®¸nh gi¸ - Ý nghĩa kinh tế: đánh giá tæng qu¸t quy m«, kết cấu TS, khái quát tỷ trọng, kết cấu n¨ng lùc vµ tr×nh ®é sö dông từng NV trong tổng NV và vèn cña DN thực trạng TC của DN - Ý nghĩa pháp lý: - Ý nghĩa pháp lý: thể hiện + P/ánh TS hiÖn cã thuéc trách nhiệm của DN trong quyÒn QL, SD cña DN việc quản lý, sử dụng và bảo + P/ánh trách nhiệm của toàn các NV mà DN đã huy DN phải SD có HQ TS động cho HĐKD 122
- 8/4/2020 Nguyên tắc lập và trình bày BCĐKT • Phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC. • Các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT * Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán • BCĐKT năm trước. • Sổ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết. • Sổ kế toán tổng hợp 123
- 8/4/2020 Các công việc cần chuẩn bị trước khi lập BCĐKT • Kiểm tra, đối chiếu số liệu • Kiểm kê tài sản • Khoá sổ kế toán Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT Phương pháp chung lập BCĐKT: • Cột “ Mã số”: dùng để cộng khi lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất • Cột “ Thuyết minh”: Thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu tương ứng trong Bản thuyết minh • Cột "Số đầu năm": Số liệu ở cột "Số cuối kỳ" của BCĐKT cuối kỳ kế toán năm trước để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng. 124
- 8/4/2020 • Cột "Số cuối năm": Là số dư của các TK (cấp 1, cấp 2) trên các SKT có liên quan đã khoá sổ ở thời điểm lập BCĐKT: - Những chỉ tiêu có nội dung kinh tế phù hợp với số dư của các TK (cấp 1, cấp 2,…)thì căn cứ trực tiếp vào số dư của các TK đó để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng theo nguyên tắc: + Số dư Nợ của các TK ghi vào các chỉ tiêu tương ứng ở phần "Tài sản". + Số dư Có của các TK ghi vào các chỉ tiêu tương ứng ở phần" Nguồn vốn". - Những chỉ tiêu có nội dung kinh tế liên quan đến nhiều tài khoản (cấp 1, cấp 2…) , thì căn cứ trực tiếp vào số dư của các tài khoản tổng hợp, chi tiết đó để tổng hợp lại theo nguyên tắc trọng yếu, hợp nhất hoặc bù trừ để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng . 125
- 8/4/2020 Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCĐKT • Số dư Có các TK 229, 214 được ghi bằng số âm phần “Tài sản” theo chỉ tiêu tương ứng. • Số dư Nợ các TK 412, 413, 419, 421 được ghi bằng số âm trong phần “Nguồn vốn” theo chỉ tiêu tương ứng. 6.2.2 Lập và trình bày báo cáo kết quả kinh doanh *Khái niệm: • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là BCTC tổng hợp, • Phản ánh tổng quát tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động khác nhau của DN trong 1 thời kỳ. 126
- 8/4/2020 Nội dung, kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh *Nội dung: Báo cáo KQHĐKD gồm các chỉ tiêu phản ánh tổng quát về - Doanh thu, - Chi phí - Kết quả theo từng loại hoạt động của DN: +KQ hoạt động kinh doanh, gồm hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ và HĐTC + KQ khác Nội dung, kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Kết cấu: theo dạng bảng. - Các chỉ tiêu của báo cáo được trình bày theo kết cấu dọc và phân loại theo phương pháp xác định kết quả từng loại hoạt động. - Theo chiều ngang các chỉ tiêu của báo cáo KQHĐKD được phán ánh theo 5 cột: Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo; Cột 2: Mã số; Cột 3: Thuyết minh Cột 4: Năm nay Cột 5: Năm trước 127
- 8/4/2020 Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCKQHĐKD Cơ sở số liệu: - Báo cáo KQHĐKD năm trước. - Sổ kế toán tổng hợp và chi tiết trong kỳ dùng cho các TK từ loại 5 đến loại 9. Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCKQHĐKD Phương pháp lập báo cáo KQHĐKD: • Cột 2: “Mã số” dùng để cộng khi lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất • Cột 3: “Thuyết minh” Thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu tương ứng trong Bản thuyết minh • Cột 5: “ Năm trước” Số liệu ghi ở cột 4 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước • Cột 4: “ Năm nay” căn cứ lũy kế số phát sinh các tài khoản loại 5, 6, 7, 8, 9 trên các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của kỳ báo cáo. 128
- 8/4/2020 6.2.3 Lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Khái niệm: Báo cáo LCTT - Là BCTC tổng hợp - Phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Nội dung, kết cấu Báo cáo LCTT * Nội dung của báo cáo LCTT BCLCTT GỒM 3 BỘ PHẬN • Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh • Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư • Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 129
- 8/4/2020 Kết cấu BCLCTT LCT thuÇn tõ H®KD Tăng gi¶m tiÒn TiÒn vµ t¬ng ®¬ng LCT thuÇn tõ H®®T vµ t¬ng ®¬ng tiÒn cuèi kú tiÒn trong kú + TiÒn vµ t¬ng ®¬ng tiÒn ®Çu kú LCT thuÇn tõ H®TC PHÂN BIỆT 3 LOẠI HOẠT ĐỘNG • Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính. • Hoạt động đầu tư: Là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. • Hoạt động tài chính: Là các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. 130
- 8/4/2020 Chi ®Çu t XDCB, ®Çu t Thu tiền bán hàng TC Ho¹t ®éng Dßng tiÒn cña Ho¹t ®éng doanh nghiÖp ®Çu t Kinh doanh Chi mua c¸c B¸n TSC® vµ yÕu tè SXKD c¸c kho¶n ®Çu t Ho¹t ®éng tµi chÝnh Ph¸t hµnh cæ phiÕu Ph©n phèi l·i vµ vµ ®i vay tr¶ nî vay Cơ sở số liệu và phương pháp lập Báo cáo LCTT - Nguyên tắc lập BCLCTT - Cơ sở lập BCLCTT - Yêu cầu lập BCLCTT - Yêu cầu mở sổ kế toán - Phương pháp lập 131
- 8/4/2020 Nguyên tắc lập • NT1. Khoản tương đương tiền: có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. • NT2. Tách biệt 03 loại hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính. • NT3: Trình bày phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. • NT4: Báo cáo trên cơ sở thuần • NT5: Quy đổi ngoại tệ ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo tỷ giá thực tế tại ngày lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. • NT6: Không trình bày các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền Nguyên tắc lập • NT9: Thanh toán bù trừ liên quan đến các giao dịch được phân loại trong cùng 1 luồng tiền thì trình bày trên cơ sở thuần, còn trong các luồng tiền khác nhau thì phải trình bày riêng rẽ. • NT10: Đối với luồng tiền từ giao dịch mua bán TF chính phủ và các giao dịch Repo chứng khoán: Bên bán trình bày là luồng tiền hoạt động tài chính, bên mua trình bày là luồng tiền hoạt động đầu tư 132
- 8/4/2020 Căn cứ lập • Bảng Cân đối kế toán; • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; • Thuyết minh báo cáo tài chính; • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước • Các tài liệu kế toán khác Căn cứ lập • Các tài liệu kế toán khác, như: - Sổ kế toán tổng hợp; - Sổ kế toán chi tiết các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; - Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các Tài khoản liên quan khác, - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và; - Các tài liệu kế toán chi tiết khác... 133
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
62 p | 11 | 6
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 3 - Học viện Tài chính
17 p | 21 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 5 - Học viện Tài chính
56 p | 13 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 2 - Học viện Tài chính
35 p | 17 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 1 - Học viện Tài chính
9 p | 16 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 4 - ThS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
38 p | 14 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 2 - Học viện Tài chính
83 p | 5 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - ThS. Trần Thanh Nhàn
16 p | 3 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 4 - Học viện Tài chính
41 p | 4 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - ThS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
54 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2 - ThS. Trần Thanh Nhàn
14 p | 2 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 3 - Học viện Tài chính
75 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - Ly Lan Yên
22 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - Ly Lan Yên
42 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2.2 - Ly Lan Yên
15 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính (Học phần 4): Chương 1 - Ngô Văn Lượng
28 p | 3 | 1
-
Bài giảng Kế toán tài chính (Học phần 4): Chương 2 - Ngô Văn Lượng
24 p | 3 | 1
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - ThS. Trần Thanh Nhàn
17 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn