intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế học vi mô 1: Chương 6 - Nguyễn Hồng Quân

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

92
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Bài giảng "Kinh tế học vi mô 1 - Chương 6: Cạnh tranh và độc quyền" cung cấp cho người học các kiến thức: Thị trường và phân loại thị trường, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền thuần túy, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học vi mô 1: Chương 6 - Nguyễn Hồng Quân

  1. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN I. Thị trường và phân loại thị trường 1. Khái niệm - Khái niệm theo nghĩa rộng: Thị trường là sự biểu thị quá trình mà nhờ đó các quyết định của hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hóa khác nhau, các quyết định của hãng về việc sản xuất cái gì và như thế nào, các quyết định của công nhân về làm việc bao lâu và cho ai được điều hòa bởi sự điều chỉnh giá. - Khái niệm khác: Thị trường là một tập hợp các thỏa thuận mà thông qua đó người bán và người mua tác động qua lại với nhau để trao đổi một cái gì đó khan hiếm.
  2. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN I. Thị trường và phân loại thị trường 2. Phân loại Các nhà kinh tế học phân loại thị trường dựa trên cấu trúc thị trường. Cấu trúc thị trường là những đặc tính thị trường quyết định môi trường kinh tế mà ở đó một doanh nghiệp hoạt động bao gồm: - Số lượng và quy mô của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường; - Mức độ khác biệt của sản phẩm giữa các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau; - Khả năng xuất hiện thêm những doanh nghiệp mới trên thị trường khi các doanh nghiệp hiện thời đang làm ăn có lãi.
  3. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 1. Khái niệm Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có vô số người bán và sản phẩm bán ra trên thị trường giống nhau cả về tính năng kỹ thuật và dịch vụ.
  4. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 2. Đặc điểm - Ngành phải có vô số hãng, sản lượng mỗi hãng chiếm rất nhỏ trong sản lượng chung của cả ngành; - Sản phẩm phải được tiêu chuẩn hóa: giống hệt nhau; - Thông tin kinh tế phải là hoàn hảo, người mua và người bán đều có đầy đủ thông tin về sản phẩm; - Các hãng được tự do gia nhập và rút lui khỏi thị trường; - Hãng cạnh tranh hoàn hảo không áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá; - Sức mạnh thị trường của người bán bằng không.
  5. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 3. Đường cầu, đường doanh thu cận biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo 3.1. Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo - Hãng cạnh tranh hoàn hảo là người chấp nhận giá chứ không phải người đặt giá nên hãng cạnh tranh hoàn hảo gặp phải tình huống cầu co giãn tuyệt đối với chuỗi sản lượng mà hãng có thể cung. - Đối với ngành – tất cả các hãng cùng sản xuất một loại sản phẩm xác định – sản lượng các lớn thì phải chấp nhận giá càng thấp nên đường cầu của ngành là đường dốc xuống từ trái qua phải.
  6. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 3. Đường cầu, đường doanh thu cận biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo 3.1. Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo
  7. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 3. Đường cầu, đường doanh thu cận biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo 3.2. Đường doanh thu cận biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo Tổng doanh thu (ký hiệu là TR) là tổng số tiền hãng nhận được từ việc bán sản phẩm. Vì hãng là người chấp nhận giá nên đường tổng doanh thu của hãng là một đường dốc lên. P TR 0 Q
  8. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 3. Đường cầu, đường doanh thu cận biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo 3.2. Đường doanh thu cận biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo Doanh thu bình quân (ký hiệu là AR) là tổng doanh thu trên đơn vị sản phẩm bán được. Vì hãng gặp đường cầu co giãn hoàn toàn nên biểu cầu của hãng là biểu doanh thu bình quân. Đường doanh thu bình quân của hãng là đường nằm ngang trùng với đường cầu của hãng.
  9. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 3. Đường cầu, đường doanh thu cận biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo 3.2. Đường doanh thu cận biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo Doanh thu cận biên (ký hiệu là MR) là doanh thu thu thêm được từ việc bán thêm một đơn vị sản phẩm. Trong cạnh tranh hoàn hảo, mỗi sản phẩm bán thêm đóng góp cho tổng doanh thu một phần đúng bằng giá. Như vậy, đường cầu trùng với đường doanh thu cận biên MR.
  10. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 3. Đường cầu, đường doanh thu cận biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo 3.2. Đường doanh thu cận biên của hãng cạnh tranh hoàn hảo P P = AR = MR 0 Q
  11. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 4. Giá, sản lượng và lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo Để tối đa hoá lợi nhuận, một hãng bất kỳ sẽ sản xuất tại mức sản lượng có MR=MC. Hãng cạnh tranh hoàn hảo có P=MR, do đó hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận tại mức sản lượng Q* có P=MC.
  12. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 4. Giá, sản lượng và lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo Mọi mức sản lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn Q* đều không mang lại lợi nhuận tối đa cho hãng.
  13. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 4. Giá, sản lượng và lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo - Với mức sản lượng Q1< Q*, doanh thu biên MR của hãng lớn hơn chi phí biên MC, hãng sẽ bị mất phần lợi nhuận là diện tích EAB (S1). Đây là phần lợi nhuận đáng lẽ hãng được hưởng nếu sản xuất ở Q* - Với mức sản lượng Q2 > Q*, chi phí biên MC của hãng lớn hơn doanh thu biên MR, hãng bị lỗ phần diện tích EMN (S2). Đây là phần lợi nhuận đáng lẽ hãng không bị mất nếu sản xuất ở Q*. * Như vậy Q* là mức sản lượng mang lại lợi nhuận tối đa.
  14. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5. Điểm hoà vốn, điểm tiếp tục sản xuất, điểm đóng cửa sản xuất
  15. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5. Điểm hoà vốn, điểm tiếp tục sản xuất, điểm đóng cửa sản xuất + P=ATCmin TR=TC= Diện tích OP*EQ* do đó lợi nhuận kinh tế của hãng bằng 0, hãng hoà vốn. Khi đó, mức giá hoà vốn được xác định là giao điểm của P, MC và ATCmin.
  16. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5. Điểm hoà vốn, điểm tiếp tục sản xuất, điểm đóng cửa sản xuất + P
  17. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5. Điểm hoà vốn, điểm tiếp tục sản xuất, điểm đóng cửa sản xuất TR=Diện tích OP*EQ*, TC=Diện tích OABQ* TC>TR: hãng bị lỗ một khoản P*ABE AVC=NQ* VC=diện tích OMNQ* AFC=BN FC=diện tích ABNM Nếu doanh nghiệp dừng sản xuất sẽ mất chi phí cố định FC, chính là diện tích ABNM. Nếu hãng tiếp tục sản xuất thì hãng chịu khoản lỗ P*ABE Diện tích ABNM > Diện tích P*ABE Trong ngắn hạn, hãng nên tiếp tục sản xuất để bù đắp chi phí cố định
  18. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5. Điểm hoà vốn, điểm tiếp tục sản xuất, điểm đóng cửa sản xuất P≤ AVCmin
  19. CHƯƠNG VI. CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN II. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 5. Điểm hoà vốn, điểm tiếp tục sản xuất, điểm đóng cửa sản xuất - P= AVCmin TR=diện tích OP*EQ*, TC=diện tích OABQ* TC>TR: hãng bị lỗ một khoản P*ABE AVC=EQ* VC=OP*EQ* AFC=BE FC=P*ABE=khoản lỗ. Trong trường hợp này không có sự khác biệt giữa việc hãng tiếp tục sản xuất hay đóng cửa sản xuất. Tuy nhiên hãng có thể tiếp tục sản xuất để chờ đón cơ hội kinh doanh tốt hơn trong tương lai. Giao điểm của AVCmin, MC và P được gọi là mức giá đóng cửa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2