Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Mô hình AD – AS - Nguyễn Hòa Bảo
lượt xem 8
download
Bài giảng "Kinh tế học vĩ mô: Mô hình AD – AS" cung cấp cho người học các kiến thức: Xây dựng tổng cầu trong nền kinh tế đóng và mở, phối hợp giữa AD và AS để phân tích các chính sách tài khóa, tiền tệ trong ngắn hạn, quá trình điều chỉnh từ ngắn hạn sang trung hạn/dài hạn,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Mô hình AD – AS - Nguyễn Hòa Bảo
- Mô hình AD – AS [The AD – AS Model] Nguyễn Hoài Bảo Bộ môn Kinh tế học – Khoa Kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế TP.HCM August 5, 2010 Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 1
- Nội dung bài giảng này • Xây dựng tổng cầu (Aggregate Demand – AD) trong nền kinh tế đóng và mở • Phối hợp giữa AD và AS để phân tích các chính sách tài khóa, tiền tệ trong ngắn hạn. • Quá trình điều chỉnh từ ngắn hạn sang trung hạn/dài hạn. • Sự tương đồng giữa thị trường tiền tệ (money market) và thị trường quĩ vốn vay (loandable funds) ở ngắn hạn và dài hạn trong việc hình thành lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 2
- Aggregate Demand • Tổng cầu trong nền kinh tế là việc xem xét mối liên hệ giữa giá cả và thu nhập/sản lượng trong điều kiện có sự cân bằng đồng thời trên hai thị trường hàng hóa và tiền tệ. • Sự cân bằng đồng thời trên hai thị trường trên được phân tích trong mô hình IS-LM khi giả định nền kinh tế là đóng. Vì thế việc xây dựng AD cho nền kinh tế đóng cũng sẽ dựa vào IS-LM. • Sự cân bằng đồng thời trên hai thị trường trên cũng được phân tích trong mô hình IS*-LM* (hay Muldell-Fleming) khi giả định nền kinh tế là mở. Vì thế việc xây dựng AD cho nền kinh tế mở cũng sẽ dựa vào IS*-LM*. • Cho dù việc hình thành AD với giả định nào, nền kinh tế là đóng hay mở, thì quan hệ giữa P và Y cũng sẽ là nghịch chiều, hay nói cách khác khi vẽ AD lên đồ thị thì nó dốc xuống. • Tất cả các chính sách mà chúng ta biết từ trước đến giờ: chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều là chính sách ảnh hưởng lên phía cầu – AD. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 3
- Xây dựng AD với giả thuyết là nền kinh tế đóng Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 4
- Từ IS-LM tới AD khi P thay đổi LM0 với M0/P0 • Với P0 thì cung tiền thực là M0/P0 – tương ứng với LM0. Khi đó IS – LM cân bằng ở E0 và hình E0 LM1 với M0/P1 thành thu nhập là Y0. Ở đồ thị bên i0 E1 dưới ta được A(Y0;P0) i1 • Nếu P0 giảm xuống thành P1 thì cung tiền thực tăng lên thành IS M0/P1 và khi đó LM0 dịch chuyển Y0 Y1 Thu nhập xuống dưới thành LM1. Khi đó IS – LM cân bằng ở E1 và hình thành thu nhập cân bằng là Y1. Ở đồ thị bên dưới ta được B(Y1;P1) • Kết hợp A và B hình thành A được quan hệ giữa Y và P mà P0 B chúng luôn thỏa mãn có sự cân P1 bằng đồng thời trên thị trường hàng hóa lẫn tiền tệ – đó là AD. AD AD dốc xuống trong đồ thị (Y;P) Y0 Y1 Thu nhập Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 5
- Cân bằng trong ngắn hạn và dài hạn Chúng ta có thể so sánh sự cân bằng trong ngắn hạn (hình a) và dài hạn (hình b). Trong ngắn hạn, với mức giá tại P1 và nền kinh tế cân bằng tại K - ở đó có sản lượng thấp hơn sản lương tiềm năng. Trong dài hạn mức giá giảm (làm LM dịch xuống dưới – do cung tiền thực tăng) và chuyển sang cân bằng ở điểm C – tại đó sản lượng là sản lượng tiềm năng. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 6
- Chính sách tài khóa và tiền tệ ảnh hưởng lên AD • Chính sách tài khóa của chính phủ và tiền tệ của ngân hàng trung ương ảnh hưởng lên IS – LM và vì vậy chúng cũng sẽ ảnh hưởng lên AD. • Cụ thể, trong mô hình IS – LM với giả định P không đổi thì việc mở rộng hai chính sách trên thì thu nhập sẽ tăng điều này có nghĩa là AD dịch sang phải. • Ngược lại, trong mô hình IS – LM với giả định P không đổi thì việc thắt chặt hai chính sách trên làm thu nhập giảm điều này có nghĩa là AD dịch sang trái. • Ở gốc độ tổng quát, về mặt đồ thị, không chỉ duy nhất hai chính sách trên mà tất cả những cú sốc (shocks) làm tăng/giảm thu nhập mà không ảnh hưởng đến giá thì AD sẽ dịch sang phải/trái. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 7
- Chính sách ngân sách/tài khóa mở rộng Chính sách ngân sách/tài khóa mở rộng (IS dịch chuyển sang phải) làm tăng sản lượng/thu nhập (đồ thị bên trái). Theo đó P không đổi nên AD phải dịch sang phải với sản lượng lớn hơn (đồ thị bên phải). Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 8
- Chính sách tiền tệ nới lỏng Khi giá không đổi, chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng cung tiền thực (LM dịch chuyển sang phải) làm tăng sản lượng/thu nhập (đồ thị bên trái). Theo đó AD phải dịch sang phải với sản lượng cao hơn ở cùng mức giá (đồ thị bên phải). Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 9
- Đồ thị: AD và các chiều hướng chính sách Giá Giá AD AD’ AD’ AD Thu nhập Thu nhập Hình A. Mở rộng ngân sách/tài khóa Hình B. Thu hẹp ngân sách/tài khóa (tăng G hoặc giảm T) hoặc nới lỏng (giảm G hoặc tăng T) hoặc thắt chặt tiền tệ (tăng M) làm AD dịch chuyển tiền tệ (giảm M) làm AD dịch chuyển sang phải. sang trái. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 10
- Xây dựng AD với giả thuyết là nền kinh tế mở Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 11
- Tỷ giá trong ngắn hạn vs. tỷ giá trong dài hạn • Trong bài giảng nền kinh tế mở trước, chúng ta đã biết đến khái niệm tỷ giá thực khác với tỷ giá danh nghĩa. Tuy nhiên, khi phân tích vai trò của tỷ giá trong mô hình Mundell – Fleming chúng ta không quan tâm lắm sự khác biệt này. • Lý do là trong bài giảng đó chúng ta vẫn đang phân tích trong khung thời gian ngắn hạn và giá cả (nội địa lẫn thế giới) được giả định là không đổi. Do vậy, chiều hướng thay đổi của tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa là như nhau. • Trong bài giảng này (và bất cứ khi nào phân tích trong trung hạn) thì có sự tách biệt giữa tỷ giá thực và danh nghĩa. • Chính xác hơn khi phân tích cán cân thương mại thì tỷ giá thực mới là biến ảnh hưởng chứ không phải là tỷ giá danh nghĩa. ε = E.P*/P (với định nghĩa kiểu Việt Nam) hay ε = E.P/P* (với định nghĩa theo Mỹ) • Trong dài hạn: %∆ ε = %∆ E + %∆ P* - %∆P hay %∆ ε = %∆ E + %∆ P - %∆P* • Trong ngắn hạn: %∆ P* = %∆P = 0 nên %∆ ε = %∆ E Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 12
- Từ Mundell – Fleming tới AD khi P thay đổi Tỷ giá thực (ε) LM0* LM1* • Với mức giá P0 (nghĩa là ở đó cung tiền thực là M0/P0) tương ứng với Mất giá IS* ε1 đường LM0. Cân bằng IS* - LM* tại E1 E0 hình thành thu nhập Y0. Theo đó ta có điểm A(Y0;P0) ở đồ thị bên ε0 E0 dưới. Lên giá • Giả sử rằng mức giá này giảm xuống còn P1 (nghĩa là cung tiền thực tăng lên thành M0/P1) nên Y0 Y1 đường LM0* chuyển sang LM1* và Thu nhập cân bằng IS* - LM* tại E1 với thu nhập cân bằng là Y1. Như vậy ta có điểm B(Y1; P1) như điểm B ở hình dưới. P0 A • Phân tích như trên chúng ta thấy P1 B quan hệ giữa P và Y trong nền kinh tế mở vẫn nghịch biến như trong AD nền kinh tế đóng và đó là cách hình thành AD. Y0 Y1 Thu nhập Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 13
- Cân bằng từ ngắn hạn tới dài hạn với nền kinh tế mở Tỷ giá thực (ε) LM1* LM0* Ban đầu, giả sử nền kinh tế cân bằng Mất giá trong ngắn hạn tại K, ở đó mức sản ε1 IS* lượng nhỏ hơn tiềm năng (Y0). Hàm C ý rằng lượng cầu về hàng hóa và ε0 dịch vụ đang thấp hơn mức sản K lượng tiềm năng trong nền kinh tế. Lên giá Theo thời gian bởi bởi vì lượng cầu thấp nào kéo theo giá giảm (từ P0 xuống P1) nên làm tăng cung tiền Y0 YP Thu nhập thực nên LM* dịch sang phải như LRAS hình ở phía trên. Cân bằng trong Mundell – Fleming ở hình trên là tại C với tỷ giá thực giảm giá và làm tăng K xuất khẩu ròng và làm tăng thu nhập. SRAS0 P0 Quá trình điều chỉnh này cứ thế cho P1 SRAS1 đến khi thu nhập đạt được đến mức tiềm năng. C AD Y0 YP Thu nhập Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 14
- AD – AS: phân tích đồng thời các thị trường. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 15
- Cân bằng AD – AS Giá AS (Pe) E P* AD (G, T, M) Y* Thu nhập AS thể mối quan hệ giữa giá và sản lượng trong sự cân bằng của thị trường lao động. Trong khi đó AD là thể hiện sự cân bằng trong cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ. Sự cân bằng đồng thời cả ba thị trường này thể hiện ở điểm E như đồ thị tổng quát trên. Đối với AS: biến Pe đóng vai trò quan trọng (làm AS dịch chuyển) Đối với AD: các biến chính sách G, T và M đóng vai trò quan trọng (làm AD dịch chuyển) Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 16
- Khi sản lượng thực tế thấp hơn tiềm năng (Pe điều chỉnh giảm) Giá LRAS AS (P0e) Giá kỳ vọng điều chỉnh giảm A AS (P1e) PA < P0e PB = P1e B AD Y* YP Thu nhập Đồ thị bên trên là minh họa tình huống cân bằng trong ngắn hạn có mức sản lượng thấp hơn là sản lượng tiềm năng. Điều này cũng đồng nghĩa là giá kỳ vọng đang cao hơn giá thực tế xảy ra (Pe > PA). Một khi như thế thì người dân sẽ điều chỉnh (sửa sai) bằng cách điều chỉnh Pe giảm và do đó làm AS dịch chuyển xuống dưới. Quá trình điều chỉnh cứ như thế cho đến khi điểm cân bằng có được sản lượng tiềm năng và tại đó cũng là lúc Pe bằng với giá thực tế xảy ra, PB chẳng hạn. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 17
- Khi sản lượng thực tế cao hơn tiềm năng (Pe điều chỉnh tăng) Giá LRAS AS (P1e) Giá kỳ vọng điều chỉnh tăng B AS (P0e) PB = P1e PA > P0e A AD Yp Y* Thu nhập Đồ thị bên trên là minh họa tình huống cân bằng trong ngắn hạn có mức sản lượng cao hơn là sản lượng tiềm năng. Điều này cũng đồng nghĩa là giá kỳ vọng đang thấp hơn giá thực tế xảy ra (Pe < PA). Một khi như thế thì người dân sẽ điều chỉnh (sửa sai) bằng cách điều chỉnh Pe tăng và do đó làm AS dịch chuyển lên trên. Quá trình điều chỉnh cứ như thế cho đến khi điểm cân bằng có được sản lượng tiềm năng và tại đó cũng là lúc Pe bằng với giá thực tế xảy ra, PB chẳng hạn. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 18
- Tác động của chính sách mở rộng tiền tệ Giá LRAS AS (P1e) Trong dài hạn, giá kỳ vọng Tăng M điều chỉnh tăng C AS (P0e) PC = P1e PB > P0e B PA = P0e A AD1 AD0 Yp YB Thu nhập Giả sử rằng ban đầu nền kinh tế đang cân bằng ở trạng thái dài hạn tại A – tức là ở mức sản lượng Yp, tại đó PA = Pe. Khi mở rộng tiền tệ làm AD0 dịch chuyển sang phải là AD1, lúc này cân bằng tại B với sản lượng thực tế là cao hơn YB và giá là PB. Kết quả cân bằng tại B chỉ tồn tại trong ngắn hạn, bởi vì tại đây có PB > P0e nên dân chúng sẽ điều chỉnh biến này theo hướng tăng – điều này đẩy đường AS lên trên và cứ như thế cho đến lúc nào Pe này bằng với thực tế. Trong dài hạn cân bằng sẽ quay trở lại với mức Yp tại điểm C. Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 19
- Dùng IS – LM để phân tích bên trong quá trình điều chỉnh • Trong ngắn hạn việc tăng cung tiền làm AS’ tăng tổng cầu (AD sang AD’) và cân bằng mới tại A’ có mức sản lượng cao hơn là Y’ và mức giá cũng cao hơn là P’. Trong mô hình IS – LM đáng lý ra đường LM dịch chuyển sang phải thành LM’’ nhưng bởi vì P tăng lên P’ nên LM chỉ dịch sang LM’ mà thôi - ở đó cân bằng tại A’ tương ứng với Y’ và lãi suất thấp hơn. • Trong dài hạn, AS sẽ tự điều chỉnh (bởi sản lượng cân bằng trong ngắn hạn là Y’ lớn hơn Yn) và làm cho mức giá tăng lên. Giá tăng lên làm cung tiền thực giảm xuống nên LM’ chuyển lên trên trở lại ở vị trí của LM ban đầu. Đối với đồ thị bên trên thì cân bằng dài hạn là ở A’’ và nó tương ứng với đồ thị bên dưới là A ban đầu. LM’’ • Rõ ràng tăng cung tiền không có tác dụng tăng thu nhập hay lãi suất trong trung hạn/dài hạn mà chỉ làm tăng giá. Hiện tượng này được xem là sự trung lập của tiền (the neutrality of money) Macroeconomics/Nguyễn Hoài Bảo 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Chương 1: Kinh tế học vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
22 p | 257 | 27
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô II - ThS. Hoàng Xuân Bình
177 p | 170 | 17
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1
31 p | 143 | 10
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 1: Khái quát kinh tế vĩ mô
32 p | 308 | 10
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I (P2): Chương 6 - TS. Giang Thanh Long
29 p | 154 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học Vĩ mô - Giới thiệu lý thuyết trò chơi và một số ứng dụng trong kinh tế học vi mô: Phần 2
7 p | 126 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Th.S. Hoàng Văn Kình
33 p | 116 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô: Chương 2 - TS. Nguyễn Hoàng Hiển
47 p | 156 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 1 - TS. Giang Thanh Long
4 p | 122 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Giới thiệu lý thuyết trò chơi và một số ứng dụng trong kinh tế học vi mô
10 p | 160 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Nguyễn Thị Son
29 p | 91 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 10 - TS. Giang Thanh Long
13 p | 113 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1: Chương 3 - ThS. Hồ Thị Hoài Thương
22 p | 103 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 2 - ThS. Lê Phương Thảo Quỳnh
63 p | 80 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 1: Khái quát kinh tế học vĩ mô
15 p | 43 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
10 p | 19 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1: Chương 1 - ThS. Hồ Thị Hoài Thương
31 p | 73 | 4
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 1: Khái quát Kinh tế học vĩ mô (Năm 2022)
47 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn