Bài giảng Kinh tế học vi mô và ứng dụng: Chương 1
lượt xem 6
download
Chương 1 Các mô hình kinh tế và bài toán tối ưu, trong chương học này sẽ tìm hiểu về kinh tế học vi mô, các mô hình kinh tế và bài toán tối ưu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học vi mô và ứng dụng: Chương 1
- Kinh tế học vi mô và ứng dụng
- Chương Chương 1 Các mô hình kinh tế và bài toán tối ưu © 2004 Thomson Learning/South-Western
- Kinh tế học vi mô • Kinh tế học – Nghiên cứu cách thức phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho nhiều mục tiêu mang tính cạnh tranh • Kinh tế học vi mô – Nghiên cứu cách thức lựa chọn của cá nhân và các doanh nghiệp – Xem xét sự lựa chọn được diễn ra như thế nào
- Các mô hình kinh tế • Những mô tả lý thuyết đơn giản nhằm nắm được bản chất nền kinh tế hoạt động như thế nào. – Mô hình được sử dụng do “thế giới thực” quá phức tạp nếu phân tích chi tiết – Mô hình có xu hướng trở nên “không thực tế” nhưng rất hữu dụng • Mặc dù mô hình không giải thích được mọi chi tiết (như những ngôi nhà trên bản đồ) nhưng chúng cung cấp cho chúng ta cách thức giải quyết vấn đề
- Các đặc điểm chung của mô hình kinh tế 1. Giả định Ceteris Paribus: nguyên tắc đơn giản hóa 2. Giả định tối ưu hóa: - Người tiêu dùng: tối đa hóa lợi ích - Doanh nghiệp: tối đa hóa lợi nhuận - Chính phủ: tối đa hóa phúc lợi xã hội 3. Phân biệt thực chứng và chuẩn tắc
- Lịch sử phát triển của kinh tế học - Adam Smith và Bàn tay vô hình - David Ricardo và lợi suất giảm dần - Phân tích cận biên và mô hình cung – cầu của Marshall - Cân bằng tổng quát
- Adam Smith và Bàn tay vô hình • Adam Smith (1723-1790) nhận thấy rằng giá cả là lực lượng hướng nguồn lực vào các hoạt động thực sự có giá trị nhất. • Giá cả chỉ rõ cho người tiêu dùng và doanh nghiệp “giá trị” của hàng hoá. • Giải thích A.Smith cho rằng giá được xác định thông qua chi phí sản xuất ra hàng hoá.
- Adam Smith và Bàn tay vô hình • Khi lao động là nguồn lực chính được sử dụng, điều này làm A. Smith cho rằng giá xác định dựa trên lao động. – Nếu bắt một con hổ mất công gấp 10 lần bắt một con hươu thì một con hổ phải đổi được 10 con hươu (giá một con hổ bằng 10 giá một con hươu). – Hình 1.1(a), đường nằm ngang tại giá P* chỉ ra rằng bất kể con hươu nào được bắt đều không làm ảnh hưởng đến chi phí (chi phí bắt các con hươu như nhau)
- Hình 1.1(a): Mô hình của A.Smith Giá P* Sản lượng
- David Ricardo và lợi suất giảm dần • David Ricardo (1772-1823) tin rằng lao động và các chi phí khác sẽ tăng cùng với mức độ sản xuất – Ví dụ, nếu trồng trọt trên mảnh đất mới kém màu mỡ cần phải sử dụng nhiều lao động hơn • Việc tăng chi phí đề cập đến quy luật lợi suất giảm dần
- David Ricardo và lợi suất giảm dần • Giá tương đối của hàng hoá trên thực tế là một giá trị phụ thuộc vào số lượng hàng hoá sản xuất ra bao nhiêu • Hàng hoá sản xuất càng nhiều thì chi phí sản xuất càng cao • Hình 1.1(b), khi số lượng hàng hoá là Q1 thì giá bán là P1. • Hình 1.1(c), khi nhu cầu cơ bản của nền kinh tế tăng từ Q1 đến Q2 thì giá tăng từ P1 đến P2
- Hình 1.1(b): Mô hình của Ricardo Giá P1 Q1 Sản lượng
- Hình 1.1(c): Mô hình của Ricardo Giá P2 P1 Q1 Q2 Sản lượng
- So sánh 2 mô hình Giá Giá P2 P* P1 Sản lượng Q1 Q2 Sản lượng ’ (a) Mô hình của Smith (b) Mô hình của Ricardo ’
- Phân tích cận biên và mô hình cung – cầu của Marshall • Mô hình của Ricardo không thể giải thích sự giảm giá của hàng hoá trong thế kỷ 19 nên cần phải có nhiều mô hình khác • Các nhà kinh tế cho rằng mong muốn mua hàng hoá của người tiêu dùng sẽ giảm khi họ có nhiều hàng hoá
- Phân tích cận biên và mô hình cung – cầu của Marshall • Mọi người mong muốn tiêu dùng nhiều hàng hoá hơn chỉ khi giá của chúng thấp hơn • Trọng tâm của mô hình là giá trị của đơn vị hàng hoá cuối cùng (cận biên) được mua • Alfred Marshall (1842-1924) chỉ ra rằng cả cung và cầu đồng thời xác định giá
- Phân tích cận biên và mô hình cung – cầu của Marshall • Hình 1.2, trục hoành phản ánh sản lượng theo thời gian và trục tung phản ánh giá hàng hoá • Đường cầu chỉ rõ số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua tại mỗi mức giá và độ dốc âm của nó phản ánh nguyên lý cận biên
- Phân tích cận biên và mô hình cung – cầu của Marshall • Đường cung dốc lên phản ánh chi phí tăng khi sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá trong quá trình sản xuất • Cung phản ánh chi phí cận biên tăng dần và cầu phản ánh lợi ích cận biên giảm dần
- Hình 1.2: Mô hình của Marshall Giá S D 0 Sản lượng
- Cân bằng thị trường • Hình 1.2, đường cầu và cung thị trường cắt nhau tại điểm cân bằng E xác định P*, Q* • P* là giá cân bằng: Giá tại đó lượng cầu và lượng cung trên thị trường bằng nhau
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Phạm Văn Quỳnh
25 p | 411 | 38
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Chương 1: Kinh tế học vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
22 p | 258 | 27
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô I: Chương 1 - ThS. Phan Thế Công
39 p | 241 | 18
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1
31 p | 143 | 10
-
Bài giảng Kinh tế học Vĩ mô - Giới thiệu lý thuyết trò chơi và một số ứng dụng trong kinh tế học vi mô: Phần 2
7 p | 133 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô: Chương 2 - TS. Nguyễn Hoàng Hiển
47 p | 157 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Th.S. Hoàng Văn Kình
33 p | 117 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Nguyễn Thị Son
29 p | 91 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 7 - Th.S. Hoàng Văn Kình
20 p | 102 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 2: Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
24 p | 17 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 0: Giới thiệu về môn học
5 p | 10 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 1: Tổng quan về kinh tế học
40 p | 7 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 2: Cung – cầu
76 p | 59 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 3: Độ co giãn
27 p | 15 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 6: Cấu trúc thị trường
50 p | 60 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 7: Thị trường các yếu tố sản xuất
24 p | 2 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 8: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường
19 p | 147 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 5: Lý thuyết hành vi nhà sản xuất
34 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn