Bài giảng Kinh tế nông nghiệp: Chương 4 - ThS. Hoàng Mạnh Hùng
lượt xem 28
download
Chương 4 Tiến bộ KHCN trong nông nghiệp, nội dung kiến thức trong chương này gồm: Khái niệm và đặc điểm khoa học - công nghệ; nội dung tiến bộ KHCN trong nông nghiệp; phương hướng và biện pháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế nông nghiệp: Chương 4 - ThS. Hoàng Mạnh Hùng
- LOGO Trường Đại học KTQD CHƯƠNG IV TIẾN BỘ KHCN TRONG NÔNG NGHIỆP Giảng viên: Ths Hoàng Mạnh Hùng
- I. Khái niệm và đặc điểm khoa học - công nghệ 1. Khái niệm: - Khoa học là hệ thống những kiến thức, hiểu biết của con người về qui luật vận động và phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy - Công nghệ là tập hợp những hiểu biết về các phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ nhu cầu của con người.
- Công nghệ gồm: - Phần cứng: Máy móc, thiết bị, công cụ, NVL… - Phầm mềm: Con người (Kỹ năng…); Các định mức, chỉ tiêu kỹ thuật; Tổ chức, chiến lược… 4/11/2014 3
- 2. Đặc điểm - Khoa học và công nghệ có mối quan hệ tác động qua lại biện chứng và trong thời đại ngày nay chúng có mối liên kết chặt chẽ với nhau - Khoa học - công nghệ trong lĩnh vực sản xuất của bất cứ ngành nào đều có quá trình phát triển, lạc hậu và cuối cùng bị thay thế bới tiến bộ khoa học - công nghệ mới hơn. - Triển khai một tiến bộ khoa học - công nghệ mới trong nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng: bao giờ cũng tạo nên những tác động nhất định lên các mặt đời sống kinh tế - xã hội.
- 2. Đặc điểm - Tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp phải dựa vào những tiến bộ về sinh vật học và sinh thái học. - Việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp mang tính vùng, tính địa phương cao - Tính đa dạng hoá của các loại hình công nghệ trong nông nghiệp - Tính đồng bộ cân đối trong phát triển tiến bộ khoa học – công nghệ trong nông nghiệp
- II.Nội dung tiến bộ KHCN trong nông nghiệp 1. Thủy lợi hóa nông nghiệp - Là quá trình thực hiện tổng hợp cụ thể các biện pháp khai thác sử dụng và bảo vệ các nguồn nước trên mặt đất và dưới mặt đất cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, hạn chế tác hại do nước gây ra. 4/11/2014 6
- Nội dung thủy lợi hóa Trị thủy các dòng sông lớn: Quy hoạch, XD hồ chứa, nạo vét dòng chảy, trồng rừng, XD đê, hiệp tác quốc tế… Công tác thủy nông: Tưới và tiêu nước XD hệ thống công trình tưới tiêu hoàn chỉnh đồng bộ, hợp lý và sử dụng tối đa công suất thiết kế. (bao gồm công trình thủy lợi lớn,vừa và loại nhỏ gắn liền hữu cơ với nhau, mỗi công trình có đầy đủ các bộ phận cần thiết để có thể đưa nước thông suốt từ đầu nguồn tới chân ruộng và nhanh chóng tháo nước ra khỏi ruộng khi cần thiết 4/11/2014 7
- Nguồn vốn Đầu tư XD công trình thủy nông Hướng đầu tư thuỷ nông của Nhà nước (bao gồm vốn ngân sách, vốn nước ngoài, vốn do Nhà nước huy động dưới dạng quỹ, tín phiếu, trái phiếu, cồ phần theo từng dự án hay công trình cụ thể) Các hình thức tổ chức sử dụng, khai thác hệ thống thuỷ nông: Gồm doanh nghiệp khai thác thủy lợi, xí nghiệp hoặc ban quản lý thủy nông 4/11/2014 8
- Bảo vệ nguồn tài nguyên nước Phòng chống kạn kiệt nguồn nước: + Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. + Định canh định cư đối với đồng bào dân tộc vùng cao. + Khai thác cây rừng hợp lý, vừa khai thác vừa trồng rừng tạo lớp phủ chống xói mòn. + Xây dựng các công trình hồ chứa để điều tiết lại nguồn nước, tăng lượng nước trong mùa khô và chống lũ trong mùa mưa. 4/11/2014 9
- Bảo vệ nguồn tài nguyên nước Phòng chống ô nhiễm nguồn nước.\ + Giữ vệ sinh môi trường, dọn rác thải, + Xây dựng, phát triển các công trình xử lý chất thải và nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư. .. + Quản lý và bảo vệ môi trường biển. + XDvà thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ môi trường + Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về chinh phục, cải tạo và bảo vệ môi trường nước. 4/11/2014 10
- II.Nội dung tiến bộ KHCN trong nông nghiệp 2. Cơ giới hóa nông nghiệp Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thủ công thô sơ bằng công cụ lao động cơ giới; thay thế động lực sức người và gia súc bằng động lực của máy móc; Thay thế phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu bằng phương pháp sản xuất với kỹ nghệ cao 4/11/2014 11
- 2. Cơ giới hóa nông nghiệp Cơ giới hoá bộ phận được thực hiện ở những khâu công việc nặng nhọc, tốn nhiều lao động thủ công hay thời vụ căng thẳng và dễ dàng thực hiện như khâu làm đất, vận chuyển, chế biến thức ăn gia súc v.v.... Cơ giới hoá tổng hợp sử dụng liên tiếp các hệ thống máy ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất trồng trọt hay chăn nuôi kể từ lúc bắt đầu đến lúc ra sản phẩm. 4/11/2014 12
- 2. Cơ giới hóa nông nghiệp Tự động hoá gắn liền với cách thức khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, các phương tiện điều khiển tự động để hoàn thành mọi khâu liên tiếp của quá trình sản xuất từ khi chuẩn bị đến lúc kết thúc cho sản phẩm. 4/11/2014 13
- Chú ý khi thực hiện cơ giới hoá Điều kiện trước hết để tiến hành cơ giới hoá nông nghiệp là phải có nền công nghiệp phát triển có khả năng chế tạo máy kéo và máy móc nông nghiệp, sản xuất các phụ tùng thay thế và công nghiệp sủa chữa phát triển. Điều kiện tiếp nhận cơ giới hoá nông nghiệp. Điều kiện hoạt động của máy móc phải thuận lợi 4/11/2014 14
- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cần chú ý Ngành cơ khí phải từng bước thực hiện việc sản xuất và trang bị đủ công cụ thường và công cụ cải tiến cho nông nghiệp. Việc trang bị các máy móc, công cụ hiện đại phải đảm bảo tính đồng bộ và cân đối. Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, công cụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Tạo ra những điển hình tiên tiến rút bài học kinh nghiệm để nhân lên diện rộng. 4/11/2014 15
- 3. Điện khí hóa NNNT Điện khí hoá là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn 4/11/2014 16
- Điều kiện để thực hiện điện khí hoá nông nghiệp nông thôn Mạng lưới điện quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến tận các cơ sở sử dụng điện là các hộ gia đình, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi v.v... ở mọi vùng nông thôn. 4/11/2014 17
- Phương hướng sử dụng điện - Năng lượng điện là cơ sở của việc cơ khí hoá lao động - Điện năng là nguồn động lực chủ yếu - Tạo nhiệt năng hay quang năng để chiếu sáng, sấy khô, ấp trứng, sưởi ấm gia súc … -Tạo tia hồng ngoại, tia tử ngoại khử độc trong nước, tiêu diệt các vi sinh vật, chữa bệnh gia súc … - Sử dụng điện phục vụ sinh hoạt nông thôn. 4/11/2014 18
- Những vấn đề cần chú ý khi thực hiện điện khí hoá Trong qui hoạch xây dựng mạng lưới điện nông thôn cần chú ý: + Khai thác nguồn điện lưới hiệu quả + Xây dựng các trạm thuỷ điện vừa, nhỏ và cực nhỏ nhằm khai thác sức nước của các dòng sông suối , kết hợp hợp lý việc xây dựng nhiệt điện với thuỷ điện. + Kết hợp sức mạnh của Trung ương với địa phương, kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm xây dựng mạng lưới điện 4/11/2014 19
- Trong quản lý vận hành mạng lưới điện và sử dụng điện Ưu tiên điện cho sản xuất. Nâng cao mức độ sử dụng điện cho sinh hoạt trên cơ sở khả năng sản xuất điện cho phép. Trước hết đưa điện vào sử dụng ở những khâu công việc tĩnh tại (chăn nuôi) Hình thành các bộ phận chuyên trách quản lý, bảo dưỡng Cần có hướng dẫn về kỹ thuật an toàn sử dụng điện 4/11/2014 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Kinh tế nông nghiệp - Nguyễn Văn Công
14 p | 470 | 139
-
Bài giảng Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại: Chương 1
52 p | 579 | 60
-
Bài giảng Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại: Chương 3
22 p | 216 | 57
-
Bài giảng Kinh tế nông nghiệp: Chương 1 - ThS. Hoàng Mạnh Hùng
52 p | 247 | 57
-
Bài giảng Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại: Chương 4
46 p | 198 | 48
-
Bài giảng Kinh tế nông nghiệp: Chương 3 - ThS. Hoàng Mạnh Hùng
37 p | 176 | 47
-
Bài giảng Kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại: Chương 2
99 p | 197 | 46
-
Bài giảng Kinh tế nông nghiệp: Chương 5 - ThS. Hoàng Mạnh Hùng
31 p | 188 | 36
-
Bài giảng khuyến nông (Tài liệu tham khảo cho sinh viên kinh tế nông nghiệp)
83 p | 143 | 32
-
Bài giảng Kinh tế nông nghiệp: Chương 2 - ThS. Hoàng Mạnh Hùng
39 p | 173 | 32
-
Bài giảng Hệ thống canh tác - TS. Nguyễn Văn Trai
98 p | 144 | 27
-
Bài giảng Bảo quản và chế biến nông sản
29 p | 154 | 26
-
Bài giảng Nông nghiệp trong phát triển kinh tế - Phân viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
20 p | 166 | 20
-
Bài giảng Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hạt lượng hạt cacao
22 p | 252 | 19
-
Bài giảng chuyên ngành Trồng trọt: Bài 1
14 p | 148 | 13
-
Bài giảng Chương 2: Hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam
39 p | 87 | 6
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 3: Kinh tế học cho nhà quản trị kinh doanh nông nghiệp
25 p | 25 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn