Bài giảng "Kinh tế vĩ mô - Chương 6: Thương mại quốc tế" cung cấp cho người học các kiến thức: Động cơ thương mại, thỏa hiệp chung trong thương mại quốc tế, thị trường ngoại hối, chính sách ngoại thương. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 6 - Lương Mỹ Thùy Dương
- TIỂU LUẬN
Chương 6
THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
- Nội dung
1- Động cơ thương mại.
2- Thỏa hiệp chung trong thương mại
quốc tế.
3- Thị trường ngoại hối.
4- Chính sách ngoại thương.
- I-ĐỘNG CƠ THƯƠNG MẠI.
1.1-Sản xuất và tiêu dùng có thương mại và không có
thương mại.
- 1.2-Lý thuyết về lợi thế trong thương
mại quốc tế.
1.2.1-Thuyết lợi thế một chiều của phái
Trọng thương. (TK 16-17)
Một quốc gia chỉ có thể được lợi từ thương mại
quốc tế trên cơ sở một quốc gia khác bị thiệt.
=> Lợi thế thuộc về quốc gia có xuất khẩu nhiều
hơn nhập khẩu : Cán cân thương mại thặng
dư.
- 1.2.2-Thuyết lợi thế tuyệt đối của
Adam Smith (TK 18).
Lợi thế tuyệt đối của một nước thể
hiện ở chỗ nước đó có khả năng sản
xuất một loại hàng hóa với chi phí sản
xuất thấp hơn so với nước khác.
- 1.2.3-Thuyết lợi thế tương đối của
David Ricardo (TK 19).
Một nước có lợi thế tương đối so với nước khác nếu
sản xuất hàng hóa với giá rẽ hơn khi so sánh qua
loại hàng hóa khác.
Nguồn gốc của lợi thế tương đối là sự khác nhau
trong tỷ lệ trao đổi giữa hai loại hàng hóa giữa hai
nước.
Sự khác biệt đó càng lớn thì lợi ích của thương mại
quốc tế càng cao => Việc mở rộng thương mại quốc
tế sẽ làm lợi cho tất cả các nước.
- Vải (giờ/mét) Gạo (giờ/Kg)
Việt Nam 6 2
Nhật 2 1
- Nhật có lợi thế tuyệt đối về vải lẫn gạo hơn Việt
Nam.
- Nhưng nếu xét về mặt trao đổi hàng hóa giữa
gạo và vải thì:
Nhật : 1m vải đổi được 2 kg gạo.
Việt Nam : 1m vải đổi được 3 kg gạo
Nếu lấy gạo làm chuẩn để so sánh thì vải ở Nhật
rẽ một cách tương đối so với ở Việt Nam => Nhật
có lợi thế tương đối về vải và Việt Nam có lợi thế
tương đối về gạo.
- 1.2.4 -Tỷ giá thương mại.
Tỷ giá thương mại là số lượng hàng
hóa này phải bỏ ra để đổi lấy hàng hóa
kia.
Một quốc gia chỉ tham gia thương mại
khi tỷ giá thương mại tốt hơn đối với
các cơ hội trong nước.
- 1.3- Các chính sách bảo hộ.
Vì sao Chính phủ cần có
chính sách bảo hộ?
- Hạn chế cạnh tranh giữa hàng hóa sản xuất
trong nước với hàng hóa nhập khẩu.
- Bảo vệ các ngành sản xuất còn non yếu.
- An ninh quốc gia.
- 1.3.2- Các công cụ bảo hộ.
Thuế quan
Hạn ngạch
Trợ giá hàng xuất khẩu
Hiệp định hạn chế tự nguyện.
Các hàng rào phi thuế quan khác
- Thuế quan.
-Thuế quan (thuế xuất/ nhập khẩu).
- Vai trò của thuế quan.
+ Đem lại nguồn thu cho ngân sách.
+ Phục vụ các mục tiêu kinh tế (bảo hộ SX)
+ Phục vụ các mục tiêu phi kinh tế (giảm bớt việc
nhập khẩu các hàng hóa mà nhà nước không
khuyến khích nhập).
+ Làm cơ sở cho đàm phán thương mại.
- Hạn ngạch.
Hạn ngạch nhập khẩu: giới hạn số lượng một
lọai hàng hóa có thể được nhập khẩu trong một
thời kỳ nhất định.
Hạn ngạch làm giảm tính hiệu quả của thương
mại và lôi cuốn hành động trả đủa.
- Trợ cấp.
Việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp
những lợi ích mà trong điều kiện thông
thường doanh nghiệp không thể có (Chính
phủ trực tiếp cung cấp tiền, cho không,
cho vay với điều kiện ưu đãi, cấp thêm
vốn, bảo lãnh trả các khoản vay, hoãn các
khoản thuế phải thu, cung cấp hoặc mua
hàng hóa dịch vụ với giá cả thuận lợi cho
doanh nghiệp).
- Hiệp định hạn chế tự nguyện.
Thể hiện hình thức không chính thức của
hạn ngạch. Chúng được thương lượng
thay cho áp đặt, Chính phủ một số nước
yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài “ tự
nguyện” hạn chế xuất khẩu của họ.
- Hàng rào phi thuế quan khác.
Những quy định hoặc tập quán làm cản trở sự lưu thông tự
do các hàng hóa dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các
nước.
- Những quy định kỹ thuật về tiêu chuẫn vệ sinh, an tòan
lao động, đóng gói bao bì, nhãn hiệu … đối với nước xuất
khẩu.
- Cấm xuất nhập khẩu.
- Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu mối.
- Quy định về xuất xứ hàng hoá.
- Phương pháp xác định giá tính thuế hải quan.
- 1.4-Lợi ích và thiệt hại của chính sách bảo
hộ.
Lợi ích
- Thuế quan và hạn ngạch làm tăng giá hàng hóa,
hạn chế tiêu dùng hàng xa xỉ hoặc các lọai hàng
hóa không khuyến khích sử dụng.
- Bảo hộ các ngành non trẻ trong nước, những
ngành có tính chiến lược quốc gia.
- Bảo hộ lao động nội địa chống lại lao động rẽ mạt ở
nước ngoài.
- Chống lại thương mại tự do.
- Giảm thất thu ngân sách.
- Thiệt hại:
Tạo ra những tổn thất vô ích cho nền kinh tế.
Không khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đổi
mới, cải tiến để nâng cao chất lượng, hạ giá thành
sản phẩm.
Không đẩy mạnh được thương mại quốc tế.
- 2-THỎA HIỆP CHUNG TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
- 2.1-GATT: Thỏa ước chung về thương
mại và thuế quan.
Được ký kết năm 1947 bởi 23 nước có nền thương mại lớn
nhất thế giới.
Mục tiêu.
+ Giảm bớt hàng rào thương mại.
+ Yêu cầu xóa bỏ các trở ngại đặt ra đối với các nhà đầu tư
nước ngòai nếu các trở ngại đó không áp dụng đối với các
nhà đầu tư trong nước.
Từ tháng 1/1995 GATT được thay thế bằng WTO.