Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - Lê Đình Thái
lượt xem 5
download
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 8: Lạm phát và thất nghiệp cung cấp cho học viên những kiến thức về khái niệm và phân loại lạm phát; tác động của lạm phát; khái niệm và các dạng thất nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (% thất nghiệp tự nhiên);... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - Lê Đình Thái
- CHƯƠNG VIII LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- I. Lạm phát: 1. Khái niệm: lạm phát là hiện tượng tiền giấy dư thừa so với nhu cầu cần thiết của lưu thông hàng hóa. Biểu hiện của lạm phát: mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định, giá trị đồng tiền giảm. Đo lường lạm phát: dùng chỉ số giá hàng tiêu dùng tỷ lệ lạm phát hàng=(chỉ số giá hàng tiêu dùng năm hiện hành – chỉ số giá hàng tiêu dùng năm trước)/ch Bài ỉgiảng sốKinh giá hàng tiêu dùng năm tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- Chỉ số giá hàng tiêu dùng: đo lường mức giá trung bình của những hàng hóa dịch vụ mà một gia đình điển hình mua ở kỳ hiện hành so với kỳ gốc. Có 2 cách tính CPI: Thứ 1: n pi1qi 0 CPI i 1 n pi 0 qi 0 i 1 Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- CPI: chỉ số giá hàng tiêu dùng và dịch vụ pi1: giá sản phẩm i ở kỳ hiện hành pi0: giá sản phẩm i ở kỳ gốc qi0: khối lượng mặt hàng i được quy định tính trong chỉ số (ở kỳ gốc) Thứ 2: pii CPI ( * d io ) dio: tỷ trọng chi tiêu poi cho hàng hóa i po qo chiếm trong tổng d io chi tiêu ở năm gốc po q o Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- Giảm phát: là hiện tượng mức giá chung của các loại hàng hóa và dịch vụ giảm xuống trong một thời gian nhất định Giảm lạm phát: là hiện tượng xảy ra khi tỷ lệ lạm phát của năm được xét thấp hơn tỷ lệ lạm phát của năm trước. Thiểu phát: là hiện tượng xảy ra khi tỷ lệ lạm phát thực tế nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến làm sản lượng thực nhỏ hơn sản lượng dự kiến. 2. Các loại lạm phát: 2.1 Căn cứ vào khBài ả năng d giảng ự- đoán Kinh tế vĩ mô GV. Lê Đình Thái
- a. Lạm phát dự đoán: là lạm phát diễn ra đúng như dự kiến. Lạm phát này không gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế vì dân chúng sẽ giảm thiệt hại của mình bằng 2 cách: Thứ nhất: hạch toán thêm tỷ lệ lạm phát (thường gọi là trượt giá) vào những chi tiêu có liên quan. Thứ hai: nếu lạm phát dự đoán xảy ra với tỷ lệ lạm phát cao, dân chúng sẽ tránh giữ tiền mà thay vào đó là vàng, ngoại tệ mạnh, hay hàng hóa. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- b. Lạm phát ngoài dự đoán: là phần tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài dự đoán của mọi người. Khi đó: TLLP thực = TLLP dự đoán + TLLP ngoài dự đoán. 2.2 Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát: a. Lạm phát vừa phải(còn gọi là lạm phát 01 con số): tỷ lệ lạm phát chưa đến 10%/năm. b. Lạm phát phi mã(còn gọi là lạm phát 2 hoặc 3 chữ số): tỷ lệ lạm phát tăng từ 10% đến 1000%. c. Siêu lạm phát: tỷ lệ lạm phát rất lớn khoảng 1000%/năm tr Bài giảng Kinh tế vĩ ở mô lên. - GV. Lê Đình Thái
- 3. Nguyên nhân lạm phát: a. Do sức ỳ của nền kinh tế Lạm phát ỳ là lạm phát tăng với tỷ lệ không đổi hàng năm trong thời gian dài(đây cũng là tỷ lệ lạm phát dự đoán) Lạm phát ỳ P AS3 AS2 AS1 E3 P3 AD3 E2 P2 AD2 E1 P1 AD1 Y Bài giảng Kinh tếYvĩP mô - GV. Lê Đình Thái
- b. Do cầu kéo Lạm phát do cầu kéo P AS P2 AD2 P1 AD1 Y YP Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- Vòng xoáy lạm phát do cầu kéo P AS3 AS2 AS1 E5 E4 E3 AD3 P3 P2 AD2 E2 P1 E1 AD1 Y YP Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- c. Do chi phí đẩy Lạm phát do chi phí đẩy P AS2 AS1 P2 P1 AD Y Y2 YP Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- Vòng xoáy lạm phát do chi phí đẩy P AS3 AS2 AS1 E4 AD3 E3 E2 P2 AD2 P1 E1 AD1 Y Y2 YP Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- 4. Tác động của lạm phát a. Sự phân phối lại thu nhập và của cải Vì giá cả và thu nhập danh nghĩa biến động không cùng tốc độ nên có sự thay đổi trong thu nhập thực tế dẫn đến sự phân phối lại. b. Sự điều chỉnh lãi suất danh nghĩa: Khi lạm phát diễn ra lâu dài thì thị trường bắt đầu thích nghi bằng cách có 1 khoản phụ phí bù đắp cho lạm phát dần dần hình thành trong lãi suất thị trường. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- c. Tác động đến sản lượng Kinh tế vĩ mô hiện đại kết luận rằng không có mối quan hệ trực tiếp giữa lạm phát và mức sản lượng vì sẽ có trường hợp lạm phát cao, sản lượng cao (lạm phát do cầu kéo) và lạm phát cao nhưng sản lượng thấp (lạm phát do chi phí đẩy) d. Kích thích gia tăng khối tiền giao dịch trong nền kinh tế Khi lạm phát diễn ra, mọi người sẽ có xu hướng cộng thêm phần trượt giá vào các chỉ tiêu tiền tệ có liên quan, do đó nhu cầu về tiền giao dịch gia tăng. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- II. Thất nghiệp 1. Khái niệm Một người bị coi là thất nghiệp khi: Ở trong hạn tuổi lao động Có khả năng lao động Muốn lao động Không tìm được việc làm • Tỷ lệ thất nghiệp: là số người thất nghiệp chia cho toàn bộ lực lượng lao động • Lực lượng lao động: là tổng của số người có việc làm và s ố người thất nghiệp Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- 2. Các dạng thất nghiệp a. Thất nghiệp tạm thời: gồm những người tạm thời không có việc trong thời gian chuyển công tác hoặc chuyển chỗ ở. b. Thất nghiệp do cơ cấu: do sự thay đổi về cơ cấu phát triển các ngành khác nhau trong nền kinh tế sẽ phát sinh thất nghiệp: ngành này mở rộng trong thị trường, ngành kia thu hẹp, công nhân ở ngành thu hẹp, một số sẽ bị thất nghiệp. c. Thất nghiệp chu kỳ: phát sinh trong các chu kỳ kinh tế(còn gọi là thất nghiệp do thiểu cầu hoặc thất nghiệp theo lý thuyết Keynes) Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- Phân biệt thất nghiệp tạm thời, cơ cấu, chu kỳ: • Thất nghiệp tạm thời, cơ cấu: Không là then chốt để đánh giá thị trường lao động vì thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu vẫn có khi thị trường lao động cân bằng. Là thất nghiệp tự nguyện • Thất nghiệp chu kỳ: Là then chốt để đánh giá thị trường lao động vì thất nghiệp chu kỳ xảy ra khi thị trường lao động mất cân bằng Là thất nghiệp không t ự nguyện Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- 3. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (% thất nghiệp tự nhiên) a. Định nghĩa: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng. Mức lương thực tế LS LF LD E L Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên F lượng lao động N tế vĩ mô - N Bài giảng Kinh GV. 1 Lê Đình Thái
- LD: nhu cầu của các hãng về lao động, tiền lương thực tế càng thấp các hãng sẽ thuê nhiều công nhân hơn. LF: lực lượng lao động tại mỗi mức lương thực tế LS: số người chấp nhận công việc tại mỗi mức lương thực tế. LS luôn nằm bên trái LF Khoảng cách giữa LS và LF: số người không chấp nhận công việc tại mỗi mức lương thực tế. Ta gọi những người này là thất nghiệp tự nguyện. Khoảng cách này sẽ giảm khi tiền lương th ực tế tăng. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
- EF: tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên b. Tính chất: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên > 0 vì trong nền kinh tế ổn định và phát triển vẫn có 1 số người thất nghiệp. Đó chính là những người thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu. Mức thất nghiệp ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát ổn định. Vì đây là 1 nền kinh tế ổn định và phát triển, thị trường lao động cân bằng, do đó không gây sức ép đối với tiền lương và giá cả. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 1 - TS. Đinh Thiện Đức
30 p | 27 | 10
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.1 - TS. Đinh Thiện Đức
55 p | 30 | 9
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.1 - TS. Đinh Thiện Đức
31 p | 20 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 5 - TS. Đinh Thiện Đức
41 p | 22 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.2 - TS. Đinh Thiện Đức
43 p | 40 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 3 - TS. Đinh Thiện Đức
37 p | 15 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 4 - TS. Đinh Thiện Đức
50 p | 329 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.2 - TS. Đinh Thiện Đức
34 p | 844 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.3 - TS. Đinh Thiện Đức
24 p | 16 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.4 - TS. Đinh Thiện Đức
32 p | 15 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 7 - TS. Đinh Thiện Đức
25 p | 19 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 8 - TS. Đinh Thiện Đức
39 p | 38 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
57 p | 17 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
29 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
39 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
6 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
59 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
34 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn