Bài giảng Kỹ thuật đo: Chương 1 - Hệ tiêu chuẩn và chuẩn đo lường; Khái niệm dụng cụ đo
lượt xem 3
download
Bài giảng "Kỹ thuật đo: Chương 1 - Hệ tiêu chuẩn và chuẩn đo lường; Khái niệm dụng cụ đo" được biên soạn với các nội dung chính sau: Các khái niệm cơ bản về đo lường - kiểm tra; Các nguyên tắc cơ bản trong đo lường. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật đo: Chương 1 - Hệ tiêu chuẩn và chuẩn đo lường; Khái niệm dụng cụ đo
- ME3072 – KỸ THUẬT ĐO Tài liệu ? Giáo trình 1. Ninh Đức Tốn; Dung sai lắp ghép, NXB Giáo dục, lần 7, 2011. 2. Nguyễn Tiến Thọ, Nguyễn Thị Xuân Bẩy, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Kỹ thuật Đo lường kiểm tra trong chế tạo Cơ khí, NXB KHKT, lần 5, năm 2011. 3. Tài liệu hướng dẫn thi nghiệm Kỹ thuật đo, NXB Bách khoa, 2007 Tham khảo 1. David G. Alciatore, Introduction to Mechatronics and Measurement System, Mc. Graw Hill Education., 5th. ed., 2018. 2. Thomas G. Bechkwith, Roy D. Marangoni, John H Lienhard V, Mechanical Measurements, Pearson Prentice Hall Inc., 6th. ed, 2007. 3. R.S. Figliola, Donald E. Beasley, Theory and Design for Mechanical Measurements, John Wiley & son Inc., 4th. ed., 2006.
- ME3072 – KỸ THUẬT ĐO Chương 1. Hệ tiêu chuẩn và chuẩn đo lường; Khái niệm dụng cụ đo.
- Vấn đề bảo đảm chất lượng Đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất chính là đảm bảo hiệu quả kinh tế cho nền sản xuất Ba chức năng cơ bản của đo lường đảm bảo chất lượng: • Đo lường là để nghiên cứu nhận biết thế giới tự nhiên. • Kiểm tra chất lượng sản phẩm, giám sát sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm. • Nghiên cứu độ chính xác gia công nhằm cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá qui trình công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn tới hạ giá thành sản phẩm.
- 1.1 Các khái niệm cơ bản về đo lường-kiểm tra 1.1.1 Đo lường Đo lường một đại lượng vật lý là việc thiết lập quan hệ giữa đại lượng đó với đại lượng cùng tính chất vật lý nào đó được dùng làm đơn vị đo hay một đại lượng tiêu chuẩn đã được qui ước → so sánh đại lượng cần đo với một đơn vị đo để tìm ra tỉ lệ giữa chúng theo công thức: trong đó: Q- đại lượng cần đo; u- đơn vị đo. → Kết quả đo sẽ là: Q = q.u.
- 1.1 Các khái niệm cơ bản về đo lường-kiểm tra 1.1.1 Đo lường Tuỳ theo cách chọn đại lượng làm đơn vị đo khác nhau mà kết quả so sánh (tỷ lệ) đại lượng đo và đơn vị đo sẽ khác nhau. Tức là có thể biểu diễn kết quả so sánh bằng các trị số khác nhau khi chọn các đơn vị đo khác nhau Q=q.u Q = q' . u' → K được gọi là hằng số qui đổi (hay chuyển đổi) đơn vị
- 1.1 Các khái niệm cơ bản về đo lường-kiểm tra 1.1.2 Đơn vị đo và hệ thống đơn vị Đơn vị đo là cái cữ, là tiêu chuẩn được qui định thống nhất dùng khi so sánh để tìm ra độ lớn của đại lượng cần đo • Thống nhất. • Có độ bền lâu cao: ổn định và bất biến theo thời gian- không mòn, tránh ảnh hưởng của điều kiện môi trường; nhiệt độ, độ ẩm, điện từ... • Độc lập với mọi điều kiện của môi trường. Phân loại đơn vị đo Đơn vị đo độc lập (cơ bản) Đơn vị đo dẫn suất k - hằng số biến đổi đơn vị. A, B, C - các đại lượng có quan hệ với Q. α, β, γ- bậc của thứ nguyên của A, B, C.
- 1.1 Các khái niệm cơ bản về đo lường-kiểm tra 1.1.2 Đơn vị đo và hệ thống đơn vị (tiếp) Hệ thống đơn vị đo Các đơn vị đo độc lập và dẫn suất hợp thành hệ thống đơn vị được qui định trong bảng đơn vị đo hợp pháp của Nhà nước dựa trên qui định của hệ thống đo lường quốc tế SI (viết tắt SI từ tiếng Pháp Système International d'Unités) Hệ đơn vị dẫn suất : Hệ đơn vị cơ bản : Một số đơn vị dẫn suât hợp pháp : -Thời gian : giây (s) -Diện tích m2 -Khối lượng : kilogram (kg) -Thể tích, dung tích: m3 -Độ dài : met (m) -Góc phẳng: rad -Nhiệt độ : Kenvin [ºK] -Góc khối : sr -Cường độ dòng điện : Ampe (A) -Tần số : Hz -Đơn vị đo số lượng vật chất Mol (mol) -Vận tốc : m/s -Cường độ sáng : Candela (cd) -Gia tốc : m/s2 …. -Vận tốc góc : rad/s -Gia tốc góc : rad/s2 -Khối lượng riêng : kg/m3 -Lực : N -Áp suất : Pa, 1Pa=1N/m2
- 1.1 Các khái niệm cơ bản về đo lường-kiểm tra 1.1.3 Phương pháp đo và Dụng cụ đo Phương pháp đo Phương pháp đo là cách thức thủ thuật để xác định thông số cần đo. Đó là tập hợp mọi cơ sở khoa học có thể thực hiện phép đo, trong đó nói rõ nguyên tắc để xác định thông số đo. Các nguyên tắc này có thể dựa trên cơ sở mối quan hệ toán học hay mối quan hệ vật lý có liên quan tới đại lượng đo. Các phương tiện giúp thực hiện đo lường gọi là dụng cụ đo lường. Dụng cụ đo cơ khí là dụng cụ dùng để đo đạc, kiểm tra các thông số chế tạo nhằm đảm bảo độ tin cậy, an toàn khi sử dụng của các chi tiết và máy móc cơ khí. Các thống số cần kiểm tra như: - Kích thước, khe hở, độ sâu, độ cao, tính đồng nhất của vật liệu chế tạo chi tiết cơ khí, khả năng dẫn điện, khả năng chịu lực nén, kéo, xoắn, đo chân không, đo áp suất, đo nhiệt độ...
- 1.1 Các khái niệm cơ bản về đo lường-kiểm tra 1.1.3 Phương pháp đo và Dụng cụ đo (tiếp) Ví dụ dụng cụ đo cơ khí
- 1.1 Các khái niệm cơ bản về đo lường-kiểm tra 1.1.3 Phương pháp đo và Dụng cụ đo (tiếp) Ví dụ dụng cụ đo cơ khí
- 1.1 Các khái niệm cơ bản về đo lường-kiểm tra 1.1.3 Phương pháp đo và Dụng cụ đo (tiếp) Ví dụ dụng cụ đo cơ khí
- 1.1 Các khái niệm cơ bản về đo lường-kiểm tra 1.1.3 Phương pháp đo và Dụng cụ đo (tiếp) Phân loại phương pháp đo Quan hệ giữa giá trị chỉ thị trên dụng cụ Quan hệ giữa đầu đo và chi tiết đo đo và giá trị của đại lượng đo Phương pháp đo tiếp xúc Phương pháp đo tuyệt đối Phương pháp đo không tiếp xúc Phương pháp đo so sánh Quan hệ giữa đại lượng cần đo và đại lượng được đo Phương pháp đo trực tiếp Phương pháp đo gián tiếp
- 1.1 Các khái niệm cơ bản về đo lường-kiểm tra 1.1.4 Các chỉ tiêu về đo lường của thiết bị đo Các đặc trưng (hay còn gọi là các chỉ tiêu) đo lường cơ bản của máy đo và dụng cụ đo có thể tạm chia theo 2 nhóm Nhóm 1: gồm các chỉ tiêu thường dùng đến nhất khi lập bảng yêu cầu đối với thiết bị đo để thực hiện một phép đo cần thiết. Nhóm 2: gồm những chỉ tiêu đo lường cần được chú ý đến khi đo lường thí nghiệm và nghiên cứu khoa học
- 1.1 Các khái niệm cơ bản về đo lường-kiểm tra 1.1.4 Các chỉ tiêu về đo lường của thiết bị đo (tiếp) 1 Nhóm Nhóm 2 1. Giới hạn đo theo bảng A 1. Giá trị chia c 2. Giới hạn đo của máy L 2. Khoảng chia a 3. Độ chính xác đọc số 3. Lực đo 4. Độ nhậy giới hạn 4. Độ nhậy của máy đo 5. Sai số chỉ thị của dụng cụ đo 6. Độ ổn định và độ biến động chỉ thị
- 1.2 Các nguyên tắc cơ bản trong đo lường 1.2.1 Nguyên tắc Abbe Nguyên tắc: Đường tâm của kích thước đo và đường tâm kích thước mẫu (tức là thước đo) phải nằm trên cùng đường thẳng Trong khi đo có hai cách gá đặt kích thước đo và kích thước mẫu. • Đặt nối tiếp (như khi đo trên pan me). • Đặt song song (như khi đo trên thước cặp). L Đường trượt L’ f2 L f1 = L - L' = S . tgϕ f2 = L –L’ = L (1- cosϕ)
- 1.2 Các nguyên tắc cơ bản trong đo lường 1.2.2 Nguyên tắc xích truyền động ngắn nhất Với tỷ số truyền yêu cầu, giảm đến mức ít nhất số khâu tham gia vào xích truyền để giảm sai số của máy. 1.2.3 Nguyên tắc chuẩn thống nhất (trùng chuẩn) • Chuẩn thiết kế (do người thiết kế dùng). • Chuẩn gia công (cho người chế tạo dùng). • Chuẩn lắp ráp. • Chuẩn kiểm tra (cho người kiểm tra dùg khi kiểm tra). 1.2.4 Nguyên tắc kinh tế • Độ chính xác máy (máy và dụng cụ đo) đủ dùng. • Hiệu suất cao thao tác nhanh, dễ điều chỉnh, đo hàng loạt, tự động... • Trình độ nhân viên đo lường kiểm tra thấp (có quan hệ tới tiền lương người kiểm tra). • Thiết bị phục vụ việc kiểm tra đo lường đơn giản, dễ chỉnh, rẻ tiền, vạn năng, dễ mua, dễ chế tạo, có điều kiện tự trang tự chế. • Dựa vào thiết bị sẵn có của phòng thí nghiệm để đỡ tốn phí mua sắm thêm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ thuật đo lường (Trương Thị Bích Thanh) - Chương 11 Đo tần số
17 p | 289 | 104
-
Bài giảng Kỹ thuật đo lường (Trương Thị Bích Thanh) - Chương 9 Đo công suất & năng lượng
37 p | 391 | 100
-
Bài giảng Kỹ thuật đo lường (Trương Thị Bích Thanh) - Chương 1 Các khái niệm cơ bản
27 p | 315 | 95
-
Bài giảng Kỹ thuật đo lường (Trương Thị Bích Thanh) - Chương 8 Đo điện áp
28 p | 267 | 88
-
Bài giảng Kỹ thuật đo lường (Trương Thị Bích Thanh) - Chương 7 Đo dòng điện
25 p | 253 | 73
-
Bài giảng Kỹ thuật đo lường (Trương Thị Bích Thanh) - Chương 12 Đo thông số của mạch điện
36 p | 256 | 73
-
Bài giảng Kỹ thuật đo lường (Trương Thị Bích Thanh) - Chương 6 Mạch đo lường và xử lý kết quả đo
48 p | 234 | 70
-
Bài giảng Kỹ thuật đo lường (Trương Thị Bích Thanh) - Chương 10 Đo góc pha và thời gian
18 p | 170 | 47
-
Bài giảng Kỹ thuật đo: Chương 8 - Độ không đảm bảo đo
19 p | 32 | 5
-
Bài giảng Kỹ thuật đo: Chương 2 - Kích thước và dung sai kích thước
45 p | 37 | 5
-
Bài giảng Kỹ thuật đo: Chương 9.1 - Dung sai lắp ghép của các chi tiết với ổ lăn
11 p | 28 | 4
-
Bài giảng Kỹ thuật đo: Chương 9.2 - Dung sai lắp truyền động bánh răng
22 p | 27 | 4
-
Bài giảng Kỹ thuật đo: Chương 3 - Sai số gia công các thông số hình học của chi tiết
13 p | 18 | 3
-
Bài giảng Kỹ thuật đo: Chương 4 - Chuỗi kích thước
15 p | 21 | 3
-
Bài giảng Kỹ thuật đo: Chương 5 - Dụng cụ và sơ đồ đo kích thước
27 p | 15 | 3
-
Bài giảng Kỹ thuật đo: Chương 6 - Sai lệch hình dạng và vị trí bề mặt. Nhám bề mặt
30 p | 26 | 3
-
Bài giảng Kỹ thuật đo: Chương 7 - Phương pháp đo sai lệch hình dạng và vị trí bề mặt
29 p | 41 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn