Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 8
lượt xem 8
download
Nội dung chính của chương 8 Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam nằm trong bài giảng lịch sử triết học nhằm trình bày về lý luận hình thái kinh tế - xã hội và vai trò phương pháp luận của nó, nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 8
- Chương tám
- 1. Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận HT KT-XH “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra đời sống vật chất”. Nhu cầu & lợi ích của con người quy định hành vi lịch sử đầu tiên & là động lực thúc đẩy con người họat động. Để thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng lợi ích cho mình con người phải liên kết trong các cộng đồng, tức hệ thống các mối liên hệ giữa các cá nhân con người cụ thể, từ đó tạo thành xã hội. Để tồn tại & phát triển, xã hội phải liên tục sản xuất & tái sản xuất ra của cải vật chất, của cải tinh thần, bản thân con người & các quan hệ xã hội; trong đó, sản xuất ra của cải vật chất là cơ bản. Hơn nữa, “bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh họat cho chính mình”.
- 1. Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận HT KT-XH Như vậy, Mác đã xuất phát từ sự tồn tại của con người hiện thực – con người sản xuất, xã hội hiện thực - xã hội sản xuất, để nghiên cứu xây dựng lý luận hình thái kinh tế – xã hội. Vì vậy, Mác bắt đầu nghiên cứu quá trình sản xuất. Từ nghiên cứu quá trình sản xuất, Mác phát hiện ra 2 mặt thống nhất nhau là lực lượng sản xuất & quan hệ sản xuất; trong đó, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Từ nghiên cứu các quan hệ sản xuất, Mác khám phá ra các mặt khác của đời sống xã hội như: chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo… có liên hệ ràng buộc với nhau. Cụ thể: Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Phương thức sản xuất quyết định mọi mặt đời sống xã hội.
- 2. Cấu trúc xã hội & Phạm trù HT KT-XH Từ kết quả này, trong tư duy Mác hình thành quan niệm: Xã hội là một hệ thống gồm nhiều mặt / lĩnh vực có liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau; do đó, chúng làm cho xã hội vận động & phát triển; còn sự vận động phát triển của xã hội xảy ra dưới sự chi phối của các quy luật khách quan; tuy nhiên, các quy luật đó không tác động bên ngòai họat động sống có ý thức của con người cụ thể. Do đó: Xã hội là một hệ thống phức tạp bao gồm các lĩnh vực cơ bản có liên hệ tác động với nhau là: kinh tế, xã hội, chính trị, tinh thần… Xã hội là sự thống nhất mặt khách quan (không phụ thuộc vào con người) & mặt chủ quan (thông qua hoạt động thực tiễn có ý thức của con người).
- 2. Cấu trúc xã hội & Phạm trù HT KT-XH Từ đây Mác khái quát: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ; tức những QHSX, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các LLSX vật chất của họ. Tòan bộ những QHSX ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý & chính trị, và tương ứng với cơ sở thực tại đó thì có những hình thái ý thức xã hội nhất định. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh họat xã hội, chính trị & tinh thần nói chung”. Vì vậy ta có định nghĩa: HT KT-XH là phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định có một kiểu QHSX phù hợp với trình độ nhất định của LLSX, và có KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX - CSHT ấy.
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH a) Biện chứng của lực lượng sản xuất & quan hệ sản xuất Phương thức sản xuất PTSX là cách thức con người ở một giai đoạn lịch sử nhất định thực hiện qúa trình SX tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu tồn tại & phát triển của xã hội. PTSX bao gồm LLSX & QHSX. Lực lượng sản xuất LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là năng lực thực tiễn của con người trong qúa trình sản xuất ra của cải vật chất. LLSXù là sự kết hợp giữa người/sức lao động (trí lực & thể lực lao động) giữ vai trò quyết định với tư liệu sản xuất (tư liệu lao động & đối tượng lao động). LLSX có tính chất xã hội hay cá nhân, và có trình độ phát triển ngày càng cao.
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH Quan hệ sản xuất QHSX là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình SX. QHSX bao gồm: Quan hệ về sở hữu tư liệu SX (giữ vai trò quyết định), Quan hệ trong việc tổ chức và quản lý SX, Quan hệ trong việc phân phối sản phẩm SX ra. Các QHSX hợp thành hệ thống tương đối ổn định (hình thức XH của qúa trình SX) so với sự vận động & phát triển liên tục của LLSX (nội dung XH của qúa trình SX). Sự tác động giữa LLSX và QHSX được thể hiện qua quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH LLSX quyết định QHSX Sự phát triển của LLSX (nâng cao trình độ và thay đổi tính chất) đã làm thay đổi QHSX sao cho phù hợp với nó: PTSX mới ra đời, QHSX luôn phù hợp với trình độ và tính chất của LLSX. QHSX (quan hệ sở hữu tư liệu SX…) khá ổn định, chậm thay đổi, còn LLSX (công cụ lao động…) luôn thay đổi; Khi LLSX sự thay đổi đến một trình độ và tính chất nào đó thì nó sẽ không còn phù hợp (mâu thuẫn) với QHSX hiện có. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách xoá bỏ QHSX cũ, thay thế vào đó QHSX mới cho phù hợp với trình độ và tính chất mới của LLSX. PTSX cũ mất đi, PTSX mới tiến bộ hơn ra đời.
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH Sự tác động của QHSX đến LLSX Do QHSX có tính độc lập tương đối so với LLSX, do QHSX quy định mục đích của nền SX xã hội và chi phối trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể tham gia vào quá trình SX mà nó có thể: Thúc đẩy LLSX phát triển khi nó phù hợp với LLSX; Kìm hãm LLSX phát triển khi nó mâu thuẫn với LLSX; tuy nhiên sự kìm hãm chỉ mang tính tạm thời…
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH b)Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Cơ sở hạ tầng CSHT là tòan bộ các QHSX hợp lại thành kết cấu kinh tế của xã hội ở một giai đọan nhất định. CSHT bao gồm: Các QHSX thống trị (giữ vai trò chi phối). Các QHSX tàn dư của xã hội trước còn lại. Các QHSX mầm móng của xã hội tương lai. Kiến trúc thượng tầng KTTT là sự phản ánh CSHT, được hình thành trên CSHT. KTTT bao gồm: Các quan điểm về chính trị, pháp quyền, tôn giáo,...; Các tổ chức chính trị – xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội,...
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH CSHT quyết định KTTT Trật tự kinh tế, xét đến cùng, quy định trật tự chính trị. Mâu thuẫn trong kinh tế gây ra mâu thuẫn trong chính trị. Giai cấp nào thống trị trong kinh tế thì giai cấp đó sẽ thống trị trong chính trị. Tất cả các yếu tố của KTTT đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào CSHT và do CSHT quy định. CSHT thay đổi hay mất đi thì sớm hay muộn KTTT cũng phải thay đổi hay mất đi để cho một KTTT mới ra đời, tuy nhiên đây là một quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp. Sự tác động của KTTT đến CSHT Do KTTT & mỗi yếu tố của nó có tính độc lập tương đối & vai trò khác nhau nên sự tác động của chúng đến CSHT theo những cách, xu hướng khác nhau.
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH Chức năng chính của KTTT là xây dựng, củng cố, bảo vệ CSHT đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hay phá họai chế độ KT hiện hành. KTTT tác động mạnh đến kinh tế – xã hội nhưng nó không thể làm thay đổi xu hướng phát triển khách quan của đời sống kinh tế – xã hội. Sự tác động của nó chủ yếu diễn ra theo hai hướng: Nếu phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự phát triển bền vững cho CSHT. Nếu không phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT kìm hãm sự phát triển kinh tế và gây bất ổn cho đời sống xã hội.
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH c) Biện chứng của tồn tại xã hội và ý thức xã hội Tồn tại xã hội TTXH là toàn bộ điều kiện & phương diện sinh hoạt vật chất của xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định. TTXH bao gồm: Phương thức SX (yếu tố cơ bản nhất), Điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý, Điều kiện dân cư.
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH Ý thức xã hội YTXH là toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ TTXH & phản ánh TTXH ở một giai đoạn phát triển nhất định. YTXH bao gồm: Yếu tố: Quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống,... (của cộng đồng người trong lịch sử). Cấp độ: YT thông thường & YT lý luận Hình thái: YT chính trị, YT pháp quyền, YT tôn giáo, YT nghệ thuật, YT đạo đức, YT khoa học,…
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH Tính độc lập tương đối của YTXH YTXH thường lạc hậu so với TTXH. YTXH có thể phản ánh vượt trước TTXH. YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển. Các yếu tố, cấp độ, hình thái YTXH tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển của chúng
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội TTXH quyết định nguồn gốc, nội dung, hình thức tồn tại của YTXH. Nguồn gốc, nguyên nhân sâu xa gây ra những biến đổi của cái tâm lý, tư tưởng không nằm trong bản thân chúng (YTXH) mà nằm trong các quan hệ kinh tế, vật chất (TTXH). Khi các quan hệ kinh tế, vật chất biến đổi thì các tâm lý, tư tưởng về chính trị, pháp quyền, đạo đức,… cũng sẽ biến đổi theo (Do YTXH có tính độc lập tương đối nên không phải bất kỳ tư tưởng, tâm lý,… nào cũng phản ánh trực tiếp, rõ ràng các quan hệ kinh tế, vật chất của thời đại; hay thay đổi ngay khi các mối quan hệ này thay đổi).
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH TTXH quyết định vai trò và tác dụng của YTXH: Sự tác động của YTXH phụ thuộc vào: Điều kiện lịch sử cụ thể, tính chất của các quan hệ kinh tế vật chất mà cái tâm lý, tư tưởng XH được nảy sinh. Vai trò lịch sử của giai cấp mang tư tưởng XH. Mức độ thâm nhập của chúng vào hiện thực vật chất. Sự tác động của YTXH đến TTXH Thúc đẩy: Khi YTXH mang tính khoa học, tiến bộ, hay phản ánh đúng các quan hệ kinh tế vật chất. Kìm hãm: Khi YTXH không mang tính khoa học, lạc hậu, hay phản ánh sai các quan hệ kinh tế vật chất.
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH d)Sự phát triển của HT KT-XH là quá trình lịch sử-tự nhiên Lịch sử phát triển xã hội loài người không phải do một lực lượng siêu nhiên hay một cá nhân nào đó tạo ra, mà là lịch sử hoạt động của con người hướng đến những mục đích nhằm đạt được những lợi ích tạo nên. Nhưng đó là quá trình hoạt động của con người tuân theo các quy luật khách quan của xã hội; mà trước hết là các quy luật chung như: QL LLSX quyết định QHSX; QL CSHT quyết định KTTT; QL TTXH quyết định YTXH,… Xét đến cùng, đó là lịch sử phát triển của nền sản xuất vật chất; còn sự phát triển của nền sản xuất vật chất là do sự phát triển của LLSX gây ra: LLSX phát triển kéo theo sự biến đổi của các QHSX, làm cho PTSX mới ra đời thay thế PTSX cũ.
- 3. Phép biện chứng về sự vận động & phát triển của HT KT-XH PTSX thay đổi cấu trúc xã hội thay đổi (CSHT + KTTT,…) HT KT-XH thay đổi. Xu hướng chung của xã hội loài người là thay đổi HT KT- XH từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Nhưng do sự chi phối của điều kiện tự nhiên, văn hoá, chính trị, do tình hình quốc tế chi phối mà lịch sử phát triển của từng quốc gia, dân tộc rất đa dạng: ‒ Một số quốc gia, dân tộc có lịch sử phát triển liên tục từ HT KT-XH thấp đến HT KT-XH cao. ‒ Một số quốc gia, dân tộc có lịch sử phát triển bỏ qua một vài HT KT-XH nào đó. Tuy nhiên, việc bỏ qua ấy cũng phải được diễn ra theo một quá trình lịch sử - tự nhiên, chứ không từ ý muốn chủ quan của con người.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử triết học phương Đông - Prof.Dr. Vũ Tình
55 p | 615 | 171
-
Bài giảng Lịch sử triết học phương Tây - Prof.Dr. Vũ Tình
75 p | 261 | 85
-
Bài giảng Lịch sử triết học phương Tây - Đinh Ngọc Thạch
40 p | 375 | 61
-
Bài giảng Lịch sử Triết học phương Tây (Trình độ cử nhân)
156 p | 213 | 40
-
Bài giảng Lịch sử triết học Trung Quốc - Prof.Dr. Vũ Tình
53 p | 147 | 38
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 1: Khái luận chung về lịch sử triết học
391 p | 454 | 36
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 2: Khái lược lịch sử triết học phương Đông
41 p | 207 | 32
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 3
97 p | 179 | 23
-
Bài giảng Lịch sử triết học phương Tây
174 p | 132 | 23
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 2
41 p | 161 | 21
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 4: Triết học cổ điển Đức
13 p | 221 | 21
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 4
57 p | 119 | 16
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 11
37 p | 122 | 15
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 5
31 p | 111 | 13
-
Bài giảng Lịch sử triết học (tt)
40 p | 145 | 11
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 10
21 p | 101 | 10
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 1
23 p | 108 | 9
-
Bài giảng Lịch sử triết học
34 p | 115 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn