Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 4
lượt xem 16
download
Nội dung chính của chương 4 Khái lược lịch sử triết học Mác - Lênin thuộc bài giảng lịch sử triết học trình bày về điều kiện và tiền đề ra đời của triết học Mác, những gia đoạn chủ yếu trong quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác - Lênin.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 4
- Chương bốn
- 1. Điều kiện kinh tế - xã hội Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau những năm 30 của tk.19. Sự bần cùng hóa của giai cấp vô sản & sự xuất hiện phát triển của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản từ tự phát sang tự giác.
- 2. Tiền đề khoa học tự nhiên Thuyết tế bào. Thuyết tiến hóa Đácuyn. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
- 3. Tiền đề lý luận Lịch sử triết học & đời sống tinh thần của nhân lọai. Triết học cổ điển Đức: Triết học biện chứng duy tâm của Hêghen; Triết học duy vật nhân bản của Phơiơbắc.
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen a) Giai đoạn chuyển biến tư tưởng của Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản “Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên của Êpiquya” (Mác, 1841) Mác còn đứng trên quan điểm duy tâm: "Chủ nghĩa duy tâm không phải là ảo tưởng mà là chân lý". Mác là Biên tập viên Báo Sông Ranh (1842–xuân 1843) Mác đến Paris thành lập Niên giám Pháp - Đức, đăng tải “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” (11/1843):
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen "Giống như triết học tìm thấy vũ khí vật chất của mình trong giai cấp vô sản, giai cấp vô sản tìm thấy vũ khí của mình trong triết học". "Cố nhiên vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng". “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân".
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen b)Giai đoạn Mác và Ăngghen đề xuất các nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử “Bản thảo kinh tế - triết học” (1844, Mác) “Tư bản là quyền chỉ huy lao động và sản phẩm của lao động. Nhà tư bản có được quyền đó không phải nhờ những phẩm chất cá nhân hay phẩm chất con người của hắn, mà chỉ có được với tư cách là người sở hữu tư bản. Sức mạnh của hắn là sức mua của tư bản, sức mua mà không có gì có thể chống lại nổi”. Mác đưa ra khái niệm lao động bị tha hóa
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen “Sự tha hóa thể hiện ở chỗ, tư liệu sinh hoạt của tôi thuộc về người khác, ở chỗ đối tượng mong muốn của tôi là vật sở hữu của người khác mà tôi không với tới được, cũng như ở chỗ bản thân mỗi vật hoá ra là một cái khác với bản thân nó, ở chỗ hoạt động của tôi hoá ra là một cái khác nào đó và cuối cùng, điều này cũng đúng với nhà tư bản, lực lượng không phải người nói chung thống trị tất cả”. Lao động tha hóa làm cho “cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật”. Lực lượng có khả năng giải phóng con người ra khỏi sự tha hóa, để trả con người về với chính bản chất lao động của nó, thủ tiêu mọi áp bức đối với loài người không ai khác ngoài giai cấp công nhân.
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen “Luận cương về Phoiơbắc” (1845, Mác) “Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước tới nay – kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan”. “Phoiơbắc đã hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”.
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen “Hệ tư tưởng Đức” (Mác và Ăngghen, 1846) “Tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử”… “Muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống… Hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất”. “Sự thay đổi lịch sử là do sự thay đổi các hình thức sản xuất gây ra, còn sự thay đổi các hình thức sản xuất là do sự thay đổi các hình thức sở hữu; Sự thay đổi hình thức sở hữu là do sự thay đổi sức sản xuất chi phối”.
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen “Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức, và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người”… “Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”. “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội”. “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay”… “Và giai cấp vô sản là giai cấp có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện sứ mạng là xóa bỏ trạng thái hiện tồn”.
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” (Mác & Aêngghen, 1848) “Tư tưởng chủ đạo của ‘Tuyên ngôn’ là: trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy; do đó (từ khi chế độ công hữu ruộng đất nguyên thủy tan rã) toàn bộ lịch sử là lịch sử đấu tranh giai cấp”… “nhưng cuộc đấu tranh ấy hiện nay đã đến một giai đoạn mà giai cấp bị bóc lột và bị áp bức (tức là giai cấp vô sản) không còn có thể tự giải phóng ra khỏi tay giai cấp bóc lột và áp bức mình (tức là giai cấp tư sản) được nữa, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức và khỏi cuộc đấu tranh giai cấp”.
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen “Giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó. sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”. “Những người cộng sản… công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ xã hội hiện hành. Mặc cho giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ dành được cả thế giới”.
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen c) Giai đoạn Mác & Ăngghen bổ sung, phát triển lý luận triết học “Tư bản” (Mác, 1867-t.1, 1885-t.2, 1894-t.3) Trình bày phép biện chứng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất & lý luận về hình thái kinh tế-xã hội “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”. Lý luận về phép biện chứng và phương pháp biện chứng “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác với phương pháp biện chứng của Hêghen về cơ bản, mà còn đối lập với phương pháp ấy nữa. Đối với Hêghen, quá trình tư duy – mà ông ta thậm chí còn biến thành một chủ thể độc lập dưới cái tên gọi ý niệm – chính là vị thần sáng tạo ra hiện thực, và hiện thực này chẳng qua chỉ là biểu hiện bên ngoài của tư duy mà thôi. Đối với tôi thì trái lại, ý niệm chẳng qua là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”.
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen “Phê phán cương lĩnh Gôta” (1875, Mác) Phát triển quan điểm về cách mạng và nhà nước vô sản, thời ký quá độ,… “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị; và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. “Trong chủ nghĩa xã hội, nguyên tắc cống hiến và hưởng thụ là “làm theo năng lực, hưởng theo số lượng và chất lượng lao động”. Trong chủ nghĩa cộng sản, mối quan hệ đó là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen “Chống Đuyrinh” (1878, Aêngghen) Thế giới quan duy vật “Tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiền đề của tính thống nhất của nó, vì trước khi thế giới có thể là một thể thống nhất thì trước hết thế giới phải tồn tại đã”. “Tính thống nhất thật sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên”.
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen Phép biện chứng duy vật “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.” “Có thể nói rằng chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi triết học duy tâm đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và về lịch sử”. “Không thể đưa những quy luật biện chứng từ bên ngoài vào giới tự nhiên, mà phải phát hiện ra chúng trong giới tự nhiên và rút ra chúng từ giới tự nhiên”.
- 1. Giai đoạn Mác - Ăngghen Lý luận nhận thức duy vật biện chứng “Tư duy của con người vừa tối cao vừa không tối cao, và khả năng nhận thức của con người vừa là vô hạn vừa là có hạn. Tối cao và vô hạn là xét theo bản tính, sứ mệnh khả năng và mục đích lịch sử cuối cùng. Không tối cao và có hạn là xét theo sự thực hiện riêng biệt và thực tế trong mỗi thời điểm nhất định”. “Chân lý và sai lầm, cũng giống như tất cả phạm trù lôgích học vận động trong những cực đối lập, có giá trị tuyệt đối trong một phạm vi cực kỳ hạn chế”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử triết học phương Đông - Prof.Dr. Vũ Tình
55 p | 614 | 171
-
Bài giảng Lịch sử triết học phương Tây - Prof.Dr. Vũ Tình
75 p | 261 | 85
-
Bài giảng Lịch sử Triết học phương Tây (Trình độ cử nhân)
156 p | 213 | 40
-
Bài giảng Lịch sử triết học Trung Quốc - Prof.Dr. Vũ Tình
53 p | 147 | 38
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 1: Khái luận chung về lịch sử triết học
391 p | 450 | 36
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 2: Khái lược lịch sử triết học phương Đông
41 p | 207 | 32
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 3
97 p | 178 | 23
-
Bài giảng Lịch sử triết học phương Tây
174 p | 132 | 23
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 2
41 p | 161 | 21
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 4: Triết học cổ điển Đức
13 p | 220 | 21
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 11
37 p | 122 | 15
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 5
31 p | 111 | 13
-
Bài giảng Lịch sử triết học (tt)
40 p | 145 | 11
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 10
21 p | 101 | 10
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 1
23 p | 108 | 9
-
Bài giảng Lịch sử triết học
34 p | 115 | 9
-
Bài giảng Lịch sử triết học - Chương 7
22 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn