Bài giảng Lồng ghép giới trong hoạt động lập pháp: Một số gợi ý và ví dụ cụ thể
lượt xem 18
download
Bài giảng Lồng ghép giới trong hoạt động lập pháp: Một số gợi ý và ví dụ cụ thể bao gồm những nội dung về bối cảnh Luật Bình đẳng giới và công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ; lồng ghép giới - chúng ta xử lý vấn đề này như thế nào?; nghiên cứu tình huống - Dự thảo Luật Khám chữa bệnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lồng ghép giới trong hoạt động lập pháp: Một số gợi ý và ví dụ cụ thể
- Lồng ghép giới trong hoạt động lập pháp: Một số gợi ý và ví dụ cụ thể Ingrid FitzGerald: Cố vấn về giới của LHQ
- Tổng quan 1. Bối cảnh: Luật Bình đẳng giới và Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ 2. Lồng ghép giới: chúng ta xử lý vấn đề này như thế nào? 1. Xác định các vấn đề về giới trong dự luật 2. Tiến hành đánh giá về giới của dự luật 3. Nghiên cứu tình huống: Dự thảo Luật Khám chữa bệnh
- 1. Bối cảnh: Luật Bình đẳng giới Luật Bình đẳng giới quy định: Nghiêm cấm mọi hình thức phân biệt đối xử về giới (Điều 10) Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là cơ sở quan trọng trong khi tiến hành kiểm tra nhằm tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, và Lồng ghép giới trong xây dựng các văn quy phạm pháp luật sẽ bao gồm: Xác định các vấn đề về giới và các biện pháp trong lĩnh vực liên quan Dự đoán tác động của các quy định được đề xuất cho cả nữ giới và nam giới Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề về giới
- 1. Bối cảnh: Luật Bình đẳng giới Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm lồng ghép giới vào các văn bản quy phạm pháp luật Cơ quan thẩm tra cùng với Bộ LĐTBXH với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới có trách nhiệm thẩm tra: Các vấn đề về giới trong văn bản luật Đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong bình đẳng giới Tính khả thi của các giải pháp cho lĩnh vực liên quan đến việc điều chỉnh Lồng ghép giới trong quá trình xây dựng văn bản luật Và, Ủy ban hữu quan của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra việc lồng ghép giới trong dự luật, pháp lệnh hoặc nghị quyết: Xác định vấn đề về giới hoặc vấn đề Đảm bảo nguyên tắc về bình đẳng giới Tuân thủ quy trình đánh giá về lồng ghép giới Tính khá thi nhằm đảm bảo bình đẳng giới
- 1. Bối cảnh: Luật Bình đẳng giới Định nghĩa về bình đẳng giới: “việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.” Định nghĩa về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới: “biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất…. trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ…mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này.” Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới: Nam, nữ bình đẳng Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
- 1. Bối cảnh: Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ CEDAW khuyến cáo chúng ta tìm kiếm một sự bình đẳng hình thức và bình đẳng nội dung Bình đẳng hình thức = đối xử công bằng. Nam giới và nữ giới được đối xử như nhau, không kể tác động. Ví dụ: các quy định trung tính về giới trong luật Bình đẳng nội dung = bình đẳng trên thực tế hoặc bình đẳng về thành quả. Nam và nữ bình đẳng. Ví dụ, nam và nữ bình đẳng trong việc tiếp cận tín dụng (= bình đẳng hình thức), nhưng cần đồ ký quỹ và nữ giới không có các quyền về đất đai (= bất bình đẳng nội dung).
- 1. Bối cảnh: Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ CEDAWcho chúng ta một khái niệm cụ thể về phân biệt đối xử chống lại phụ nữ: “…Đó là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và những tự do cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hay bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào.” (Điều 1) Phân biệt đối xử trực tiếp = hành động hoặc không hành động có tính phân biệt đối xử rõ ràng, ví dụ như việc kế thừa không công bằng hoặc các quyền về tài sản theo luật. Phân biệt đối xử gián tiếp = hành động hoặc không hành động có tác động mang tính phân biệt đối xử. Ví dụ, vai trò lãnh đạo đều dành cho nam và nữ, tuy nhiên thực tế thì phụ nữ không thể xin vào những vị trí này vì chưa được đào tạo đầy đủ, trách nhiệm với gia đình và không có biện pháp nào được áp dụng để giải quyết vấn đề này.
- 2. Lồng ghép giới: Chúng ta xử lý vấn đề này như thế nào? Quy trình hai bước: 1. Trước hết là xác định xem có vấn đề về giới trong luật hay không 2. Sau đó tiến hành đánh giá giới trong luật.
- 2.1 Xác định các vấn đề về giới trong dự luật 1. Có bất kỳ vấn đề về giới nào trong luật không? Các câu hỏi đặt ra: 1. Văn bản này đề cập đến khía cạnh cuộc sống nào? 2. Mục đích của văn bản này là gì? 3. Dự kiến biện pháp nào? 1. Nam và nữ giới có chịu tác động trực tiếp bởi các biện pháp đề xuất (ví dụ, họ có phải là một nhóm mục tiêu) 2. Nam và nữ giới có chịu tác động gián tiếp bởi các biện pháp đề xuất (ví dụ,. Ai có thể a) chịu tác động bởi luật, hoặc b) tham gia vào việc thực thi luật) 4. Có bằng chứng nào cho thấy nam và nữ giới có thể chịu tác động khác nhau ––hoặc trực tiếp hay gián tiếp bởi luật hay văn bản? Nếu có >> tiến hành đánh giá về giới Nếu không >> không cần đánh giá về giới
- 2.1 Xác định các vấn đề về giới trong dự luật Các luật thường có tác động đến nam và nữ giới bao gồm, ví dụ: Các luật về Quốc tịch và nhập cư >>có thể có tác động cụ thể đối với phụ nữ và trẻ em Bộ luật lao động >> các quy định cụ thể và các lợi ích cụ thể khi mang thai Bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự >> phụ nữ và bạo lực liên quan đến giới Các quy định đối với các ngành y tế và giáo dục >> tiếp cận các dịch vụ dành cho phụ nữ và trẻ em Luật gia đình >> các quyền của phụ nữ trong hôn nhân Quy định đối khu vực công bao gồm các quy trình và hướng dẫn tuyển dụng >> chỉ tiêu tuyển dụng Các luật liên quan đến khối lập pháp bao gồm quy định hỗ trợ lập pháp >> việc tiếp cận tư pháp của phụ nữ Các luật liên quan đến sở hữu và sử dụng đất >> các quyền về đất đai của phụ nữ Các luật liên quan đến bầu cử và ra quyết định >> sự tham gia của phụ nữ
- 2.1 Xác định các vấn đề về giới trong dự luật Thông thường có những luật tưởng như trung tính về giới nhưng lại không như vậy, VD: Luật thuế Các luật liên quan đến việc chính phủ tăng thu NS Các luật liên quan đến kinh doanh và đầu tư Các luật này có thể tác động đến nam và nữ giới một cách khác nhau Chế độ thuế có thể được xây dựng để làm lợi cho các gia đình có một hoặc hai người làm ra thu nhập. Các chiến lược về ngân sách quốc gia có thể tác động đến người nghèo Người phụ nữ trong kinh doanh có nhu cầu và lợi ích cụ thể.
- 2.1 Xác định các vấn đề về giới trong dự luật Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Nghị định về chế độ tài chính luật Hợp tác xã, Nghị định Doanh nghiệp vừa và nhỏ Phản ánh chính sách của Chính phủ nhằm chi tiêu ít hơn cho các dịch vụ Trung tính về giới. công, các loại miễn trừ cho người Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy các nghèo như dịch vụ y tế (các luật khác trải nghiệm rất khác nhau của phu nhau). nữ trong kinh doanh và phụ nữ với Xét về tổng thể, nghị định này trung vai trò là người làm thuê. tính về giới. Cần có phân tích về giới. Tuy nhiên, lại có tác động đáng kể Cần có các quy định về không phân với các nhóm khác nhau biệt đối xử trong lĩnh vực kinh Yêu cầu phân tích sâu hơn về các tác doanh. động đối với các ngành cụ thể như Cần có các quy định cấm quấy rối y tế. tình dục, ví dụ trong quan hệ đối tác Số liệu phải được tách ra theo giới. kinh doanh. Việc miễn trừ phải được đánh giá Trách nhiệm của chủ doanh nghiệm cẩn thận. phải hỗ trợ phụ nữ trong tuyển dụng Các biện pháp hỗ trợ và khuyến
- 2.2 Tiến hành đánh giá về giới của dự luật 1. Câu hỏi đặt ra: 1. Văn bản này đề cập đến khía cạnh cuộc sống nào? Mục đích của văn bản này là gì? Đề xuất được dựa trên số liệu nào? Số liệu có được tách ra theo giới hay không? Số liệu có được tách ra theo tình trạng hôn nhân, loại hộ gia đình hay tuổi tác không? Nếu không có số liệu, việc đánh giá dựa trên dữ kiện gì? 1. Dự tính có biện pháp nào để đạt được các mục tiêu của luật? Có biện pháp thay thế nào được kiểm tra hay chưa? 2. Nam và nữ giới có chịu ảnh hưởng trực tiếp của các biện pháp này hay không? Trong lĩnh vực nào của cuộc sống? Việc đó có thay đổi như thê nào đối với nam và nữ giới? Có số liệu nào ủng hộ đánh giá này không? 3. Nam và nữ giới có chịu tác động gián tiếp của các biện pháp này hay không? Trong lĩnh vưc nào của cuộc sống? Việc đó có thay đổi như thê nào đối với nam và nữ giới? Có số liệu nào ủng hộ đánh giá này không?
- 2.2 Tiến hành đánh giá về giới của dự luật 1. Câu hỏi đặt ra (tiếp): 1. Có tham vấn hay thảo luận nào về tác động của giới hay không? Có ai tham gia? Kết quả là gì? 2. Tác động được đánh giá như thế nào theo các quy định của Luật Bình đẳng giới? 3. Có tác động nào liên quan đến bình đẳng giới, và các tác động này tồn tại như thế nào? 4. Có xung đột giữa các mục đích chính sách của cơ quan xây dựng luật và luật Bình đẳng giới hay không? 5. Có thuận lợi hay khó khăn nào trong các biện pháp khác cần phải xem xét không? Có cần thêm các biện pháp khác để giải quyết các tác động của luật về nam và nữ giới không? 6. Có cần tiến hành các biện pháp cải thiện tình hình không?
- 2.2 Đánh giá về Giới trong Dự thảo luật Các biện pháp trung tính về Những biện pháp còn thiếu: giới: Người tàn tật Quấy rối tình dục Luật Giáo dục Điều 1517 và Không có điều khoản cụ thể nào Pháp lệnh Người tàn tật điều 63 về quấy rối tình dục tại nơi làm và 89 đều trung tính về giới. việc. Chỉ có các điều khoản Mất cân bằng giới nghiêm trọng chung về nguy hiểm đến tính trong việc tiếp cận giáo dục. mạng, sức khỏe, danh dự và Các dữ liệu và thông tin phải phân phẩm giá, chống bạo lực liên tách về giới. quan đến giới (ví dụ Điều 111 Các biện pháp đặc biệt phải dành tỷ Luật Lao động, Điều 10 của lệ riêng cho trẻ gái và phụ nữ. Luật Bình đẳng giới) Các biện pháp đặc biệt cho trẻ gái Quấy rối tình dục là tình huống phổ và phụ nữ, ví dụ học bổng, phải biến ở một số nơi làm việc. được tính đến. Phải có các điều khoản cụ thể bảo vệ phụ nữ tại nơi làm việc. Các điều khoản nên quy định thêm 15 về phòng chố09/25/15 ng việc bị trả đũa.
- 2.2 Đánh giá về Giới trong Dự thảoluật Ảnh hưởng của sự phân Các biện pháp bổ sung: biệt đối xử: Luật Quốc tịch Luật Đất đai Trước khi được sửa đổi, Luật Luật Đất đai cần quy định giấy Quốc tịch có những ảnh hưởng chứng nhận quyền sở hữu đất mang tính phân biệt đối xử: phải mang tên cả vợ và chồng Phụ nữ kết hôn với đàn ông mang Trong thực tế không đúng như vậy, quốc tịch nước ngoài bị mất quốc cần có thêm các biện pháp bổ sung. tịch Việt Nam. Nâng cao nhận thức về luật pháp Nếu ly hôn và trở về nhà, họ và con cho phụ nữ . cái họ bị mất quyền tiếp cận các Cấp lại giấy chứng nhận quyền sở dịch vụ xã hội. hữu đất ghi tên cả hai vợ chồng. Những phân biệt đối xử này đã Hỗ trợ pháp luật cho phụ nữ để trợ được nhìn nhận và luật đã được sửa giúp họ sử dụng các quyền về đất đổi. đai. Nhưng luật này không có hiệu lực trở về trước nên nhiều phụ nữ vẫn bị thiệt thòi. 16 09/25/15
- 3. Nghiên cứu tình huống Dự thảo Luật về Khám và Chữa bệnh (Theo bản tiếng Anh, ngày 12 tháng 4 năm 2009) Mục đích của luật: Dự thảo luật liên quan đến các quy định về dịch vụ y tế, và tiêu chuẩn cho các dịch vụ y tế và nhân viên y tế. Nó cũng liên quan đến quyền của bệnh nhân. Nó tác động đến phụ nữ với tư cách là bệnh nhân, và tác động gián tiếp đến họ với tư cách là người chăm sóc, y bác sỹ, người sở hữu/điều hành, nhân viên y tế của các dịch vụ y tế. Cần phân tích luật dưới góc độ giới, ví dụ: Dữ liệu về chất lượng chăm sóc được cung cấp bởi các cơ sở y tế tư và công, bao gồm các trải nghiệm và nhận thức của người sử dụng, chia thành các nhóm giới tính, sắc tộc, địa phương.v.v.. Các dữ liệu về tiếp cận chăm sóc y tế cũng nên được phân tách theo giới, v.v… Bằng chứng về bất kỳ sự lạm dụng, phân biệt, ép buộc, quấy rối nào, v.v.. Đơn khiếu nại có thể là một nguồn thông tin hữu ích nếu được thu thập một cách hệ thống. Thông tin về các ngành, dịch vụ y tế, bao gồm giới tính của các nhân viên y tế (bác 17 09/25/15 sĩ, y tá, v.v.) và trình độ của họ đều phù hợp. Xây dựng một hệ thống đăng ký quốc
- 3. Nghiên cứu tình huống Các biện pháp Luật bao gồm việc đăng ký (cấp phép) các dịch vụ y tế và chứng nhận tay nghề, cũng như các chứng chỉ hành nghề. Luật cũng quy định các thủ tục khiếu kiện và kỷ luật. Phân tích các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tiềm ẩn của luật Chất lượng dịch vụ và chăm sóc cho phụ nữ và nam giới, bao gồm sức khỏe sinh sản, chăm sóc thai sản, v.v.. Chất lượng dịch vụ và chăm sóc cho những nhóm tổn thương trong xã hội như phụ nữ và nam giới nghèo, phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số, phụ nữ và nam giới tàn tật, tâm thần. Quyền tiếp cận thông tin, và khả năng được thông tin về cách chữa trị cho phụ nữ và nam giới. Bảo vệ quyền bảo mật của bệnh nhân, trong đó có những hoàn cảnh nhạy cảm (ví dụ bạo lực gia đình, HIV/AIDS) Được chữa trị công bằng bất kể hoàn cảnh của bệnh nhân (không phân biệt đối xử). 18 09/25/15
- 3. Nghiên cứu tình huống Các vấn đề chính từ góc độ giới và quyền bao gồm: Cần có định nghĩa dứt khoát về phân biệt đối xử (Điều 3), tương đồng với Luật Bình đẳng giới và các hiệp ước quốc tế, ngăn cấm: Phân biệt đối xử đối xử không công bằng dựa trên chủng tộc, giới tính, tôn giáo, v.v… Ép buộc – bị lôi kéo hành động hoặc lựa chọn, thực hiện do vũ lực hoặc đe dọa. Quấy rối – quấy rầy dai dẳng, tạo ra những tình huống khó chịu hoặc thù địch do cách cư xử bằng lời nói hay cử chỉ, bao gồm cả hành động quấy rối tình dục, nhưng không chỉ quấy rối tình dục. Bóc lột – sử dụng không công bằng vì lợi thế của một người, trong đó bao gồm cả hành động bóc lột tình dục, nhưng không chỉ bóc lột tình dục. Định nghĩa rõ ràng về y đức, bao gồm việc không có bất kỳ vi phạm nào trên đây (Điều 3). Ngăn cấm rõ ràng các hành động trên đây ở Điều 5. Bệnh nhân được tiếp cận thông tin về việc chữa trị của bệnh nhân, từ đó họ chấp nhận phương pháp điều trị (Điều 6, Điều 9, 10, 11). Quyền bảo mật đặc biệt quan trọng trong các hoàn cảnh nhạy cảm như bạo lực gia đình, người nhiễm HIV (Điều 7). 19 09/25/15
- 3. Nghiên cứu tình huống Các vấn đề chính từ góc độ giới và quyền bao gồm (tiếp theo): Đề cập đến toàn bộ các loại chữa trị và chăm sóc khác nhau, bao gồm phòng chống, và các nhóm nhân viên y tế khác nhau, vì vậy sức khỏe tâm thần và sức khỏe thai sản… được nhắc đến trong Luật (Điều 17). Người hành nghề y tế cũng nên có quyền được chứng nhận mà không bị phân biệt đối xử. Mọi cá nhân đáp ứng được các yêu cầu của luật (Điều 18) phải được quyền chứng nhận bất kể giới tính, dân tộc, v.v… Người hành nghề y phải được bảo vệ không bị quấy rối, ví dụ, bởi các đồng nghiệp và bệnh nhân khác (Điều 34). Một hệ thống chứng nhận quốc gia vững chắc để khi một sự việc vỡ lở hoặc một vụ kiện xảy ra, giấy chứng nhận hoặc giấy phép chăm sóc y tế của người hành nghề bị thu giữ, họ không thể đến bất kỳ đâu hành nghề. Một hệ thống khiếu kiện độc lập để những người bị thương tổn có thể khiếu kiện mà không sợ hãi (Điều 76, 77). Thu thập dữ liệu về các vụ kiện và lạm dụng được phân tách theo giới tính (cho cả người kiện và nhân viên y tế) nhằm cho phép theo dõi việc thực thi luật dựa trên các quan tâm về giới. 20 09/25/15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật Việt Nam về bảo đảm bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền trẻ em - TS. Nguyễn Thị Báo
37 p | 190 | 26
-
Bài giảng Phân tích chính sách giới - Cách tiếp cận lồng ghép giới trong hoạch định chính sách - Nguyễn Chí Dũng
19 p | 108 | 15
-
Bài giảng Lồng ghép giới - Bảo đảm quyền trẻ em trong XD PL và quyết định CS - Lương Phan Cừ
41 p | 100 | 12
-
Bài giảng Lồng ghép giới trong lập pháp và quyết định chính sách - Nguyễn Chí Dũng
41 p | 79 | 11
-
Bài giảng Phân tích Chính sách ở giai đoạn Quốc hội
34 p | 87 | 7
-
Bài giảng Bài học kinh nghiệm về lồng ghép giới trong hoạt động lập pháp tại các quốc gia Đông Nam Á
9 p | 68 | 5
-
Bài giảng Lồng ghép giới vào ngân sách Nhà nước - TS. Trịnh Tiến Dũng
20 p | 104 | 4
-
Bài giảng Lồng ghép giới trong lập pháp: Thực hiện Luật Bình đẳng giới - Nguyễn Chí Dũng
13 p | 106 | 4
-
Bài giảng Xem xét, thảo luận, biểu quyết về dự luật từ góc độ giới - TS. Dương Thanh Mai
24 p | 86 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn