Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 1 - TS. Trần Thị Thu Phương
lượt xem 5
download
thông qua "Bài giảng Luật cạnh tranh - Bài 1: Tổng quan về cạnh tranh và luật cạnh tranh" này người học sẽ nắm được tổng quan về cạnh tranh; tổng quan về luật cạnh tranh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 1 - TS. Trần Thị Thu Phương
- BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ LUẬT CẠNH TRANH Giảng viên: TS. Trần Thị Thu Phương 1 v1.0014105222
- MỤC TIÊU BÀI HỌC • Giải thích được đặc điểm, mục tiêu, vai trò của Luật cạnh tranh; • Xác định được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh; • Trình bày được một số khái niệm cơ bản của Luật cạnh tranh. 2 v1.0014105222
- HƯỚNG DẪN HỌC • Thảo luận với giáo viên và các học viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. Hình 1.1: Minh họa 3 v1.0014105222
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt môn học này, yêu cầu sinh viên cần có kiến thức về môn: Lý luận nhà nước và pháp luật. 4 v1.0014105222
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 1.1. Tổng quan về cạnh tranh 1.2. Tổng quan về Luật cạnh tranh 5 v1.0014105222
- 1.1. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm về 1.1.2. Các hình thức cạnh tranh biểu hiện của cạnh tranh 1.1.4. Yêu cầu điều tiết 1.1.3. Ưu điểm, hạn chế của Nhà nước của cạnh tranh đối với cạnh tranh 6 v1.0014105222
- 1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH • Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch’’. • Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là " Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình. • Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất. 7 v1.0014105222
- 1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH • Cạnh tranh được hiểu là hành vi tranh đua của hai hoặc nhiều chủ thể với mục đích giành cho mình vị trí nổi bật và ưu thế cao nhất trên thị trường. • Mục đích của cạnh tranh trong kinh tế: Tối đa hóa lợi nhuận; Sự tăng trưởng trong kinh doanh của chủ thể. • Điều kiện tiên quyết để có cạnh tranh: Phải có ít nhất hai chủ thể tham gia cạnh tranh. Sự giành được lợi thế cạnh tranh của người này dẫn đến bất lợi tương ứng đối với người kia và ngược lại. Cạnh tranh phải được diễn ra trong môi trường cạnh tranh cụ thể. • Phương tiện cạnh tranh: Giá cả; Chất lượng; Dịch vụ; Quảng cáo. 8 v1.0014105222
- 1.1.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CẠNH TRANH Cạnh tranh tự do và cạnh tranh có nhiều sự điều tiết của nhà nước Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền. Cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh 9 v1.0014105222
- 1.1.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CẠNH TRANH (tiếp theo) Cạnh tranh có sự điều tiết Cạnh tranh tự do của Nhà nước • Thị trường tự do tồn tại khi không Nhà nước bằng các chính sách và có sự can thiệp của Chính phủ và công cụ pháp luật can thiệp vào tại đó các tác nhân cung cầu đời sống thị trường để điều tiết, được phép hoạt động tự do. hướng các quan hệ cạnh tranh vận • Học thuyết “bàn tay vô hình” của động và phát triển trong một trật tự, Adam Smith (1723-1790) đảm bảo sự phát triển công bằng và lành mạnh. 10 v1.0014105222
- 1.1.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CẠNH TRANH (tiếp theo) Cạnh tranh hoàn hảo • Khái niệm: Là hình thức cạnh tranh mà ở đó người mua và người bán đều không có khả năng tác động đến giá cả của sản phẩm trên thị trường, giá cả của sản phẩm hoàn toàn do quan hệ cung cầu, quy luật giá trị quyết định; không có sự tồn tại của bất cứ khả năng hay quyền lực nào có thể chi phối các quan hệ trên thị trường. • Điều kiện: Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường và số lượng khách hàng rất lớn. Sản phẩm tham gia thị trường phải đồng nhất. Thông tin trên thị trường là hoàn hảo. Không có sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường. Các yếu tố đầu vào của quy trình sản xuất được lưu thông tự do và các doanh nghiệp đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận với những yếu tố trên. 11 v1.0014105222
- 1.1.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CẠNH TRANH (tiếp theo) Cạnh tranh không hoàn hảo • Khái niệm: Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất mà ở đó, các doanh nghiệp phân phối hoặc sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực để có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường. • Theo từ điển kinh tế học hiện đại: Cạnh tranh không hoàn hảo ra đời do sự khuyết đi một trong những yếu tố để tạo nên sự hoàn hảo của thị trường. • Mỗi thành viên của thị trường đều có một mức độ quyền lực nhất định đủ để tác động đến giá cả của sản phẩm. • Phân loại: Cạnh tranh mang tính độc quyền: là hình thức cạnh tranh sản phẩm, mà mỗi doanh nghiệp đều có mức độ độc quyền nhất định vì họ có sản phẩm của riêng mình (bằng viêc cá biệt hoá sản phẩm của mình). Độc quyền nhóm: là hình thức cạnh tranh được tồn tại trong một số ngành chỉ có một số ít nhà sản xuất. 12 v1.0014105222
- 1.1.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CẠNH TRANH (tiếp theo) Độc quyền • Độc quyền xảy ra khi chỉ có một doanh nghiệp duy nhất sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường mà không có sự thay thế từ các sản phẩm hoặc các chủ thể kinh doanh khác. • Doanh nghiệp độc quyền có thể độc quyền nguồn cung (độc quyền bán) hoặc độc quyền cầu (độc quyền mua) trên thị trường. • Doanh nghiệp độc quyền có khả năng khống chế ý chí của đối tác hoặc của khách hàng, tước bỏ khả năng lựa chọn của khách hàng. • Nguyên nhân hình thành độc quyền: Từ quá trình cạnh tranh. Từ yêu cầu của công nghệ sản xuất hoặc yêu cầu về quy mô tối thiểu của ngành kinh tế kỹ thuật. Từ sự tồn tại của các rào cản trên thị trường (barrier). Từ sự tích tụ tập trung kinh tế. • Hậu quả của độc quyền: Độc quyền gây thiệt hại cho người tiêu dùng, gây lãng phí cho xã hội, bóp méo chi phí sản xuất và tạo ra sức ỳ đối với doanh nghiệp độc quyền 13 v1.0014105222
- 1.1.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CẠNH TRANH (tiếp theo) Cạnh tranh lành mạnh • Khái niệm: Theo Black’s Law Dictionary: “là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng giữa các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh” • Đặc điểm: Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có. Có mục đích thu hút khách hàng. Không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh. 14 v1.0014105222
- 1.1.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CẠNH TRANH (tiếp theo) Cạnh tranh không lành mạnh • Khái niệm: Điều 10 Bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định: “bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn, không trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. • Đặc điểm: • Nhằm mục đích cạnh tranh phát sinh trong kinh doanh. • Trái với pháp luật cạnh tranh hoặc tập quán kinh doanh thông thường; • Gây thiệt hại cho đối thủ hoặc cho khách hàng. 15 v1.0014105222
- 1.1.2. CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CẠNH TRANH (tiếp theo) Hạn chế cạnh tranh • Khái niệm: Là hành vi luôn hướng đến việc hình thành một sức mạnh thị trường hoặc tận dụng sức mạnh thị trường để làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị biến dạng. • Đặc điểm: Chủ thể thực hiện hành vi có thể là một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp, các doanh nghiệp này hoặc là đã có sức mạnh thị trường, hoặc hướng đến việc hình thành nên sức mạnh thị trường bằng cách thỏa thuận hoặc tập trung kinh tế. Các hành vi được thực hiện nhằm mục tiêu làm biến dạng cạnh tranh: làm thay đổi cấu trúc thị trường, thay đổi tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, loại bỏ đối thủ, ngăn cản đối thủ tiềm năng để làm giảm đi sức ép cạnh tranh hiện có hoặc sẽ có, bóc lột khách hàng… 16 v1.0014105222
- 1.1.3. ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CỦA CẠNH TRANH • Ưu điểm của cạnh tranh: Là động lực phát triển sản xuất, kinh doanh. Nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ Thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung nguồn lực, vốn, …. Thúc đẩy doanh nghiệp tự cải tổ, đổi mới. • Hạn chế của cạnh tranh Làm lãng phí, cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tăng khoảng cách giàu nghèo. Các doanh nghiệp tiêu diệt nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, yếu. Gây thiệt hại cho người tiêu dùng. 17 v1.0014105222
- 1.1.4. YÊU CẦU ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CẠNH TRANH • Thực tế cạnh tranh trên thị trường. • Sự bất cập của thuyết cạnh tranh tự do. • Các học thuyết hiện đại về cạnh tranh. • Chính sách cạnh tranh. • Pháp luật cạnh tranh 18 v1.0014105222
- 1.2. TỔNG QUAN VỀ LUẬT CẠNH TRANH 1.2.1.Khái niệm, đặc điểm 1.2.2. Mục tiêu, vai trò của Luật Cạnh tranh của Luật Cạnh tranh 1.2.3.Phạm vi điều chỉnh, 1.2.4. Một số khái niệm đối tượng áp dụng của cơ bản của Luật cạnh tranh Luật cạnh tranh 19 v1.0014105222
- 1.2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT CẠNH TRANH • Khái niệm Luật Cạnh tranh Đạo luật: Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004. Môn học: Nghiên cứu về nội dung của đạo luật Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh. • Đặc điểm của Luật Cạnh tranh Tính mềm dẻo Mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế Luật công và luật tư. Luật nội dung và luật hình thức 20 v1.0014105222
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật cạnh tranh - Chương 1: Khái quát chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh
41 p | 491 | 109
-
Bài giảng Luật cạnh tranh - Chương 3: Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
22 p | 399 | 89
-
Bài giảng Luật cạnh tranh - Chương 2: Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
38 p | 390 | 85
-
Bài giảng Luật cạnh tranh - Chương 4: Tố tụng cạnh tranh
32 p | 472 | 81
-
Bài giảng Luật cạnh tranh và luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - ĐH Thương Mại
0 p | 424 | 57
-
Bài giảng Luật cạnh tranh: Chương I. Khái quát Luật cạnh tranh
18 p | 268 | 48
-
Bài giảng Luật cạnh tranh - ThS. Đinh Hoài Nam
50 p | 248 | 43
-
Bài giảng luật cạnh tranh: Chương V. Tố tụng cạnh tranh
29 p | 158 | 21
-
Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 3 - TS. Trần Thị Thu Phương
32 p | 58 | 9
-
Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 2 - TS. Trần Thị Thu Phương
27 p | 82 | 9
-
Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 5 - TS. Trần Thị Thu Phương
29 p | 47 | 8
-
Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 6 - TS. Trần Thị Thu Phương
18 p | 39 | 6
-
Bài giảng Luật cạnh tranh và luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Bài 1: Những vấn đề chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh
17 p | 54 | 6
-
Bài giảng Luật cạnh tranh và luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Bài 2: Pháp luật về hành vi hạn chế cạnh tranh.
24 p | 36 | 6
-
Bài giảng Luật cạnh tranh và luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Bài 3: Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
14 p | 28 | 6
-
Bài giảng Luật cạnh tranh và luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Bài 4: Bộ máy thực thi Luật cạnh tranh, tố tụng cạnh tranh và xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh
19 p | 35 | 6
-
Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 4 - TS. Trần Thị Thu Phương
18 p | 42 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn