Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 3 - TS. Trần Thị Thu Phương
lượt xem 9
download
"Bài giảng Luật cạnh tranh - Bài 3: Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh" trình bày khái niệm, đặc điểm, phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bởi Luật Cạnh tranh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 3 - TS. Trần Thị Thu Phương
- LUẬT CẠNH TRANH Giảng viên: TS. Trần Thị Thu Phương 1 v1.0014105222
- BÀI 3: QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Giảng viên: TS. Trần Thị Thu Phương 2 v1.0014105222
- MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể: • Xác định, phân loại được các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; • Trình bày được nội dung quy định của pháp luật về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể. 3 v1.0014105222
- CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt môn học này, học viên cần có kiến thức cơ bản về môn học: Lý luận nhà nước và pháp luật. 4 v1.0014105222
- HƯỚNG DẪN HỌC • Xem bài giảng đầy đủ và tóm tắt những nội dung chính của từng bài. • Tích cực thảo luận trên diễn đàn và đặt câu hỏi ngay nếu có thắc mắc. • Làm các bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. 5 v1.0014105222
- CẤU TRÚC NỘI DUNG 3.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh 3.2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bởi Luật Cạnh tranh 6 v1.0014105222
- 3.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐiỂM, PHÂN LOẠI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 3.1.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh 3.1.2. Đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh 3.1.3. Phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh 7 v1.0014105222
- 3.1.1. KHÁI NIỆM HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là: • Hành vi cạnh tranh của các chủ thể tham gia thị trường. • Trái với chuẩn mực đạo đức kinh doanh thông thường. • Có thể gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. 8 v1.0014105222
- 3.1.2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH • Chủ thể thực hiện: Doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề. • Hành vi thực hiện: Hành vi cụ thể, đơn phương, vì mục đích cạnh tranh của chủ thể kinh doanh; Nhằm vào đối thủ cạnh tranh cụ thể; Thủ đoạn cạnh tranh không công bằng, không đẹp, bất chính, liên quan nhiều tới việc sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; Mục đích: Gây bất lợi, thiệt hại cho đối thủ kinh doanh, thiệt hại cho người tiêu dùng. 9 v1.0014105222
- 3.1.3. PHÂN LOẠI HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH • Căn cứ vào đối tượng hướng tới của hành vi, có thể phân thành: Hành vi hướng tới đến đối thủ cạnh tranh; Hành vi hướng tới người tiêu dùng; Hành vi hướng tới khách hàng; • Căn cứ vào hậu quả mà hành vi gây ra: Hành vi có hậu quả hướng tới là doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh; Hành vi có hậu quả hướng tới là người tiêu dùng. 10 v1.0014105222
- 3.2. CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH BỊ CẤM BỞI LUẬT CẠNH TRANH 3.2.1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; 3.2.2. Xâm phạm bí mật kinh doanh; 3.2.3. Ép buộc trong kinh doanh; 3.2.4. Gièm pha doanh nghiệp khác; 3.2.5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; 3.2.6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 3.2.7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 3.2.8. Phân biệt đối xử của hiệp hội; 3.2.9. Bán hàng đa cấp bất chính; 3.2.10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật cạnh tranh 11 v1.0014105222
- 3.2.1. CHỈ DẪN GÂY NHẦM LẪN • Khái niệm: Chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn. Gây nhầm lẫn về: tên thương mại, khẩu hiểu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý, .... Mục đích: Làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh. • Tính chất của hành vi: Lợi dụng thành quả của chủ thể kinh doanh khác một cách trái phép. • Biểu hiện: Nhiều biểu hiện khác nhau. Mức độ cao nhất: sản xuất, phân phối hàng giả. • Mục đích của hành vi: Làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp. Tạo sự nhầm lẫn với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác. 12 v1.0014105222
- 3.2.1. CHỈ DẪN GÂY NHẦM LẪN • Nội dung cấm của Luật Cạnh tranh (Theo điều 40 Luật cạnh tranh) Cấm sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn: Doanh nghiệp là chủ thể sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Cấm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn: Doanh nghiệp là khách hàng của doanh nghiệp sử dụng các chỉ dẫn gây nhầm lẫn. • Hình thức xử lý theo quy định của pháp luật cạnh tranh: Yêu cầu đình chỉ hành vi; Bồi thường thiệt hại gây ra. • Các hình thức xử lý khác có thể áp dụng. Pháp luật hình sự; Pháp luật sở hữu trí tuệ. 13 v1.0014105222
- 3.2.2. XÂM PHẠM BÍ MẬT KINH DOANH • Khái niệm bí mật kinh doanh là thông tin: Không phải là hiểu biết thông thường. Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết. Là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ. • Khái niệm xâm phạm bí mật kinh doanh Tiếp cận, thu thập thông tin. Tiết lộ thông tin. Sử dụng thông tin… • Hậu quả xâm phạm bí mật kinh doanh: gây bất lợi cạnh tranh cho doanh nghiệp khác. 14 v1.0014105222
- 3.2.2. XÂM PHẠM BÍ MẬT KINH DOANH (tiếp theo) Luật cạnh tranh cấm thực hiện các hành vi: • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp; • Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép; • Vi phạm hợp đồng bảo mật, hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh; • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm, hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước, hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm. 15 v1.0014105222
- 3.2.2. XÂM PHẠM BÍ MẬT KINH DOANH (tiếp theo) Phân loại xâm phạm bí mật kinh doanh • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh. • Tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh. • Sử dụng bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác. 16 v1.0014105222
- 3.2.3. ÉP BUỘC TRONG KINH DOANH Khái niệm ( Theo Điều 42 Luật Cạnh tranh) • Là hành vi đe dọa, hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác. • Buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch đối với doanh nghiệp đó. 17 v1.0014105222
- 3.2.3. ÉP BUỘC TRONG KINH DOANH Đặc điểm của hành vi • Chủ thể thực hiện: Chủ doanh nghiệp, nhân viên của doanh nghiệp, ... • Mục đích: Cạnh tranh không lành mạnh. • Đối tượng hướng tới: Khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác. • Hình thức: Sử dụng thủ đoạn mang tính côn đồ nhằm gây áp lực, đe dọa gây thiệt hại, khống chế ý chí khách hàng. • Mục đích: Buộc khách hàng không giao dịch/ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác nhằm giao dịch với doanh nghiệp thực hiện hành vi hoặc với người do doanh nghiệp đó chỉ định. • Hậu quả bất lợi: Quyền lựa chọn của khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bị xâm phạm họ buộc phải làm theo yêu cầu của doanh nghiệp thực hiện hành vi. Việc kinh doanh của doanh nghiệp khác bị cản trở, rối loạn. • Ví dụ: Công ty A là công ty được quyền độc quyền phân phối hàng tại địa bàn X. Công ty A đã yêu cầu công ty B không được cung cấp hàng cho công ty C nữa, nếu không sẽ ngừng cung cấp hàng cho công ty B. 18 v1.0014105222
- 3.2.4. GIÈM PHA DOANH NGHIỆP KHÁC Khái niệm • Là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp; • Đưa thông tin không trung thực; • Gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 19 v1.0014105222
- 3.2.4. GIÈM PHA DOANH NGHIỆP KHÁC • Đặc điểm Chủ thể thực hiện là doanh nghiệp; Có thể là tác giả hoặc là người tuyên truyền thông tin; • Hình thức: Sử dụng thông tin không trung thực Trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí; Công khai hoặc không công khai. • Nội dung thông tin: Chất lượng sản phẩm, tình hình tài chính, uy tín, đạo đức của doanh nghiệp, những người làm trong doanh nghiệp phải là thông tin không trung thực; • Đối tượng hướng tới: Chủ thể kinh doanh cụ thể; • Mục đích: Làm sai lệch nhận thức về sản phẩm, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khác nhằm mục đích cạnh tranh; • Hậu quả: gây ảnh hướng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. 20 v1.0014105222
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật cạnh tranh - Chương 1: Khái quát chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh
41 p | 491 | 109
-
Bài giảng Luật cạnh tranh - Chương 3: Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
22 p | 399 | 89
-
Bài giảng Luật cạnh tranh - Chương 2: Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
38 p | 390 | 85
-
Bài giảng Luật cạnh tranh - Chương 4: Tố tụng cạnh tranh
32 p | 475 | 81
-
Bài giảng Luật cạnh tranh và luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - ĐH Thương Mại
0 p | 424 | 57
-
Bài giảng Luật cạnh tranh: Chương I. Khái quát Luật cạnh tranh
18 p | 268 | 48
-
Bài giảng Luật cạnh tranh - ThS. Đinh Hoài Nam
50 p | 248 | 43
-
Bài giảng luật cạnh tranh: Chương V. Tố tụng cạnh tranh
29 p | 158 | 21
-
Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 2 - TS. Trần Thị Thu Phương
27 p | 82 | 9
-
Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 5 - TS. Trần Thị Thu Phương
29 p | 47 | 8
-
Bài giảng Luật cạnh tranh và luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Bài 3: Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
14 p | 28 | 6
-
Bài giảng Luật cạnh tranh và luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Bài 2: Pháp luật về hành vi hạn chế cạnh tranh.
24 p | 36 | 6
-
Bài giảng Luật cạnh tranh và luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Bài 1: Những vấn đề chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh
17 p | 54 | 6
-
Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 6 - TS. Trần Thị Thu Phương
18 p | 39 | 6
-
Bài giảng Luật cạnh tranh và luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Bài 4: Bộ máy thực thi Luật cạnh tranh, tố tụng cạnh tranh và xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh
19 p | 35 | 6
-
Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 4 - TS. Trần Thị Thu Phương
18 p | 42 | 5
-
Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 1 - TS. Trần Thị Thu Phương
28 p | 54 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn