intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 5 - TS. Trần Thị Thu Phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

48
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Luật cạnh tranh - Bài 5: Tố tụng cạnh tranh" được biên soạn nhằm thông tin đến người học những vấn đề chung về tố tụng cạnh tranh; chủ thể của tố tụng cạnh tranh; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật cạnh tranh: Bài 5 - TS. Trần Thị Thu Phương

  1. LUẬT CẠNH TRANH Giảng viên: TS. Trần Thị Thu Phương 1 v1.0014105222
  2. BÀI 5 TỐ TỤNG CẠNH TRANH Giảng viên: TS. Trần Thị Thu Phương 2 v1.0014105222
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể: • Xác định được đặc điểm, nội dung, các nguyên tắc của tố tụng cạnh tranh; • Phân loại được các chủ thể của tố tụng cạnh tranh; • Giải thích được bản chất của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. 3 v1.0014105222
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu rõ bài này, yêu cầu học viên cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến về môn học Lý luận nhà nước và pháp luật. v1.0014105222
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Xem bài giảng đầy đủ và tóm tắt những nội dung chính của từng bài; • Tích cực thảo luận trên diễn đàn và đặt câu hỏi ngay nếu có thắc mắc; • Làm các bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. 5 v1.0014105222
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 5.1. Những vấn đề chung về tố tụng cạnh tranh 5.2. Chủ thể của tố tụng cạnh tranh 5.3. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh 6 v1.0014105222
  7. 5.1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỐ TỤNG CẠNH TRANH 5.1.1. Khái niệm tố tụng cạnh tranh 5.1.2. Đặc điểm tố tụng cạnh tranh 5.1.3. Nội dung tố tụng cạnh tranh 5.1.4. Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh 7 v1.0014105222
  8. 5.1. 1. KHÁI NIỆM TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Khái niệm:  Theo Điều 3 khoản 9 Luật Cạnh tranh, tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật.  Tố tụng cạnh tranh được quy định tại Luật Cạnh tranh. • Trình tự, thủ tục khác so với tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, nhằm giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh.  Đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý có tính hành chính;  Không giải quyết bồi thường thiệt hại. 8 v1.0014105222
  9. 5.1. 1. KHÁI NIỆM TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Đối tượng của tố tụng cạnh tranh là vụ việc cạnh tranh (Điều 3 khoản 3 Luật Cạnh tranh).  Vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh;  Bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. • Hạn chế của khái niệm: Không bao quát hết các vụ việc liên quan đến cạnh tranh.  Thủ tục thông báo khi tập trung kinh tế;  Thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ;  Thủ tục điều tra xác định thị trường liên quan,… 9 v1.0014105222
  10. 5.1.2. ĐẶC ĐIỂM TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Nhằm giải quyết các vụ việc cạnh tranh; • Chủ thể tiến hành:  Cơ quan quản lý cạnh tranh;  Cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh. • Mang bản chất tố tụng hành chính: Không cần đơn kiện có bên có liên quan; • Quyết định của cơ quan có thẩm quyền tố tụng có hiệu lực thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký (nếu không có khiếu nại) và được thực thi bởi chính cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh. 10 v1.0014105222
  11. 5.1.3. NỘI DUNG CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Điều tra vụ việc cạnh tranh  Điều tra sơ bộ;  Điều tra chính thức. • Giải quyết vụ việc cạnh tranh: Đối với vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh  Mở phiên điều trần;  Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;  Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh. • Khiếu nại quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh; • Xử lý vi phạm Luật cạnh tranh. 11 v1.0014105222
  12. 5.1.3. NỘI DUNG CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH Điều tra sơ bộ • Căn cứ: Quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh  Hồ sơ khiếu nại đã được Cục Quản lý cạnh tranh thụ lý;  Cục Quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm. • Thời hạn:  30 ngày, kể từ ngày có quyết định;  Điều tra viên hoàn thành điều tra sơ bộ + kiến nghị Cục trưởng ra quyết định:  Đình chỉ điều tra nếu không có hành vi vi phạm;  Điều tra chính thức nếu có dấu hiệu vi phạm. 12 v1.0014105222
  13. 5.1.3. NỘI DUNG CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH (tiếp theo) Điều tra chính thức • Căn cứ: Quyết định của Cục trưởng • Nội dung:  Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh: Xác minh thị trường liên quan, thị phần của bên điều tra, thu thập, phân tích chứng cứ;  Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh: Xác định căn cứ khẳng định bên bị điều tra đã/đang thực hiện hành vi vi phạm. • Thời hạn:  Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh: 180 ngày, có thể gia hạn ≤ 60 ngày/1 lần, ≤ 2 lần;  Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh: 90 ngày, gia hạn ≤ 60 ngày;  Thông báo bên liên quan chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày hết hạn điều tra. 13 v1.0014105222
  14. 5.1.3. NỘI DUNG CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH (tiếp theo) Đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh • Cục trường Cục Quản lý cạnh tranh chuyển báo cáo điều tra + hồ sơ vụ việc lên Hội đồng cạnh tranh. • Báo cáo điều tra gồm:  Tóm tắt vụ việc;  Các tình tiết và chứng cứ được xác minh;  Đề xuất các biện pháp xử lý. 14 v1.0014105222
  15. 5.1.3. NỘI DUNG CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH (tiếp theo) Điều tra bổ sung • Căn cứ: Yêu cầu bằng văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. • Thời điểm:  Sau khi hồ sơ điều tra đã chuyển đến Hội đồng cạnh tranh;  Hội đồng cạnh tranh đã thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;  Hội đồng xử lý vụ việc làm yêu cầu bằng văn bản đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh điều tra bổ sung. • Thời hạn điều tra: 60 ngày kể từ ngày có yêu cầu. • Khi các chứng cứ thu thập được chưa đủ để xác định hành vi vi phạm. • Sau khi nhận lại hồ sơ đã được điều tra bổ sung  Hội đồng xử lý cạnh tranh ra 1 trong 3 quyết định trong 15 ngày:  Mở phiên điều trần;  Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung;  Đình chỉ giải quyết. 15 v1.0014105222
  16. 5.1.3. NỘI DUNG CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH (tiếp theo) Phiên điều trần • Chỉ áp dụng đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh; • Thực hiện sau khi Hội đồng cạnh tranh nhận được báo cáo điều tra và hồ sơ toàn bộ vụ việc; • Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; • Hội đồng xử lý cạnh tranh ra quyết định trong 30 ngày từ khi nhận hồ sơ  Mở phiên điều trần; hoặc  Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; hoặc  Đình chỉ giải quyết vụ việc. • Phiên điều trần được mở trong 15 ngày kể từ ngày có quyết định; • Được tổ chức công khai trừ trường hợp liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh; • Hội đồng xử lý vụ việc bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số. 16 v1.0014105222
  17. 5.1.4. NGUYÊN TẮC CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Nguyên tắc chung: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.  Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;  Minh bạch. • Nguyên tắc cụ thể  Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng cạnh tranh;  Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan;  Bảo đảm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp;  Bảo đảm quyền được luật sư bảo vệ;  Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng;  Thành viên Hội đồng xử lý độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;  Hội đồng xử lý tập thể;  Xử lý công khai. 17 v1.0014105222
  18. 5.2. CHỦ THỂ CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH 5.2.1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh 5.2.2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh 5.2.3. Người tham gia tố tụng cạnh tranh 18 v1.0014105222
  19. 5.2.1. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Cục quản lý cạnh tranh; • Hội đồng cạnh tranh. 19 v1.0014105222
  20. 5.2.2. NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH • Thành viên Hội đồng cạnh tranh; • Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh; • Điều tra viên và thư ký phiên điều trần. 20 v1.0014105222
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2