intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật môi trường: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Hằng

Chia sẻ: Hoathachthao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

32
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật môi trường: Bài 2 Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày khái niệm ô nhiễm môi trường, khái niệm suy thoái môi trường, sự cố môi trường; trình bày được khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường; các chủ thể tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật môi trường: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Hằng

  1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC LUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hằng v1.0014112224
  2. BÀI 2 PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, SUY THOÁI, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hằng v1.0014112224 2
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Trình bày khái niệm ô nhiễm môi trường, khái niệm suy thoái môi trường, sự cố môi trường. • Trình bày được khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường; các chủ thể tham gia kiểm soát ô nhiễm môi trường. • Phân tích được các quy định của pháp luật về các hình thức kiểm soát ô nhiễm môi trường như các quy định về thu thập quản lý và công bố thông tin về môi trường, quy hoạch môi trường, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường, quản lý chất thải. v1.0014112224 3
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt bài học này, các bạn cần có các kiến thức liên quan đến các môn học: • Lý luận nhà nước và pháp luật; • Luật Hành chính; • Luật Dân sự. v1.0014112224 4
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: Giáo trình, văn bản pháp luật liên quan môn học. • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài. • Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề. • Ôn lại kiến thức cơ bản của môn học Luật Dân sự. • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. v1.0014112224 5
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG Khái niệm ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, 2.1 sự cố môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường Các hình thức pháp lý của kiểm soát ô nhiễm môi 2.2 trường v1.0014112224 6
  7. 2.1. KHÁI NIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG, KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 2.1.1. Khái niệm ô nhiễm 2.1.2. Khái niệm suy thoái môi trường môi trường 2.1.3. Khái niệm sự cố môi 2.1.4. Khái niệm kiểm soát trường ô nhiễm môi trường v1.0014112224 7
  8. 2.1.1. KHÁI NIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG a. Khái niệm • Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. • Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. v1.0014112224 8
  9. 2.1.2. KHÁI NIỆM SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của các thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. v1.0014112224 9
  10. 2.1.3. KHÁI NIỆM SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. v1.0014112224 10
  11. 2.1.3. KHÁI NIỆM SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) Một số sự cố môi trường thường xảy ra Bão, lũ, lụt, hạn hán Động đất, sự lở đất Sự cố môi Sập hầm lò, tràn dầu trường Hỏa hoạn, cháy rừng Sự cố lò phản ứng hạt nhân Núi lửa, mưa axit v1.0014112224 11
  12. 2.1.3. KHÁI NIỆM SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) Sau động đất, núi lửa, sóng thần v1.0014112224 12
  13. 2.1.4. KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG a. Khái niệm Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa ô nhiễm môi trường; khắc phục, xử lí hậu quả do ô nhiễm môi trường gây nên. v1.0014112224 13
  14. 2.1.4. KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) b. Đặc điểm Kiểm soát ô nhiễm môi trường Hình thức: thu thập, quản Mục đích: Chủ thể: lí thông tin phòng ngừa, Nhà nước, tổ về môi trường, hạn chế chức, xây dựng ô nhiễm, khắc cá nhân.. toàn QCKTMT; phục, giảm tác xã hội. quản lý chất hại... thải... v1.0014112224 14
  15. 2.2. CÁC HÌNH THỨC PHÁP LÝ CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 2.2.1. Thu thập, quản lý 2.2.2. Quy hoạch, kế và công bố thông tin về hoạch hóa việc bảo vệ môi trường môi trường 2.2.3. Xây dựng và ban hành hệ thống quy chuẩn 2.2.4. Quản lí chất thải kỹ thuật môi trường 2.2.5. Xử lí các tổ chức, 2.2.6. Khắc phục ô cá nhân hoạt động sản nhiễm, phục hồi môi xuất, kinh doanh dịch vụ trường, ứng phó sự cố gây ô nhiễm môi trường môi trường v1.0014112224 15
  16. 2.2.1.THU THẬP, QUẢN LÝ VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG • Chủ thể quan trắc môi trường: ➢ Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia; ➢ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc môi trường. ➢ Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện chương trình quan trắc phát thải và các thành phần môi trường. v1.0014112224 16
  17. 2.2.1.THU THẬP, QUẢN LÝ VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) Thông tin môi trường gồm số liệu, dữ liệu về thành phần môi trường, các tác động đối với môi trường, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường. v1.0014112224 17
  18. 2.2.2. QUY HOẠCH HÓA, KẾ HOẠCH HÓA VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) a. Khái niệm Có nhiều quan điểm khác nhau về quy hoạch môi trường: • Các quốc gia Châu Âu thì cho rằng quy hoạch môi trường đồng nghĩa với quy hoạch sử dụng đất. • Các quốc gia Bắc Mỹ thì họ quan niệm rằng nó là một phương pháp quy hoạch tổng hợp, kết hợp nhiều vấn đề, nhiều bên có liên quan và thường gọi là quy hoạch tổng thể. • Theo các chuyên gia môi trường Việt Nam thì: “Quy hoạch môi trường là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm định hướng các hoạt động phát triển trong khu vực đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững”. • Theo Khoản 21 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014: Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững. v1.0014112224 18
  19. 2.2.2. QUY HOẠCH HÓA, KẾ HOẠCH HÓA VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tiếp theo) b. Nguyên tắc lập quy hoạch • Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm phát triển bền vững. • Bảo đảm thống nhất với quy hoạch sử dụng đất; thống nhất giữa các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường. • Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4 của Luật Bảo vệ môi trường. v1.0014112224 19
  20. 2.2.2. QUY HOẠCH HÓA, KẾ HOẠCH HÓA VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ( tiếp theo) c. Cấp độ quy hoạch Quy hoạch cấp tỉnh Cấp độ quy hoạch Quy hoạch cấp quốc gia v1.0014112224 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2