intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Mối quan hệ đối tác cần thiết

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tìm hiểu đồng nhất về khái niệm; những đóng góp cho nhau để nâng cao chất lượng đo lường; những giai đoạn chính của phương pháp được đề xuất;... được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Mối quan hệ đối tác cần thiết". Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Mối quan hệ đối tác cần thiết

  1. KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC VÀ TÀI KHOẢN QUỐC GIA Mối quan hệ đối tác cần thiết Michel Séruzier, Nhà tư vấn quốc tế về tài khoản quốc gia
  2. Đề dẫn Mối quan hệ đối tác cần thiết • Các nhà thống kê về lao động đã xây dựng các công cụ phân tích và đo lường thống kê kinh tế phi chính thức • Về phần mình, các nhà tài khoản quốc gia nỗ lực đo lường toàn bộ lĩnh vực hoạt động kinh tế • Nhưng phải cần thời gian mới đạt được sự đồng nhất về khái niệm và phương pháp đo lường • SNA 2008 mở đường cho sự đồng nhất các khái niệm • Còn cần phải tạo sự đồng nhất về phương pháp • Chỉ có thể đạt được điều đó thông qua quan hệ đối tác
  3. Hiểu về nhau rõ hơn • Quan hệ đối tác là cần thiết vì những tác nhân khác nhau tìm cách đo lường cùng một thực tiễn và theo các cách tiếp cận bổ sung cho nhau. • Để đạt được sự thống nhất, mỗi tác nhân cần phải hiểu rõ hơn lĩnh vực, đặc biệt là cách đo lường của tác nhân kia • Chính vì vậy, bản thuyết trình này hướng tới các nhà tài khoản quốc gia cũng như các nhà thống kê lao động, không chỉ để hiểu biết về nhau rõ hơn mà còn nhằm tạo ra những điều kiện cho mối quan hệ đối tác
  4. Tóm tắt nội dung • 1. Đồng nhất về khái niệm • 2. Những đóng góp cho nhau để nâng cao chất lượng đo lường • 3. Những giai đoạn chính của phương pháp được đề xuất • 4. Mở ra những lĩnh vực mới
  5. 1. Đồng nhất về khái niệm • 1.1 Đóng góp của các nhà thống kê lao động • 1.2 SNA 2008 a) Chương 25 b) Một số yếu tố cơ bản cho phép đồng nhất các khái niệm
  6. 1.1 Đóng góp của các nhà thống kê lao động a) Định nghĩa khu vực kinh tế phi chính thức (1993) Những định nghĩa được đề xuất vào thời đó vẫn có ý nghĩa thời sự; tuy nhiên, nhiều lựa chọn khác nhau được đề xuất để khoanh vùng phạm vi, điều này gây khó khăn cho so sánh quốc tế. Khu vực kinh tế phi chính thức đề cập đến các đơn vị sản xuất kinh doanh. b) Khái niệm việc làm phi chính thức (2003) Mặt kia của kinh tế phi chính thức đề cập đến các cá nhân, trong khuôn khổ các đơn vị sản xuất kinh doanh nơi họ làm việc (dù đó là các đơn vị chính thức hay phi chính thức) c) Thống kê về phi chính thức Các công cụ thống kê khác nhau lần lượt được hiệu chỉnh, việc áp dụng các công cụ này cho phép khám phá ra hai hình thức phi chính thức của khu vực mà thống kê chưa quan sát được. Công thức « kinh tế phi chính thức » được các nhà tài khoản quốc gia đề xuất để nhóm hai khái niệm được các nhà thống kê lao động đưa ra là : khu vực kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức; cần phải biết rằng các nhà thống kê lao động không muốn sử dụng khái niệm này.
  7. 1.2 SNA 2008 • Đã vượt qua một giai đoạn mang tính quyết định trong quá trình chính thức hóa tài khoản quốc gia năm 1993 với việc triển khai một hệ thống hoàn toàn tích hợp (SNA 93). • Lược đồ trung tâm các tài khoản hàng năm đề xuất việc thể hiện toàn bộ nền kinh tế được tổ chức về mặt xã hội. • SNA 2008 là sự tiếp nối của hệ thống trên : bổ sung các diễn giải, cập nhật, một số cải tiến, kết hợp tốt hơn với những đo lường kinh tế vĩ mô khác. • Chính trong bối cảnh này mà một chương riêng đã được xây dựng để xử lý kinh tế phi chính thức trong khuổn khổ các tài khoản quốc gia : chương 25 của SNA mới.
  8. 1.2a Chương 25 của SNA 2008 Các khía cạnh phi chính thức của nền kinh tế A. Đề dẫn B. Đặc điểm của các đơn vị hoạt động phi chính thức C. Nền kinh tế chưa được quan sát D. Khu vực kinh tế phi chính thức theo định nghĩa của ILO E. Việc làm phi chính thức F. Công việc của Nhóm Delhi G. Dữ liệu về hoạt động của các doanh nghiệp phi chính thức rút ra từ các tài khoản SNA H. Các cách tiếp cận để đo lường các hoạt động được thực hiện trong nền kinh tế phi chính thức I. Các nguyên tắc, nghiên cứu và cẩm nang về kinh tế phi chính thức
  9. 1.2b Các yếu tố chủ chốt cho phép đồng nhất các khái niệm • Khu vực kinh tế phi chính thức tập hợp các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc về khu vực thể chế các hộ gia đình; những đơn vị này phải có một hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa. Như vậy, khu vực kinh tế phi chính thức là tập hợp các cơ sở kinh doanh; do đó đó không thể là một khu vực (hay tiểu khu vực) thể chế, theo nghĩa của hạch toán quốc gia. • Các tập hợp kinh tế của khu vực kinh tế phi chính thức gồm : - Tài khoản sản xuất, - Tài khoản tạo thu nhập (trong đó số dư là thu nhập hỗn hợp), - Các yếu tố sản xuât : việc làm và vốn cố định • Việc lựa chọn các đơn vị có liên quan phụ thuộc vào các tiêu chí do ILO đề xuất (điều này đòi hỏi sự linh hoạt tuỳ theo không gian và thời gian). • Việc làm phi chính thức có thể thuộc về tất cả các đơn vị sản xuất, dù kinh doanh hay không, dù nằm trong khu vực thể chế nào. • Tuy nhiên ta sẽ nhận thấy rằng SNA 2008 không đề xuất việc phân loại đối với việc làm, mà đây là điều kiện cần thiết để xây dựng ma trận việc làm.
  10. 2.1 Những đóng góp và hạn chế của thống kê về phi chính thức • Việc có được các dữ liệu thống kê về khu vực kinh tế phi chính thức có ý nghĩa quan trọng để xây dựng thành công các tài khoản quốc gia vì đây là phương tiện duy nhất giúp làm rõ một khu vực còn nằm bên lề các cuộc điều tra kinh tế truyền thống. • Khu vực bị che khuất này cũng liên quan đến các đơn vị chính thức quy mô nhỏ, đặc biệt là những đơn vị thuộc về các hộ gia đình. Do đó, nên áp dụng cách tiếp cận thống kê hỗn hợp đối với hai tiểu không gian này. • Ngoài ra, hiện ta biết rằng những cuộc điều tra như vậy thường có sự sai sót đáng kể, nhất là liên quan đến thu thập khai báo. • Và ta cũng thiếu những đảm bảo về chất lượng của sự phát triển của chúng theo thời gian.
  11. 2.2 Đóng góp của hạch toán quốc gia • Đóng góp này thể hiện ở hai mảng: a) Nhờ có lược đồ tích hợp mà SNA đề xuất, tài khoản quốc gia có khả năng đánh giá một cách gián tiếp những thiếu hụt thông tin thống kê hiện có (với điều kiện sử dụng các phương pháp phù hợp). b) Đo lường kinh tế phi chinh thức thông qua hạch toán quốc gia giúp đảm bảo có sự thống nhất khi phải xác định tỷ trọng của kinh tế phi chính thức trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân hay so với các hợp phần của nền kinh tế này.
  12. Đo lường đầy đủ hơn nền kinh tế phi chính thức • Sản xuất thống kê về kinh tế phi chính thức là một điểm khởi đầu không thể bỏ qua để đo lường hiện tượng này • Nhưng những sai sót có thể có không cho phép sử dụng duy nhất công cụ này để khoanh vùng phạm vi • Nhờ có các phương pháp phù hợp, tài khoản quốc gia có thể đo lường một cách gián tiếp các khu vực bị che khuất, và nhờ đó đo lường phi chính thức về mặt kinh tế vĩ mô một cách thoả đáng • Các phương pháp này được giới thiệu trong tập tài liệu đi kèm bài thuyết trình này và một bản tóm tắt được giới thiệu sau phần trình bày này.
  13. 3. Những giai đoạn chính của phương pháp được đề xuất • Đề dẫn khái niệm • 3.1 Xây dựng ma trận việc làm và thu nhập của công việc có liên quan đến những việc làm này • 3.2 Xây dựng các tài khoản sản xuất trên cơ sở phân biệt các phương thức sản xuất • 3.3 Xây dựng Bảng Nguồn và Sử dụng (SUT) theo quy trình tương tác tổng hợp • 3.4 Phê duyệt tài khoản các hộ gia đình có tính đền phần tài chính
  14. Đề dẫn khái niệm • Để xây dựng các tài khoản, nhà tài khoản quốc gia huy động tất cả các dữ liệu mà bộ máy thống kê cung cấp. Mà những dữ liệu này chỉ là tổng lượng thông tin mà cuộc điều tra chấp thuận cung cấp cho nhà thống kê (mỗi cuộc điều tra là nạn nhân của sự sai sót có thể phân tích được xét về mặt xã hội học). Thường việc thu thập thông tin thực tế không bao phủ toàn bộ phạm vi mục tiêu, và mọi cuộc điều tra chọn mẫu đều có một yếu tố không chắc chắc về các giá trị được khôi phục. Cuối cùng, thường có sự khác biệt giữa đối tượng điều tra và khái niệm theo định nghĩa của SNA. • Do đó đương nhiên có sự khác biệt giữa sản xuất thống kê và các tập hợp của tài khoản quốc gia; sự khác biệt này thể hiện qua hàng loạt các thiếu hụt và mâu thuẫn giữa các dữ liệu hiện có. • Chính vì vậy, thống nhất các dữ liệu trong khuôn khổ các tài khoản quốc gia giúp bổ sung thông tin, cho phép ít nhất bù đắp một phần những thiếu hụt về thông tin ban đầu.
  15. 3.1 Xây dựng ma trận việc làm và thu nhập của công việc có liên quan đến những việc làm này • Ma trận việc làm đóng vai trò chiến lược trong quy trình xây dựng tài khoản quốc gia; trên thực tế, việc làm tạo thành phạm vi hoàn chỉnh nhất mà ta có thể xác định khu vực hoạt động sản xuất. • Ma trận này giao các việc làm phân theo loại hình với các ngành và phương thức sản xuất. Nhờ có ma trận ta có thể tái tạo các dữ liệu về sản xuất mà mảng thống kê không thể cung cấp. • Nguồn thông tin chính tới từ cuộc điều tra « việc làm » của các hộ gia đình, cuộc điều tra này cũng cung cấp các dữ liệu về thu nhập từ việc làm. • Ma trận này cho phép đo lường luôn việc làm phi chính thức.
  16. 3.2 Xây dựng các tài khoản sản xuất trên cơ sở phân biệt các phương thức sản xuất • Một phần hoạt động sản xuất được thống kê kinh tế biết đến; tài khoản sản xuất được trực tiếp tạo ra từ đó. • Các thông tin tới từ các đơn vị nhỏ thiếu hay thậm chí không có; phải áp dụng cách tiếp cận riêng đối với những đơn vị này. • Tuỳ theo quy mô và tổ chức, các hàm sản xuất không giống nhau. • Cuối cùng, ta không có bất kỳ thông tin trực tiếp nào về một phần việc làm đã được biết. • Khu vực kinh tế phi chính thức thuộc về phạm vi này, nhưng không chiếm tất cả không gian. • Khi phân biệt các phương thức sản xuất, ta có thể xem xét kỹ hơn những khác biệt về thống kê và kinh tế-xã hội để xây dựng các tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thu nhập. • Đo lường khu vực kinh tế phi chính thức bắt nguồn trực tiếp từ cách tiếp cận có sự phân biệt này.
  17. 3.3 Xây dựng Bảng Nguồn và Sử dụng (SUT) theo quy trình tương tác tổng hợp • Bảng Nguồn và Sử dụng là nơi rất phù hợp để đối chiếu giữa các nguồn thống kê về tất cả những gì liên quan đến thị trường hàng hóa và dịch vụ và các tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thu nhập: - Đối chiếu giữa cung và cầu sản phẩm - Giám sát các hệ số kỹ thuật và các ngành sản xuất - Việc làm, năng suất, và thu nhập đi kèm. - Giám sát việc khai báo không đầy đủ bằng cách đối chiếu với các khoản thu từ thuế • Khi đối chiếu những cách tiếp cận này một cách tương tác, ta có thể có được bản tổng hợp một cách chân thực nhất các nguồn được sử dụng.
  18. 3.4 Phê duyệt tài khoản các hộ gia đình có tính đền phần tài chính • Các tài khoản sản xuất phân theo ngành cùng lúc thuộc về nhiều khu vực thể chế. • Đối với các công ty, các cơ quan và Phần còn lại của thế giới, các dữ liệu kế toán cho phép xây dựng trực tiếp toàn bộ các tài khoản của những đối tượng này. • Ngược lại, tài khoản các hộ gia đình có được thông qua số dư. • Nếu có thể xây dựng phần tài chính của các tài khoản các khu vực, ta có thể phân tích độ vững chắc của tài khoản hộ gia đình thu được. • Chỉ với điều kiện này mà ta có thể phê duyệt chất lượng toàn bộ lược đồ trung tâm của các tài khoản quốc gia, và do đó là phần tới từ kết quả đánh giá các vùng bị che khuất của thống kê.
  19. 4. Mở ra những lĩnh vực mới • 4.1 Tìm kiếm các phương pháp hiệu quả để đo lường kinh tế phi chính thức • 4.2 Hướng tới một tài khoản vệ tinh cho kinh tế phi chính thức
  20. 4.1 Kiểm kê các phương pháp hiệu quả để đo lường kinh tế phi chính thức • Những tiến bộ về khái niệm và phương pháp của các nhà thống kê lao động cũng như của các nhà tài khoản quốc gia có thể mở đường cho mối quan hệ đối tác hiệu quả giữa hai chuyên ngành này. • Tình hình này sẽ có phép kiểm kê đầy đủ hơn và phân tích so sánh các phương pháp hiện sử dụng để đo lường kinh tế phi chính thức. • Cách tiến hành như vậy có thể sẽ cho phép một bước tiến mới trong việc này và có thể hình thành một tập tư liệu giới thiệu các phương pháp được đánh giá là nhiều triển vọng nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2