intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nâng cao hiêu quả giám sát bình đẳng giới - Lương Phan Cử

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:28

96
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nâng cao hiêu quả giám sát bình đẳng giới giới thiệu tới các bạn về vấn đề bình đẳng giới; giám sát và hoạt dộng giám sát; nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát bình đẳng giới. Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về những nội dung này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nâng cao hiêu quả giám sát bình đẳng giới - Lương Phan Cử

  1. NÂNG CAO HIÊU QUẢ  GIÁM SÁT  BÌNH ĐẲNG GIỚI Người trình bày: lương phan cừ Phó chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của QH
  2. ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO                                         PHẦN I:                           VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI                                         PHẦN II:                     GIÁM SÁT VÀ HOẠT DỘNG GIÁM SÁT                                          PHẦN III:   NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT BÌNH ĐẲNG  GIỚI
  3.                                          PHẦN I:                      VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI      CÂU HỎI ĐẶT RA:       ­ “ GIỚI LÀ GÌ ”      ­ “ TẠI SAO CÓ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHẢI  THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI”       ­ “ TẠI SAO LẠI PHẢI BAN HÀNH LUẬT BÌNH  ĐẲNG GIỚI”
  4. I. BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ CUỘC ĐẤU  TRANH BÌNH ĐẲNG GIỚI.      1.  Giới và giới tính là hai khái niệm khác nhau. Giới tính là sự  khác biệt cấu trúc sinh lý giữa Nam ­ Nữ.  Giới là mối quan  hệ xã hội giữa Nam ­ Nữ,  chỉ đặc điểm,vị trí,vai trò của  nam và nữ trong tất cả mối quan hệ xã hội. Giới có thể biến  đổi phụ thuộc vào chế độ KT – XH của cộng đồng, gia đình,  xã hội. Giới có xu hướng biến đổi ngày càng tốt hơn. 2. Quan hệ xã hội giữa Nam và Nữ trong lịch sử phát triển xã  hội loài người đã hình thành sự bất bình đẳng. Nhiều quyền  của con người người phụ nữ không được hưởng. Người  phụ nữ luôn luôn phụ thuộc vào người đàn ông. Nhiều  quyền chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và hôn nhân, gia  đình người phụ nữ gần như không có. Chính sự bất bình  đẳng đó đã làm xuất hiện việc đáu tranh đòi bình đẳng giới.
  5. TRIẾT LÝ LÀN SÓNG NỮ QUYỀN  PHƯƠNG TÂY • Phong trào bình đăng giới trải qua nhiều giai đoạn. Làn sóng nữ quyền  phương tây dựa trên các triết lý: • + Mọi người đều có khả năng và trí tuệ như nhau; con người đều có  khả năng suy luận, tư duy chứ không phải bằng hình dáng, cơ thể. Do  đó đưa ra khẩu hiệu:” tự do, bác ái, bình đẳng”, “ mọi người sinh ra đều  có quyền bình đẳng”; • + Trong xã hội có giai cấp phụ nữ không chỉ bị áp bức của giai cấp,  chủng tộc mà còn chịu cả áp bức về giới( phụ thuộc vào đàn ông). Do đó  muốn giải phóng thì phải thay đổi chế độ bằng một hệ thống xã hội  trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi người; • + Cho rằng, không chỉ xoá bỏ cơ cấu chính trị, pháp lý nam trị mà phải  xoá bỏ cả thiết chế văn hoá, xã hội( đặc biệt là trong gia hình, nhà thờ,  tôn giáo và các thiết chế văn hoá khác)
  6. I. Bình đẳng giới và cuộc đấu tranh  Bình đẳng giới(tiếp). 3. Đến nay sự bất BĐG đã được thu hẹp. Vai  trò, vị trí của phụ nữ trong quan hệ xã hội về  chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, hôn nhân  và gia đình đã có tiến bộ rõ rệt, ngày càng  được khẳng định, bình đẳng với Nam giới.  Quyền BDG không những được ghi nhận và  khẳng định trong công ước CEDAW mà đã  trở thành quy định cụ thể trong văn bản pháp  lý cao nhất và trong hệ thống pháp luật của  rất nhiều quốc gia.
  7. II.  BÌNH ĐẲNG GIỚI  Ở VIỆT NAM • Trước cách mạng tháng 8, tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt nam rất  nặng nề. Người phụ nữ hầu như không có được một địa vị trong gia  đình và xã hội.  • Cách mạng thành công, Đảng, Nhà nước,đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh  đã quan tâm giảI phóng phụ nữ, xoá bỏ định kiến, bất công đối với phụ  nữ; coi trọng vai trò to lớn của phụ nữ; Đã quan tâm, tạo điều kiện, mở  rộng cơ hội cho phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống XH. • Bằng nhiều biện pháp, Nhà nước đã và đang bảo đảm cho phụ nữ thực  hiện quyền bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội  và gia đình, từng bước khắc phục tệ phân biệt đối xử với phụ nữ. Hiến  pháp và pháp luật đã thừa nhận quyền bình đẳng Nam – Nữ;  phụ nữ  ngang quyền với nam giới trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. 
  8. II. BÌNH ĐẲNG GIỚI  Ở VN (TIẾP) • Giải phóng phụ nữ, xoá bỏ định kiến và bất công với phụ  nữ là tư tưởng nhất quán của Đảng, Bác Hồ và Nhà nước  cách mạng Việt nam; • Cương lĩnh 1930: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là rất  trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham  gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng  không thể thắng được” • Nam nữ bình quyền được ghi nhận và là 1 trong 10 nhiệm  vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam; • Đảng đã đề ra các khẩu hiệu: Đàn bà được hoàn toàn bình  đẳng về CTrị, KT và PL với đàn ông”; “Bỏ hết các PL và  tục lệ hủ bại làm cho đàn bà không được bình đẳng với đàn  ông”
  9. II. BÌNH ĐẲNG GIỚI  Ở VN (TIẾP) • Quan điểm, chính sách  về bình đẳng giới của  Đảng, Bác Hồ và Nhà nước ta là nhất quán, được  thể hiện cụ thể bằng pháp luật, các biện pháp, cách  làm được chỉ rõ qua các bài phát biểu, chỉ thị, nghị  quyết của Đảng về công tác phụ nữ, giải phóng  phụ nữ qua từng giai đoạn cách mạng: • Nghị quyết TƯ 04 ngày 12/7/1993 về đổi mới và  tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình  hình mới chỉ rõ: Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là  nhiệm vụ có tính chiến lược”;
  10. II. BÌNH ĐẲNG GIỚI  Ở VN (TIẾP) • Chỉ thị 37 của BBT ngày 16/5/1994 về công tác cán  bộ nữ đã được tổng kết( 10 năm); NQĐH Đảng  VIII đề cập tới việc xây dựng và thực hiện chiến  lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm  2000; NQ ĐH Đảng IX( 2001) nhấn mạnh “Đối với  phụ nữ thực hiến tốt chính sách và pháp luật bình  đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng  cao học vấn, có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham  gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và  quản lý các cấp, các ngành”;
  11. II. BÌNH ĐẲNG GIỚI  Ở VN (TIẾP) • NQ 11 ngày 27/4/2007 của BCT về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh  CNH,HĐH đất nước đã đặt ra mục tiêu: đến 2020, phụ nữ được nâng  cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ  đáp ứng y/c công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập QT; có việc làm,  được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần; tham gia  ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vưc;  đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đinh. Phấn đấu là một  quốc gia có thành tựu BĐG tiến bộ nhất của khu vưc” • ­Thực hiện bình đẳng về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ  nhiệm; bảo đảm hơn 30%  cán bộ nữ được tham gia các khoá đào tạo  tại trường lý luận chính trị, trường hành chính nhà nước;Phỏ cập tin học  cho cán bộ nữ các cấp; tham gia cấp uỷ it nhất 25%; ĐBQH và HĐND  từ 35 – 40%; Cơ quan, đơn vị có từ 30% nữ trở lên phải có 1 LĐ là nữ,  cơ quan lãnh đạo cao cấp có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu BĐG( Khắc  phục tồn tại)
  12. II. BÌNH ĐẲNG GIỚI  Ở VN (TIẾP) • Quyền bình đẳng Nam – Nữ là quyền Hiến định: • + Điều 1 của Hiến pháp 1946 ghi” Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể  nhân dân Việt nam, không phân biệt nòi giống, Gái – Trai, giàu nghèo, giai cấp,  tôn giáo” • + Điều 9 của Hiến pháp 1946 ghi rõ quyền bình đẳng” Đàn bà ngang quyền với  Đàn ông về mọi phương diện”. Quan điểm, tư tưởng này được kế thừa và phát  triển trong các quy định của Hiến pháp 1959; 1980;1992. Điều 63 của HP 1992  quy định:” Công dân Nữ và Nam có quyền ngang nhau về mọi mặt CTrị, KT,  VH, XH và gia đình. Nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc  phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương  ngang nhau”; • + Quan điểm, chính sách của Đảng, các nguyên tắc Hiến định  đó đã được thể  hiện  cụ thể hoá trong các Luật dân sự, hình sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình,  luật bầu cử, …và mới đây QH đan thông qua luật Bình đẳng giới(hiệu lực từ  1/7/2007) nhằm thống nhất quan điểm giới, có biện pháp thúc đẩy bản đảm  bình đẳng giới thực chất. • Trong thực hiện đã đạt được rất nhiều thành tựu:  Chính trị, quản lý, lao động, học tập, đào tạo, chăm sóc  sức khoẻ….
  13. II. BÌNH ĐẲNG GIỚI  Ở VN (TIẾP) • HIỆN NAY CÒN MỘT SỐ TỒN TẠI VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI: • ĐỊNH KIẾN GIỚI, TƯ TƯỞNG TRỌNG NAM, COI THƯỜNG NỮ. • TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ, THU NHẬP: TỶ LỆ THẤP SO VỚI  NAM GIỚI; • TRONG GIA ĐÌNH: VIỆC VẪN TẬP TRUNG VÀO NGƯỜI PHỤ NỮ;  VAI TRÒ THẤP HƠN NGƯỜI NAM GIỚI, PHỤ THUỘC (TƯ  TƯỞNG PHONG KIẾN, NHO GIÁO ĂN SÂU); COI TRỌNG CON  TRAI HƠN CON GÁI. • TRONG CHÍNH TRỊ, QUẢN LÝ: TỶ LỆ CÒN THẤP, CHƯA TƯƠNG  XỨNG VỚI TỶ LỆ NỮ; • TRONG GIÁO DUC, KHOA HOC: TỶ LỆ NỮ CÓ TRÌNH ĐỘ CAO  CÒN KHIÊM TỐN • TRONG CHÍNH SÁCH,PHÁP LUẬT: MỘT SỐ QUY ĐỊNH CÒN CÓ  SỰ PHÂN BIỆT: TUỔI ĐỀ BẠT, THĂNG TIẾN; TUỔI ĐÀO TẠO ĐỂ  TẠO NGUỒN CÁN BỘ CHÍNH TRỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ, TUỔI NGHỈ  HƯU TRÍ... •
  14.                                             PHẦN II:                     GIÁM SÁT VÀ HOẠT DỘNG GIÁM SÁT CÂU HỎI ĐẶT RA: ­ “ TẠI SAO PHẢI GIÁM SÁT” ­ “ GIÁM SÁT CÓ GÌ KHÁC VỚI KIỂM TRA, THANH  TRA ?” ­ “BẢN CHẤT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT”
  15. I. KHÁI NIỆM GIÁM SÁT  VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT • Giám sát nằm ở đâu trong một chu trình quản  lý? • Quyết định Quản lý Nhà nước được thực  hiện quan 4 bước: • + Ra quyết định (Pháp luật); • + Tổ chức thực hiện; • + Kiểm tra, thanh tra, giám sát; • + Chế tài ( xử lý, buộc thực hiện)
  16. I. KHÁI NIỆM GIÁM SÁT  VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT(TIẾP) • Có bao nhiêu chủ thể thực hiện giám sát? • Có rất nhiều: • + Nhân dân, cử tri • + T/c xã hội, đoàn thể; • + Cơ quan chuyên trách (Phụ trách) • + Cơ quan dân cử, đại biểu dân  cử • Note: Mỗi chủ thể có mục tiêu, nội dung, hình thức giám sát khác nhau.
  17. II. BẢN CHẤT GIÁM SÁT  VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT • Giám sát là sự theo dõi, xem xét, đánh  giá xem đối tượng bị giám sát hoặc việc  thực hiện nội dung đưa ra có thực hiện  đúng hay chưa đúng; • Giám sát là Công cụ của Quản lý; • Giám sát giúp người quản lý và đối  tượng bị giám sát điều chỉnh hành vi của  mình để thực hiện cho đúng nội dung,  quy định đặt ra.
  18. III. CƠ CẤU THÀNH PHẦN   VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT • Thu thập thông tin; • Tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin; • Đưa ra kết luận( Đúng­ Sai­ Chưa đúng;  Kiến nghị khắc phục làm cho đúng) • Note: Kết quả giám sát khác với mục đích giám sát: Kết  quả là báo cáo và kiến nghị; Mục đích là làm cho đối tượng  bị giám sát thực hiện cho đúng yêu cầu đã đặt ra cho đối  tượng bị giám sát
  19. IV. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN DÂN  CỬ VÀ ĐẠI BIỂU DÂN CỬ • Giám sát là một trong những chức năng quan  trọng của cơ quan dân cử. • Hoạt động GS của cơ quan QH và ĐBQH: • + Hoạt động GS của ĐBQH; • + Hoạt động GS của Đoàn ĐBQH; • + Hoạt động GS của HĐ  DT và các UB của QH; • + Hoạt động GS của UBTVQH; • + Hoạt động GS của QH.
  20. • Hoạt động giám sát của HĐND và ĐB  HĐND: • + Hoạt động giám sát của HĐND; • + Hoạt động giám sát của TT HĐND; • + Hoạt động giám sát của các ban của  HĐ ND; • Câu hỏi đặt ra: Khác gì với QH, Đại  biểu QH?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2