intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn 7: Bài 1 - GV. Lê Hoàng Long

Chia sẻ: Dang Dinh Bach | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:14

108
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tâm trạng của người con, tâm trạng của người mẹ, vai trò của nhà trường với thế hệ trẻ là những nội dung chính trong bài 1 "Cổng trường mở ra" thuộc bài giảng Ngữ văn 7. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng để nắm bắt thông tin chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 7: Bài 1 - GV. Lê Hoàng Long

  1. Tôi xin trân thành cảm ơn quý thầy cô đến dự buổi dự giờ ngày hôm na Ngữ văn 7 tập 1 Bài 1: Cổng trường mở ra (theo Lý Lan,báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1 – 9 – 2000      Lê Hoàng Long
  2. Tiết 1: Văn bản Cổng trường mở ra • I. Đọc – hiểu văn chú thích • 1. Đọc • 2. Từ khó: (xem SGK) • 3. Thể loại: Văn bản nhật dụng – thể kí. - Phương thức biểu đạt: Biểu cảm • 4. Bố cục: 2 đoạn
  3. II. Phân tích văn bản • 1. Tâm trạng của người con. ­ Hăng hái dọn dẹp đồ chơi,… Háo hức. ­ Giấc ngủ đến với con dễ dàng. Vô tư thanh thản, ngủ ngon lành.
  4. •2.Tâm trạng của người mẹ. ­ Trìu mến quan sát những việc làm của con, vỗ  về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị  cho con. ­ Mẹ thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên. ­ Mẹ thương yêu con, lo lắng hồi hộp, súc động. ­ Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình. Mẹ có tấm lòng sâu nặng quan tâm sâu sắc đến  con. Người mẹ yêu con vô cùng.
  5. •3.Vai trò của nhà trường với thế  hệ trẻ. ­ Thế giới của ước mơ và khát vọng. ­ Thế giới của niềm vui. Nhà trường là tất cả tuổi thơ. ­ Nhà trường có vị trí quan trọng đối với sự  phát triển của thế hệ trẻ và phát triển của  đất nước.
  6. III. Tìm hiểu văn bản • 1. Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn  bản “Cổng trường mở ra” bằng một vài câu  ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về  cái gì, việc gì?) ­ Vào cái đêm trước ngày khai trường của con,  người mẹ không ngủ được, nghĩ đến cái giây  phút cổng trường mở ra để đón đứa con vào một  thế giới kì diệu. Tình yêu con sâu nặng của  người mẹ gắn liền với niềm tin vào vai trò to  lớn của nhà trường và niềm hi vọng toàn xã hội  sẽ quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ cho  tương lai của đất nước.
  7. 2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng  của người mẹ và đứa con có gì khác  nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết  nào trong bài? ­ Đứa con vô tư thanh thản, giấc ngủ đến  dễ dàng. ­ Người mẹ bồn chồn, trằng trọc, không  ngủ được.
  8. Những chi tiết: ­ Đứa con: + Giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái  kẹo. + Gương mặt thanh thoát của người con tựa nghiêng trên  gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như  đang mút kẹo. + Cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không  còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức  dậy cho kịp giờ. + Hăng hái dọn dẹp đồ chơi. + Giúp việc nhà cho mẹ. ­ Người mẹ + Mẹ không tập trung được vào việc gì cả. + Mẹ lên giường và trằn trọc. + Mẹ không ngủ được.
  9. 3.Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ  được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai  trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong  tâm hồn người mẹ? ­     Người  mẹ  trằn  trọc  không  phải  vì  quá  lo  lắng  cho  con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của  chính mình. ­   Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong  lòng  người  mẹ  một  ấn  tượng  thật  sâu  đậm  từ  ngày  còn  nhỏ,  khi  cũng  như  đứa  con bây  giờ,  lần  đầu  tiên  được  mẹ  (tức  bà  ngoại  của  em  bé  bây  giờ)  đưa  đến  trường.  Cảm  giác chơi  vơi  hốt  hoảng khi  nhìn  người  mẹ  đứng  ngoài  cánh  cổng  trường  đã  khép  còn  in  sâu  mãi cho đến tận bây giờ.
  10. 4.* Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với  con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự  với ai? Cách viết này có tác dụng gì? ­ Người mẹ nói chuyện gián tiếp với đứa con (lúc ấy  đứa con đã ngủ rồi). ­ Đối thoại hoá ra độc thoại, không phải nói với con mà  lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của  những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt,  một phần cuộc sống của mình. ­ Cách viết này khiến cho nội tâm nhân vật được bộc lộ  sâu sắc, tình yêu thương con càng thêm sâu nặng, chất  trữ tình biểu cảm của văn bản thêm thấm thía và có  tác dụng truyền cảm đến người đọc
  11. 5. Câu văn nào trong bài nói lên tầm  quan trọng của nhà trường đối với thế  hệ trẻ? ­ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo  dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai  sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ  ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.
  12. 6. Người mẹ nói: “…bước qua cánh cổng  trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã  bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây  giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? ­ Nhà trường đã mang lại cho bản thân em những gì về hiểu  biết, kiến thức, tư tưởng, tình cảm, đạo lí làm người, về  tình thầy trò, tình bạn, v.v… ­ "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước  qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".  Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong  cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ  tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô  cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao  động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của  tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho  chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ  và khát vọng.
  13. IV. Tổng kết  Ghi nhớ: SGK/9 V. Luyện tập
  14. Các em soạn bài mới ở  nhà Văn bản: Mẹ tôi (Ét­môn­đô Đơ A­mi­xi; Những tấm lòng cao cả,  Sđd) Và một điều quan trọng, học thuộc bài cũ ở  nhà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2