Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) - Trường THPT Bình Chánh
lượt xem 3
download
Bài giảng "Ngữ văn lớp 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)" nhằm giúp các em học sinh ôn tập lại khái niệm hoạt động giao tiếp; Quá trình của hoạt động giao tiếp; Luyện tập củng cố kiến thức thông qua các bài tập trong bài. Mời các em cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết hơn nội dung kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) - Trường THPT Bình Chánh
- TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ: NGỮ VĂN 9/3/2021 1
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ (tiếp theo) II. LUYỆN TẬP Nhắc lại khái niệm - Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,... - Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác. - Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp. 9/3/2021 2
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 1. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi (SGK, trang 20) Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng: Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người thế nào? Nhân vật giao tiếp Anh (chàng trai) Nàng (cô gái) Trẻ tuổi Trẻ tuổi 9/3/2021 3
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 1. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi (SGK, trang 20) Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng: Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? b. Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào? Thời điểm giao tiếp: Đêm trăng thanh => đêm trăng sáng, đẹp, thơ mộng, thanh vắng Thời điểm rất thích hợp cho nam nữ thổ lộ tình cảm yêu đương 9/3/2021 4
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 1. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi (SGK, trang 20) Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng: Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì? Tường Nội dung giao tiếp Hàm ẩn minh Nhân vật anh nói về Chàng trai ướm hỏi cô chuyện “Tre non đủ gái, hai chúng ta đã lá’’ (tre già) và đặt trưởng thành, nên chăng vấn đề “nên chăng’’ tính đến chuyện kết hôn. tính chuyện “đan Cách ướm hỏi khéo sàng’’. 9/3/2021 léo, tỏ tình tế nhị 5
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 1. Phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao dưới đây theo câu hỏi (SGK, trang 20) Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng: Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? d. Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không? Cách tỏ tình nhẹ nhàng, tinh tế, mang đậm sắc thái tình cảm => cô gái dễ cảm nhận được tình cảm chân thành của chàng trai Cách nói của chàng trai rất phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp 9/3/2021 6
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 2. Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ - A Cổ - với một ông già) và trả lời câu hỏi. (SGK, trang 20, 21) A Cổ sung sướng chào: - Cháu chào ông ạ! Ông vui vẻ nói: - A Cổ hả? Lớn tướng rồi nhỉ? Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? - Thưa ông, có ạ! (Bùi Nguyên Khiết, người du kích trên núi chè tuyết) 9/3/2021 7
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 2. Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ - A Cổ - với một ông già) và trả lời câu hỏi. (SGK, trang 20, 21) a. Trong cuộc giao tiếp trên, A Cổ sung sướng chào: các nhân vật đã thực hiện - Cháu chào ông ạ! Chào bằng ngôn ngữ những hành Ông vui vẻ nói: động nói cụ thể nào? Nhằm - A Cổ hả? Chào đáp mục đích gì? (Chọn các từ: Lớn tướng rồi nhỉ? Khen chào, chào đáp, hỏi, đáp lời, Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? Hỏi khen để gọi tên mỗi hành - Thưa ông, có ạ! Đáp lời (Bùi Nguyên Khiết, người du kích trên núi chè tuyết) động cho phù hợp.) 9/3/2021 8
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 2. Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ - A Cổ - với một ông già) và trả lời câu hỏi. (SGK, trang 20, 21) b. Cả ba câu trong lời nói của A Cổ sung sướng chào: ông già đều có hình thức của - Cháu chào ông ạ! câu hỏi, nhưng có phải các câu đều dùng để hỏi hay Ông vui vẻ nói: không, hay để thực hiện - A Cổ hả? những mục đích giao tiếp Chào đáp khác? Nêu mục đích giao tiếp Lớn tướng rồi nhỉ? của mỗi câu. Khen Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? Hỏi Cả ba câu đều có hình thức - Thưa ông, có ạ! câu hỏi nhưng không phải cả ba câu đều nhằm mục đích (Bùi Nguyên Khiết, người du kích trên núi chè tuyết) 9/3/2021 để hỏi 9
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 2. Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ - A Cổ - với một ông già) và trả lời câu hỏi. (SGK, trang 20, 21) c. Lời nói của các nhân vật A Cổ sung sướng chào: bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như - Cháu chào ông ạ! thế nào? Đại từ xưng Tình thái Ông vui vẻ nói: hô: ông, từ: thưa, ạ, - A Cổ hả? cháu hả, nhỉ Lớn tướng rồi nhỉ? - Bộc lộ thái độ kính trọng, gần Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không? gũi, quí mến của A Cổ với - Thưa ông, có ạ! người ông và ngược lại (Bùi Nguyên Khiết, người du kích trên núi chè tuyết) - Thể hiện mối quan hệ gần gũi, 9/3/2021 thân thiết của hai ông cháu 10
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 3. Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và trả lời câu hỏi. (SGK, trang 21) BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Hồ Xuân Hương) 9/3/2021 11
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 3. Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và trả lời câu hỏi. (SGK, trang 21) a. Khi làm bài thơ này, Hồ Xuân Hương đã “giao BÁNH TRÔI NƯỚC tiếp’’ với người đọc về vấn đề gì? Nhằm mục đích gì? Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bằng các phương tiện từ ngữ, hình ảnh như thế nào? Bảy nổi ba chìm với nước non. - Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh chiếc bánh Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn trôi để ẩn dụ nói về thân phận chìm nổi, lênh đênh, Mà em vẫn giữ tấm lòng son bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. (Hồ Xuân Hương) - Mục đích: Khẳng định vẻ đẹp hình thể cũng như phẩm giá, nhân cách tốt đẹp của người phụ nữ. 9/3/2021 - Phương tiện: mượn hình ảnh chiếc bánh trôi 12 nước
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 3. Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và trả lời câu hỏi. (SGK, trang 21) b. Người đọc căn cứ vào đâu (từ ngữ hình ảnh trong BÁNH TRÔI NƯỚC bài thơ; cuộc đời, thân phận tác giả,...) để lĩnh hội Thân em vừa trắng lại vừa tròn, (hiểu và cảm nhận) bài thơ? Bảy nổi ba chìm với nước non. - Trắng, tròn => miêu tả vẻ đẹp Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son - Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” => diễn tả sự (Hồ Xuân Hương) vất vả, lận đận - Tấm lòng son => phẩm chất thủy chung, son sắt - Có nhiều giai thoại nói về tác giả Hồ Xuân Hương – người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận về 9/3/2021 đường tình duyên (xem bài: Tự tình) 13
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 4. Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới (chú ý giữa sự phù hợp giữa lời thông báo với đối tượng giao tiếp, nội dung, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Gợi ý giải quyết yêu cầu đề Hướng tới đúng đối tượng giao tiếp: học sinh Cần viết Chú ý nội đúng yêu cầu dung giao của văn bản tiếp: làm sạch thông báo THÔNG BÁO môi trường Hoàn cảnh: Mục đích nhân Ngày thông báo môi trường cho học 9/3/2021 thế giới sinh 14
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 5. Viết thư là một hoạt động giao tiếp. Khi viết thư, dù ý thức rõ hay không, người viết vẫn cần chú ý đến các nhân tố giao tiếp sau đây: a. Thư viết cho ai, người viết có quan hệ như thế nào với người nhận? b. Hoàn cảnh cụ thể của người viết và người nhận thư khi đó như thế nào? c. Thư viết về vấn đề gi? d. Thư viết để làm gì e. Nên viết như thế nào? Anh (chị) hãy phân tích những điều nói trên qua bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945 dưới đây: 9/3/2021 15
- Các em học sinh, Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp, tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy, gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. Chào các em thân yêu. 9/3/2021 Hồ Chí Minh16
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 5. Viết thư là một hoạt động giao tiếp. Khi viết thư, dù ý thức rõ hay không, người viết vẫn cần chú ý đến các nhân tố giao tiếp sau đây: a. Thư viết cho ai, người viết có quan hệ như thế nào với người nhận? Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ, với tư cách là Chủ tịch nước, đã viết thư gửi cho học sinh toàn quốc – những chủ nhân tương lai của nước Việt Nam độc lập 9/3/2021 17
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 5. Viết thư là một hoạt động giao tiếp. Khi viết thư, dù ý thức rõ hay không, người viết vẫn cần chú ý đến các nhân tố giao tiếp sau đây: b. Hoàn cảnh cụ thể của người viết và người nhận thư khi đó như thế nào? Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước mới giành được độc lập. Đây là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (5/9/1945) 9/3/2021 18
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 5. Viết thư là một hoạt động giao tiếp. Khi viết thư, dù ý thức rõ hay không, người viết vẫn cần chú ý đến các nhân tố giao tiếp sau đây: c. Thư viết về vấn đề gi? Nội dung giao tiếp: - Đầu thư Bác đã nhắc đến niềm vui của học sinh vì được hưởng nền độc lập, tự do và được "nhận nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam" - Nhắc nhở về nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi học sinh đối với đất nước - Cuối thư là lời chúc của Bác Hồ gửi tới học sinh 9/3/2021 19
- HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ II. LUYỆN TẬP 5. Viết thư là một hoạt động giao tiếp. Khi viết thư, dù ý thức rõ hay không, người viết vẫn cần chú ý đến các nhân tố giao tiếp sau đây: d. Thư viết để làm gì Mục đích giao tiếp: Bác viết để chúc mừng học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời Bác nhắc nhở học sinh về nhiệm vụ và trách nhiệm đối với đất nước 9/3/2021 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10 bài 1: Chữ người tử tù
59 p | 17 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ - Trường THPT Bình Chánh
11 p | 12 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Trường THPT Bình Chánh
13 p | 11 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Bài thơ Nhàn - Trường THPT Bình Chánh
25 p | 8 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Trường THPT Bình Chánh
14 p | 8 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Bài thơ Cảm xúc mùa thu - Trường THPT Bình Chánh
23 p | 15 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Bài thơ Tỏ lòng - Trường THPT Bình Chánh
27 p | 14 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10 bài 1: Sức hấp dẫn của truyện kể
50 p | 21 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Du
7 p | 15 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Trãi
6 p | 31 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Trường THPT Bình Chánh
28 p | 9 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Trường THPT Bình Chánh
24 p | 20 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10 bài: Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ
8 p | 11 | 3
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Ôn tập phần đọc hiểu - Trường THPT Bình Chánh
34 p | 10 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Trường THPT Bình Chánh
25 p | 10 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - Trường THPT Bình Chánh
30 p | 8 | 2
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Ca dao hài hước - Trường THPT Bình Chánh
28 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn