intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Ngữ văn lớp 10: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)" giúp học sinh hiểu được tình cảm chân thành, sâu nặng và trong sáng giữa nhà thơ Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên. Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ Đường “ý tại ngôn ngoại” thể hiện qua ngôn ngữ hàm xúc, cô đọng đa nghĩa, bút pháp tả cảnh ngụ tình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Trường THPT Bình Chánh

  1. TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ NGỮ VĂN TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Lí Bạch
  2. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: Giúp học sinh:  Thấy được tình cảm trong sáng, tha thiết, sâu đậm của nhà thơ đối với bạn bè.  Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ về từ ngữ, kết cấu. 2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm thụ thơ Đường luật. 3. Về thái độ:  Trân trọng tình cảm Lí Bạch.  Giáo dục cho các em tình cảm bạn bè trong sáng. => Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực sáng tạo: Phát hiện được những nét mới mẻ về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Biết vân dụng những kiến thức về đặc trưng của thơ Đường luật vào phân tích bài thơ. + Năng lực cảm thụ/ thưởng thức văn học: Cảm nhận được những cái hay, cái đẹp đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa ẩn sau cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật. Cảm nhận được tâm sự của nhà thơ gửi gắm qua bài thơ.
  3. CẤU TRÚC BÀI HỌC I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả 2. Tác phẩm II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Hai câu đầu: Cảnh đưa tiễn 2. Hai câu cuối: Tình người đưa tiễn III. TỔNG KẾT IV. CỦNG CỐ
  4. Lí Bạch Mạnh Hạo Nhiên
  5. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả * Lí Bạch (701 – 762) - Là nhà thơ lãng mạn, nổi tiếng đời Đường được mệnh danh là “Thi tiên” - Tính tình hào phóng, thích ngao du thưởng ngoạn phong cảnh - Phong cách thơ hào phóng, bay bổng nhưng tinh tế, tự nhiên, giàu sáng tạo
  6. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG I.Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Lí Bạch (701 – 762) - Mạnh Hạo Nhiên (689-740), là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch, nhưng họ là đôi bạn văn chương thân thiết. 2. Tác phẩm - Đề tài: tiễn biệt - Thể thơ: tứ tuyệt
  7. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG 黃 鶴 樓 送 孟 浩 然 之 廣 陵 故 人 西 辭 黃 鶴 樓, 煙 花 三 月 下 陽 州。 孤 帆 遠 影 碧 空 盡, 惟 見 長 江 天 際 流。
  8. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hai câu đầu: Cảnh đưa tiễn Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. (Bạn từ lầu Hạc lên đường, Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)
  9. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG 1. Hai câu đầu * Không gian tiễn biệt - Nơi tiễn: Lầu Hoàng Hạc - thắng cảnh thần tiên + Chốn thanh cao, thoát tục, tạo không khí thiêng liêng + Không gian lầu cao tạo điều kiện cho người đưa tiễn dõi theo bóng bạn (mô típ đăng cao vọng viễn)
  10. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG * Không gian tiễn biệt - Nơi tiễn: Lầu Hoàng Hạc - Nơi đến: Quảng Lăng (Dương Châu) – đô thị phồn hoa bậc nhất đời Đường - Điểm nối: sông Trường Giang - huyết mạch giao thông của miền Nam Trung Quốc, mùa xuân tấp nập thuyền bè đi lại.
  11. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG Lầu Hoàng Hạc Sông Trường Giang Dương Châu rộng lớn, khoáng đạt, mĩ lệ
  12. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hai câu đầu * Không gian tiễn biệt: rộng lớn, khoáng đạt, mĩ lệ * Thời gian tiễn biệt “tháng ba mùa hoa khói”  tiết trời mùa xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc.
  13. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hai câu đầu - Không gian đẹp - Thời gian đẹp * Tâm điểm của cuộc chia li là con người: “cố nhân” - Người bạn gắn bó, thân thiết - Tri âm, tri kỉ  Tình bạn đẹp
  14. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG … Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không” Sâm, Thương chẳng vẹn chữ tòng, Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân … Nọ chàng Kim đó là người ngày xưa! … (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
  15. Hoàng kim vạn lạng dung dị đắc Tri kỉ nhân gian tối nan tầm (Ngàn vạn vàng kim còn có thể đạt được Ở đời tìm một tri kỉ thật khó lắm thay)
  16. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG - Nghệ thuật đối lập: + cảnh >< tình Người đi >< Kẻ ở   Đi về chốn phồn hoa Ở lại chốn tiên cảnh + Vui >< Buồn + Cái có >< Cái không Cảnh tiễn đưa đẹp, nhưng tình cảm lưu luyến, bịn rịn, vấn vương.  Ẩn chứa nỗi buồn li biệt.
  17. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hai câu đầu 2. Hai câu cuối: Tình người đưa tiễn Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu (Bóng buồm đã khuất bầu không, Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời)
  18. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG Cô phàm viễn ảnh bích không tận, (Bóng buồm đã khuất bầu không,) - Cô phàm: cánh buồm lẻ loi, cô độc - Hành trình: cánh buồm- xa dần- mất hút → Sự quan sát tinh tế: Nỗi nhớ mong dài theo hành trình - Cảnh cũng trống vắng, cô đơn như con người: chỉ có một cánh buồm cũng mất hút vào không gian, xa mãi.  tâm trạng bịn rịn, lưu luyến
  19. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG Cô phàm Viễn ảnh Bích không tận
  20. TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu (Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời) - Duy kiến (chỉ thấy duy nhất): nhìn bằng tâm - Hai dòng sông đang chảy + Dòng sông TG cuồn cuồn chảy ngang trời + Dòng sông của nỗi nhớ bạn chảy mãi trong tâm tưởng nhà thơ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2