Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê<br />
<br />
0<br />
<br />
BÀI 2: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Điều tra thống kê.<br />
Tổng hợp thống kê.<br />
Phân tích và dự đoán thống kê.<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thời lượng học<br />
<br />
<br />
10 tiết<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Giúp học viên nắm được những vấn đề<br />
chung nhất về điều tra thống kê.<br />
Giới thiệu một số vấn đề chung về giai<br />
đoạn tổng hợp thống kê và tập trung đi<br />
sâu vào phương pháp tổng hợp số liệu<br />
thống kê đã có.<br />
Giới thiệu một số vấn đề chung về giai<br />
đoạn phân tích và dự đoán thống kê.<br />
<br />
Đọc tài liệu và trao đổi lại với giáo viên<br />
và các học viên khác về những nội dung<br />
còn chưa nắm rõ.<br />
Tìm đọc phương án điều tra của một số<br />
cuộc điều tra lớn để hiểu rõ hơn bài học.<br />
Có thể tự xây dựng một phương án điều<br />
tra thống kê nhằm thu thập thông tin về<br />
một vấn đề mà mình quan tâm.<br />
Làm bài tập phần phân tổ thống kê.<br />
<br />
15<br />
<br />
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê<br />
<br />
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP<br />
<br />
Tình huống: Hàm lượng canxi trong sữa<br />
Thời gian qua, trên thị trường sữa Việt Nam xôn xao thông<br />
tin dư luận về sự kiện hàm lượng canxi của hãng sữa Mead<br />
Johnson cao hơn mức công bố. Điều này ít nhiều đã ảnh<br />
hưởng đến hình ảnh và doanh số bán hàng của hãng. Bạn,<br />
với vai trò là một nhân viên làm công tác thống kê của hãng<br />
được yêu cầu phải đánh giá tình hình thị trường sữa ở Việt<br />
Nam trước và sau sự việc này.<br />
<br />
Câu hỏi<br />
1. Bạn quyết định thực hiện một nghiên cứu thống kê để trên cơ sở đó viết báo cáo đánh giá.<br />
Vậy bạn sẽ thực hiện nghiên cứu đó như thế nào?<br />
2. Bài học này sẽ giúp bạn tìm hiểu một quá trình nghiên cứu thống kê bao gồm những giai<br />
đoạn nào và nội dung cụ thể của từng giai đoạn đó.<br />
<br />
16<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê<br />
<br />
Bài học sẽ tập trung đi sâu vào nội dung cơ bản của 3 giai đoạn chủ yếu trong quá trình nghiên<br />
cứu thống kê: điều tra thống kê, tổng hợp thống kê và phân tích thống kê.<br />
2.1.<br />
<br />
Điều tra thống kê<br />
<br />
2.1.1.<br />
<br />
Khái niệm chung về điều tra thống kê<br />
<br />
2.1.1.1. Khái niệm<br />
<br />
Điều tra thống kê là việc tổ chức thu thập tài liệu về<br />
các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội một cách<br />
khoa học, theo một kế hoạch thống nhất nhằm phục vụ<br />
cho quá trình nghiên cứu thống kê.<br />
Ví dụ: Để nghiên cứu về tình hình thị trường sữa ở<br />
Việt Nam trước và sau sự kiện hàm lượng canxi của<br />
hãng Mead Johnson, bước đầu, bạn sẽ phải tổ chức<br />
điều tra thống kê nhằm thu thập thông tin về các chủng<br />
loại sữa đang được bán trên thị trường, giá cả, doanh<br />
số, thị phần...<br />
Từ khái niệm về điều tra thống kê ở trên ta thấy, điều tra không phải tuỳ tiện mà phải<br />
được thực hiện một cách khoa học và có tổ chức, nghĩa là phải xác định cụ thể trình tự<br />
các công việc cần tiến hành theo mốc thời gian qui định và phải bố trí công việc hợp<br />
lý. Ngoài ra, việc thực hiện theo một kế hoạch thống nhất tức là phải thực hiện theo<br />
yêu cầu chung quy định trước cuộc điều tra như thống nhất về đối tượng, phạm vi,<br />
thời gian, nội dung thu thập...<br />
Một cuộc điều tra thống kê được tổ chức khoa học, thống nhất chắc chắn sẽ thu thập<br />
được nhiều số liệu thống kê có chất lượng cao và có mối liên hệ tốt làm cơ sở cho quá<br />
trình phân tích thống kê.<br />
2.1.1.2. Ý nghĩa của điều tra thống kê<br />
<br />
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê. Tài liệu về hiện tượng<br />
nghiên cứu thu thập trong giai đoạn này nhằm phục vụ cho giai đoạn phân tích và tổng<br />
hợp thống kê. Không có tài liệu thì không thể có nghiên cứu thống kê. Chất lượng của<br />
tài liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới độ tin cậy của kết quả nghiên cứu sau này.<br />
Để đảm bảo chất lượng phục vụ cho quá trình nghiên cứu, điều tra thống kê phải đáp<br />
ứng một số yêu cầu nhất định.<br />
2.1.1.3. Một số yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê<br />
<br />
Tài liệu của điều tra thống kê phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản sau:<br />
Chính xác: Tài liệu phải được thu thập chính xác, khách quan, phản ánh đúng tình<br />
hình thực tế của hiện tượng.<br />
Đây là yêu cầu hết sức quan trọng, là cơ sở để phân tích, tính toán nhằm rút ra kết luận<br />
đúng đắn về hiện tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, độ chính xác trong thống kê không<br />
mang ý nghĩa tuyệt đối như trong kế toán. Do thống kê nghiên cứu hiện tượng số lớn<br />
nên chắc chắn sẽ có sai lệch. Độ sai lệch cho phép trong thống kê là ± 5%.<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
17<br />
<br />
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê<br />
<br />
Kịp thời: Tài liệu phải được thu thập kịp thời, tức là theo đúng thời hạn qui định.<br />
Bên cạnh đó, tính kịp thời còn thể hiện ở chỗ tài liệu phải được cung cấp đúng lúc<br />
khi người sử dụng cần.<br />
Tại sao phải kịp thời? Như bài 1 đã trình bày, mặt lượng của hiện tượng thường<br />
xuyên thay đổi, nếu không thu thập kịp thời, nó sẽ thay đổi; khi đó không phản ánh<br />
đúng hiện tượng được nữa. Ngoài ra còn có một ý nghĩa thực tiễn khác là kịp thời<br />
để còn có chính sách phù hợp.<br />
Ví dụ: Khi có thiên tai, lũ lụt,... phải kịp thời thống kê được thiệt hại cả về người<br />
và của để có chính sách cứu trợ hợp lý.<br />
Đầy đủ: Tài liệu phải được thu thập đầy đủ trên 2 phương diện:<br />
o Về nội dung: phải theo đúng nội dung như trong kế hoạch và phương án điều tra.<br />
o Về số đơn vị điều tra: đảm bảo số lượng đơn vị theo yêu cầu.<br />
Ví dụ: Trong điều tra toàn bộ thì toàn bộ các đơn vị phải được điều tra. Còn trong<br />
điều tra chọn mẫu thì phải chọn mẫu đủ lớn và đảm bảo tính đại diện.<br />
Hàng năm, người ta tiến hành hàng trăm các cuộc điều tra khác nhau. Có cuộc điều tra<br />
do ngành thống kê tổ chức nhưng cũng có cuộc điều tra do các ngành khác tổ chức.<br />
Vậy có những loại điều tra nào trong thực tế?<br />
2.1.2.<br />
<br />
Các loại điều tra thống kê<br />
<br />
2.1.2.1. Điều tra thường xuyên và không thường xuyên<br />
<br />
Nếu căn cứ vào tính liên tục của việc ghi chép tài liệu<br />
ban đầu, điều tra thống kê được chia thành hai loại:<br />
Điều tra thường xuyên: là việc thu thập tài liệu<br />
được tiến hành thường xuyên, liên tục, gắn liền với<br />
quá trình biến động của hiện tượng qua thời gian.<br />
Ví dụ: doanh số ngày bán hàng, ghi chép tình hình<br />
xuất nhập kho, khai sinh khai tử...<br />
Điều tra không thường xuyên: là việc tiến hành<br />
thu thập và ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng<br />
không gắn với quá trình biến động của hiện tượng<br />
mà khi thấy cần thiết mới tiến hành thu thập tại một<br />
thời điểm hay một thời kỳ nào đó.<br />
Thế nào là cần thiết? Điều này xuất phát từ yêu cầu quản lý kinh tế và xây dựng<br />
các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và khi có những hiện tượng<br />
xảy ra bất thường như thiên tai, địch họa... thì phải tổ chức điều tra.<br />
Ví dụ: Khi thấy sự việc hàm lượng canxi ở sữa không như công bố có thể ảnh<br />
hưởng đến hình ảnh và doanh số bán hàng của hãng Mead Johnson, thì hãng quyết<br />
định tổ chức điều tra về thị trường sữa nhằm có những quyết định phù hợp trong<br />
quản lý sản xuất kinh doanh.<br />
2.1.2.2. Điều tra toàn bộ và không toàn bộ<br />
<br />
Nếu căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, người ta chia điều tra<br />
thống kê thành:<br />
18<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
Bài 2: Quá trình nghiên cứu thống kê<br />
<br />
Điều tra toàn bộ: tiến hành thu thập tài liệu trên<br />
tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu.<br />
Ví dụ: Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009.<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
Ưu điểm: Cung cấp tài liệu đầy đủ nhất về từng<br />
đơn vị tổng thể, cho biết được quy mô tổng thể.<br />
Hạn chế: Chi phí lớn, thời gian dài, chất lượng<br />
tài liệu thu được không cao do phạm vi rộng,<br />
chỉ điều tra được những nội dung cơ bản, không<br />
đi sâu vào chi tiết, đặc biệt có nhiều trường hợp<br />
không thể tiến hành điều tra toàn bộ (vì là tổng thể tiềm ẩn hay tổng thể bộc lộ<br />
nhưng việc điều tra gắn liền với việc phá huỷ đơn vị điều tra) hoặc không cần<br />
thiết để điều tra toàn bộ (vì tổng thể là lớn và các đơn vị trong tổng thể không<br />
khác nhau nhiều).<br />
<br />
Ví dụ: Điều tra chất lượng sản phẩm đồ hộp, điều tra tuổi thọ bóng đèn, điều tra<br />
trọng lượng hành khách đi đường hàng không...<br />
Chính vì những nhược điểm trên mà hình thức điều tra này không phổ biến. Trên<br />
thực tế người ta thường sử dụng điều tra không toàn bộ.<br />
Điều tra không toàn bộ: tiến hành thu thập tài liệu trên một bộ phận các đơn vị<br />
của hiện tượng nghiên cứu.<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, thời gian, chất lượng tài liệu thu được cao với<br />
nhiều nội dung chi tiết, ứng dụng rộng rãi hơn trên các tổng thể, các lĩnh vực.<br />
Nhược điểm: Không cung cấp tài liệu chi tiết, đầy đủ về từng đơn vị tổng thể;<br />
không biết được quy mô tổng thể; không tránh khỏi những sai số khi nhìn nhận<br />
tổng thể chung trên cơ sở kết quả điều tra không toàn bộ.<br />
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà cách chọn đơn vị điều tra khác nhau, dẫn<br />
đến có các loại điều tra không toàn bộ khác nhau. Thông thường, có 3 loại điều<br />
tra không toàn bộ, gồm:<br />
Điều tra chọn mẫu: chỉ tiến hành thu thập tài liệu ở một số đơn vị nhất định<br />
được chọn ra từ tổng thể chung. Các đơn vị này được chọn theo những qui<br />
tắc nhất định để đảm bảo tính đại biểu và kết quả của điều tra chọn mẫu<br />
được dùng để suy rộng cho tổng thể chung.<br />
Ví dụ: Điều tra mức sống hộ gia đình, điều tra năng suất, diện tích, sản<br />
lượng cây trồng trong nông nghiệp, điều tra thị trường sữa trẻ em...<br />
Đây là hình thức điều tra phổ biến nhất trong thực tế và rất phù hợp với các<br />
tổng thể tiềm ẩn.<br />
Điều tra trọng điểm: người ta tiến hành điều tra trên một bộ phận quan<br />
trọng nhất, chủ yếu nhất của hiện tượng nghiên cứu.<br />
Khác với điều tra chọn mẫu, kết quả của điều tra trọng điểm không dùng để<br />
suy rộng cho tổng thể chung mà chỉ giúp chúng ta biết được tình hình cơ<br />
bản của hiện tượng.<br />
Ví dụ: Nghiên cứu tình hình vận tải hàng không ở Việt Nam, chỉ điều tra<br />
trên 2 sân bay lớn nhất cả nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất.<br />
<br />
v1.0<br />
<br />
19<br />
<br />