intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 4 - ThS. Nghiêm Phúc Hiếu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

35
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 4 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội, cung cấp cho người học những kiến thức như: Số tuyệt đối trong thống kê; Số tương đối trong thống kê; Số bình quân; Số mốt (Mode); Số trung vị; Các chỉ tiêu đo lường độ phân tán. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 4 - ThS. Nghiêm Phúc Hiếu

  1. Chương 4: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ - XÃ HỘI 130
  2. NỘI DUNG 4.1. Số tuyệt đối trong thống kê 4.2. Số tương đối trong thống kê 4.3. Số bình quân 4.4. Số mốt (Mode) 4.5. Số trung vị 4.6. Các chỉ tiêu đo lường độ phân tán 131
  3. 4.1.1. Khái niệm chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối - Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện bằng số tuyệt đối tổng hợp mặt lượng cụ thể của hiện tượng KT-XH, kinh doanh SX-DV trong thời gian, địa điểm nhất định, nói lên quy mô phát triển của hiện tượng nghiên cứu. - Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối của hiện tượng nghiên cứu có 2 biểu hiện: (1) Biểu hiện số đơn vị của tổng thể hay của bộ phận trong tổng thể. Ví dụ: số công nhân của 1 DN, số nhân khẩu trong 1 gia đình… (2) Biểu hiện tổng trị số của 1 tiêu thức, một chỉ tiêu KT-XH. Ví dụ: GTSX, tổng doanh thu, tổng CPSX…
  4. 4.1.2. Đặc điểm của chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối - Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê luôn luôn gắn liền với hiện tượng KT-XH nhất định. - Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối trong thống kê không phải là những con số toán học lựa chọn tùy ý mà là những con số thu được qua phương pháp thống kê phù hợp. VD: lợi nhuận= doanh thu – chi phí
  5. 4.1.3. Ý nghĩa tác dụng của chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối - Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối là chỉ tiêu tổng hợp cơ bản nhất, được sử dụng rộng rãi nhất, phổ biến nhất trong công tác thống kê, kế hoạch nói chung và trong phân tích hoạt động kinh tế của đơn vị kinh doanh nói riêng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đề ra đường lối, chính sách và hoạch định phát triển KT-XH.
  6. 4.1.4. Đơn vị tính toán của số tuyệt đối trong thống kê (1) Đơn vị hiện vật: được sử dụng tính mức độ khối lượng tuyệt đối của 1 loại hiện tượng KT-XH đồng nhất, phản ánh quy mô của 1 tổng thể hiện tượng ng.cứu đồng chất bao gồm những đơn vị cùng loại hình KTXH. - Đơn vị hiện vật tự nhiên: kg, tấn, lít, mét, km, m2, m3, ha, con, cái, chiếc… - Đơn vị hiện vật kép: KW-h, tấn-km… (2) Đơn vị thời gian lao động: dùng đo lường thời gian lao động hao phí sản xuất sản phẩm tính theo giây, phút, ngày, tháng. Hoặc dùng đo lường lao động hao phí: giờ-công, ngày- công. (3) Đơn vị giá trị: Là đơn vị tiền tệ của từng quốc gia như: VND, USD, JPY…
  7. 4.1.5. Các loại số tuyệt đối trong thống kê (1) Số tuyệt đối thời kỳ - Là số tuyệt đối phản ánh mặt lượng biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng KT-XH được tích lũy (cộng dồn) trong 1 độ dài thời gian nhất định (ngày, tháng, quý, năm). Ví dụ: GDP của 1 nước trong 1 năm, doanh số bán hàng 6 tháng đầu năm… (2) Số tuyệt đối thời điểm -Là mức độ tuyệt đối phản ánh mặt lượng biểu hiện quy mô của hiện tượng KT-XH tại 1 thời điểm nghiên cứu. Ví dụ: hàng hóa tồn kho vào cuối tháng, cuối quý hay cuối năm. Tổng dân số VN vào thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 1999.
  8. (2) Chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối thời điểm (tt) - Các mức độ khối lượng tuyệt đối của 1 chỉ tiêu qua nhiều thời điểm trong quá trình nghiên cứu dài không thể cộng chung nhưng nếu lấy mức độ khối lượng tuyệt đối của thời điểm sau trừ cho thời điểm trước, kết quả chênh lệch thu được mang dấu (+) hay (-) phản ánh khối lượng tuyệt đối tăng (+) hoặc giảm (-) giữa 2 thời điểm nghiên cứu.
  9. 4.2. SỐ TƯƠNG ĐỐI 4.2.1 Khái niệm 4.2.2 Đặc điểm 4.2.3 Ý nghĩa
  10. 4.2.1. Khái niệm Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu 4.2.2. Đặc điểm Số tương đối không phải là số trực tiếp thu thập từ tài liệu, có sẵn trong thực tế mà chúng được hình thành dựa vào tính toán từ các chỉ tiêu đã có. Bất kỳ số tương đối nào cũng có gốc dùng làm căn cứ để so sánh. Đơn vị tính là: lần, phần trăm(%), phần ngàn hoặc đơn vị kép (sản phẩm/người)....
  11. So sánh hai mức độ cùng loại nhưng khác nhau về điều kiện không gian hoặc thời gian 𝐺𝐷𝑃 𝑉𝑖ệ𝑡 𝑁𝑎𝑚 2017 = 1,2 (𝑙ầ𝑛) 𝐺𝐷𝑃 𝑉𝑖ệ𝑡 𝑁𝑎𝑚 2016 𝐺𝐷𝑃 𝑉𝑖ệ𝑡 𝑁𝑎𝑚 2017 = 0,9 (𝑙ầ𝑛) 𝐺𝐷𝑃 𝑇ℎá𝑖 𝐿𝑎𝑛 2017
  12. So sánh hai hiện tượng khác loại hung có mối quan hệ với nhau Mật độ dân số 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑â𝑛 𝑠ố = (người/km2) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑𝑖ệ𝑛 𝑡í𝑐ℎ GDP bình quân 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐺𝐷𝑃 = đầu người 𝐷â𝑛 𝑠ố 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ
  13. 4.2.3. Ý nghĩa Số tương đối cho phép phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng, nghiên cứu các hiện tượng trong mối quan hệ so sánh với nhau. Số tương đối giúp ta nghiên cứu, phân tích các hiện tượng mà nhiều khi chỉ riêng số tuyệt đối không nêu rõ bản chất
  14. 4.2.4. CÁC LOẠI SỐ TƯƠNG ĐỐI 4.2.4.1. Số tương đối động thái 4.2.4.2. Số tương đối kế hoạch 4.2.4.3. Số tương đối kết cấu 4.2.4.4. Số tương đối so sánh 4.2.4.5.1.Số tương đối cường độ
  15. 4.2.4.1. SỐ TƯƠNG ĐỐI ĐỘNG THÁI Số tương đối động thái là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng hiện tượng nhưng khác nhau về thời gian. Công thức: y1 t y0 t :số tương đối động thái (lần hoặc %) y1 :mức độ kỳ nghiên cứu (kỳ báo cáo) y0 :mức độ kỳ gốc
  16. Ví dụ: Có số liệu sản phẩm A sản xuất được trong hai năm như sau: Năm 2004 sản xuất 1000 tấn Năm 2005 sản xuất 1500 tấn Ta có: Số tương đối động thái y1 1500 t   1,5  150% y0 1000 Vậy số sản phẩm sản xuất của xí nghiệp năm 2005 so với năm 2004 tăng 0,5 lần hay 50% tương ứng là 500 sản phẩm.
  17. Ví dụ: Có số liệu hàng tồn kho của doanh nghiệp như sau: Năm 2000 2001 2002 2003 Hàng tồn kho (tấn) 10 12 15 18 Các số tương đối liên hoàn về hàng tồn kho y2001 12   1,2  120 % y 2000 10 y 2002 15   1,25  125 % y2001 12 y 2003 18   1,2  120 % y 2002 15 Nếu ta tính các số tương đối động thái kỳ gốc y0 thay đổi và kề ngay trước kỳ báo cáo, khi đó ta có các số tương đối động thái liên hoàn (hay còn gọi là tốc độ phát triển liên hoàn)
  18. Chọn kỳ gốc cố định là lượng hàng tồn kho năm 2000. Các số tương đối định gốc về lượng hàng tồn kho : y2001 12   1,2  120% y2000 10 y2002 15   1,5  150% y2000 10 y2003 18   1,8  180% y2000 10 Nếu ta tính các số tương đối động thái kỳ gốc y0 cố định, khi đó ta có các số tương đối động thái định gốc (hay còn gọi là tốc độ phát triển định gốc).
  19. 4.2.4.2 SỐ TƯƠNG ĐỐI KẾ HOẠCH a) Số tương đối nhiệm vụ kế b) Số tương đối hoàn thành hoạch kế hoạch Là tỷ lệ so sánh giữa mức Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ kế hoạch đặt ra kỳ này với độ thực tế đạt được trong kỳ mức độ thực tế đạt được của nghiên cứu với mức độ kế chỉ tiêu ấy ở kỳ gốc. hoạch đặt ra cùng kỳ của một chỉ tiêu nào đó. yk y1 t Nk  t Hk  y0 yk tNk : Số tương đối nhiệm vụ kế tHk : Số tương đối hoàn thành hoạch kế hoạch yk : Mức độ kế hoạch yk : Mức độ kế hoạch
  20. c. Mối liên hệ t  t Nk .t Hk y1 yk y1   . y0 y0 y k
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2