Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Trần Kim Thanh
lượt xem 29
download
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế do thầy Trần Kim Thanh nhằm trang bị cho bạn đọc một số khái niệm và một số vấn đề chung nhất của thống kê như: Thống kê học là gì; lịch sử phát triển của Thống kê học; đối tượng nghiên cứu của Thống kê học;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Trần Kim Thanh
- TS. TRẦN KIM THANH BÀI G NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ
- Tp. HỒ CHÍ MINH 2015
- Chương 1. NHẬP MÔN THỐNG KÊ HỌC Mục tiêu của chương này nhằm trang bị cho bạn đọc một số khái niệm và một số vấn đề chung nhất của thống kê, như: Thống kê học là gì? Lịch sử phát triển của Thống kê học; Đối tượng nghiên cứu của Thống kê học; Một số khái niệm thống kê cơ bản; Các loại thang đo trong thống kê; Hai hình thức trình bảy tài liệu thống kê. Phần lớn trong số các kiến thức nhập môn nói trên sẽ được nhắc lại ở các chương tiếp theo của giáo trình này, với tư cách là các khái niệm và thuật ngữ đã được hiểu thống nhất. I. KHÁI NIỆM VỀ THỐNG KÊ Trước đây, khi chưa có sự tác động của các công cụ toán học, thuật ngữ “thống kê” được hiểu là những dữ liệu được ghi chép một cách có hệ thống để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như số liệu ghi chép về lượng mưa, về nhiệt độ, về độ ẩm không khí trên các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia; số liệt về dân số; GDP, vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế; giá trị sản xuất, lao động và vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp… Cùng với sự phát triển của toán học, đặc biệt là Lý thuyết xác suất thống kê toán, thống kê đã trở thành một ngành khoa học quan trọng: khoa học về hệ thống các phương pháp thu nhập và phân tích các dữ liệu về mặt định lượng những hiện tượng nói trên để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng. Điều khác biệt cơ bản và quan trọng nhất là ở chỗ: Nếu như trước đây người ta quan niệm thống kê là những dữ liệu xơ cứng thì Lý thuyết xác suất thống kê toán chỉ ra rằng: những dữ liệu thống kê ghi chép đó là những giá trị thể hiện của các phần tử ngẫu nhiên và các tiêu thức quan sát chính là các phần tử ngẫu nhiên. Đây chính là chiếc cầu nối liền giữa toán học với thống kê học, nó giúp cho việc chuyển tải các công cụ của toán học và đặc biệt là của lý thuyết xác suất thống kê toán vào giải quyết các vấn đề của thống kê học như: Ước lượng, kiểm định, phân tích hồi quy, phân tích phương sai,... Chiếc cầu nối này giúp chúng ta tìm hiểu các quy luật – cái tất nhiên – thông qua số lớn các quan sát ngẫu nhiên bới Luật số lớn nổi tiếng. Vì thế, nếu nói Lý thuyết thống kê chính là một loại toán học ứng dụng là có căn cứ. Chẳng hạn, qua số liệu về kết quả sản xuất, lao động và thu nhập của lao động ở một doanh nghiệp theo thời gian. Sử dụng các phương pháp của thống kê học, ta có thể tính được các chỉ tiêu năng suất lao động, thu nhập bình quận của lao động. Qua đó phân tích được tính quy luật của sự biến động năng suất lao động và thu nhập bình quân của lao động, phân tích được tính quy luật giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động… từ đó giúp lãnh đạo doanh nghiệp có những giải pháp kịp thời. II. SƠ LƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỐNG KÊ HỌC Thống kê học ra đời và phát triển xuất phát từ nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội. Để trở thành một môn khoa học độc lập như ngày nay, thống kê học đã có một quá trình phát triển lâu dài từ đơn giản đến phức tạp, đúc rút dần thành lý luận ngày càng hoàn chỉnh. Ngay từ thời bình minh của nhân loại, các di chỉ khảo cổ ở Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã, Ai Cập,… cho thấy các bộ lạc, bộ tộc đã biết cách ghi chép để năm được số dân, số súc vật, số nô lệ… Mặc dù việc ghi chép còn rất đơn giản và cục bộ trong từng phạm vi hẹp. Trong xã hội phong kiến, thống kê học đã có những bước phát triển vượt bậc so với thời cổ đại. Việc ghi chép, đăng ký dân số, tài sản… được tiến hành ở phạm vi rộng hơn, mang tính thống kê rõ hơn. Song, nó vẫn mang tính tự phát, thiếu khoa học, chưa thật sự trở thành một môn khoa học độc lập. Đến cuối thể kỷ thứ XVII, cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, các phương pháp ghi chép và phân tích mặt lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội đã được các nhà khoa học đúc kết thành lý luận. Nhiều ấn phẩm về lĩnh vực này đã được ra đời. Ở một số trường đại học người ta bắt đầu giảng dạy về lý luận thống kê, về phương pháp nghiên cứu hiện tượng kinh tế xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể. Công tác thống kê phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin
- thường xuyên về tình hình sản xuất và cung ứng hàng hóa, nguyên liệu, lao động… của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, phục vụ cho các mục đích kinh tế, chính trị và quân sự của nhà nước tư bản và của các nhà tư bản. Năm 1682, William Petty (1623 – 1687) nhà kinh tế học người Anh đã cho xuất bản cuốn “Số học chính trị”. Đây là tác phẩm đầu tiên
- nghiên cứu các hiện tượng xã hội thông qua sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích các dữ liệu thống kê. K.Marx đã mệnh danh cho William Petty là người sáng lập ra môn thống kê học1. Đến giữa thế kỷ XVIII (năm 1759), G.Achenwall (1719 – 1772), một giáo sư đại học người Đức, lần đầu tiên dùng từ “Statistic” (sau này được dịch là Thống kê) để chỉ phương pháp nghiên cứu nói trên, và quan niệm đó là môn học so sánh các nước khác nhau về mọi mặt qua các dữ liệu thu nhập được. Những thành tựu của của khoa học tự nhiên trong thời kỳ này, đặc biệt là sự ra đời của lý thuyết xác suất và thống kê toán, đã có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển và hoàn thiện của thống kê học, để nó trở thành một môn khoa học thật sự độc lập. Nếu như trước đây thống kê là các con số xơ cứng thì bằng công cụ xác suất và thống kê toán, toán học đã thổi hồn vào đó, khiến cho các con số biết nói. Nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cùng với những thành tựu nổi bật về khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thống kê học. Thống kê trở thành một công cụ quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý kinh tế và quản lý xã hội quan trọng. Thông qua nghiên cứu tính quy luật về lượng của các hiện tượng, các dữ liệu thống kê giúp kiểm tra, đánh giá các chương trình, kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế xã hội; cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin thống kê trung thực, khách quan cho các cấp quản lý từ vi mô đến vĩ mô. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ HỌC Từ quá trình hình thành và phát triển của thống kê, có thể thấy: đối tượng nghiên cứu của thống kê học là các dữ liệu về mặt định lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, trong điều kiện lịch sử cụ thể. Do vậy, chúng ta cần hiểu đúng đối tượng nghiên cứu của thống kê ở các điểm chính sau: Các hiện tượng về nguồn tài nguyên, môi trường, của cải tích lũy của đất nước và của một vùng. Các hiện tượng về sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm như : giá cả, lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu… Các hiện tượng về đời sống vật chất, sức khỏe, văn hóa của dân cư như trình độ văn hóa, số người mắc bệnh, các loại bệnh, phòng chống bệnh… Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị xã hội Thống kê học thông qua nghiên cứu các biểu hiện về lượng của hiện tượng kinh tế xã hội tìm hiểu bản chất và tính quy luật của chúng. Điều này có nghĩa là, thống kê học sử dụng các dữ liệu về quy mô, kết cấu, quan hệ so sánh, trình độ phổ biến, tốc độ phát triển… của hiện tượng nghiên cứu để qua đó biểu thị được bản chất và tính quy luật của chúng. Do vậy, các dữ liệu thống kê không phải là những con số trừu tượng, hoặc mang tính số học thuần túy, mà là những con số có ý nghĩa kinh tế, chính trị hoặc xã hội nhất định, giúp ta nhận thức được hiện tượng nghiên cứu. Thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn, tức là một tổng thể bao gồm nhiều đơn vị hợp thành. Các số liệu thống kê về hiện tượng nghiên cứu thường được xử lý ra từ cơ sở dữ liệu thu thập trên một số lớn các đơn vị cá biệt của hiện tượng nghiên cứu. Mặt lượng của các đơn vị này thường chịu tác động của nhiều nhân tố. Trong đó có cả các nhân tố tất nhiên và ngẫu nhiên. Mức độ và xu hướng tác động của các nhân tố này thường không giống nhau trên từng đơn vị cá biệt. Nếu chỉ thu thập số liệu trên một số ít các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thì số liệu thống kê tính ra khó có thể phản ánh được bản chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Song, nếu tổng hợp mặt lượng trên một số lớn các đơn vị của hiện tượng, tác động của các nhân tố ngẫu nhiên sẽ được bù trừ và triệt tiêu, số liệu thống kê xử lý ra có thể biểu hiện được bản chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Thống kê học nghiên cứu hiện tượng số lớn, song không có nghĩa là bỏ qua việc nghiên cứu các hiện tượng cá biệt (đơn vị tổng thể). Giữa hiện tượng số lớn và hiện tượng cá biệt có mối quan hệ biện chứng. Nghiên cứu hiện tượng số lớn kết hợp với mở rộng nội dung nghiên cứu các hiện tượng cá biệt này sẽ giúp nhận thức đầy đủ hơn bản chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Hiện tượng số lớn mà thống kê học nghiên cứu luôn tồn tại trong những điệu kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Trong những điều kiện lịch sử khác nhau, hiện tượng nghiên cứu sẽ có đặc điểm về chất và biểu hiện về lượng không giống nhau. Chính vì thế, khi sử dụng các dữ liệu thống kê về hiện tượng nghiên cứu phải để ý tới điệu kiện lịch sử cụ thể của nó. Thống kê được chia thành hai lĩnh vực: Thống kê mô tả : Bao gồm các phương pháp thu thập số liệu (tiến hành điều tra, quan sát, thực nghiệm…) mô tả và trình bày số liệu (thông qua các bảng biểu và biểu đồ), tính toán các đặc trưng đo lường.
- Thống kê suy diễn: Sử dụng các công cụ của toán học: các phương pháp như ước lượng, kiểm định phân tích mối liên hệ, dự báo, đưa ra quyết định… trên cở sở các thông tin thu thập từ mẫu.
- IV. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THỐNG KÊ CƠ BẢN 1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể thống kê Tổng thể thống kê là phạm vi của hiện tượng nghiên cứu. Tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn, gồn những đơn vị hoặc phần tử cá biệt hợp thành, cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng. Những đơn vị hoặc phần tử cá biệt cấu thành hiện tượng nghiên cứu được gọi là đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể là bộ phận nhỏ nhất trong tổng thể thống kê, nơi phát sinh ra nguồn thông tin ban đầu cần thu thập. Chẳng hạn, toàn bộ các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam tại một thời điểm nào đó là một tổng thể thống kê, trong đó mỗi doanh nghiệp là một đơn vị tổng thể. Dân số Việt Nam là một tổng thể thống kê, trong đó mỗi người dân là một đơn vị tổng thể… Như vậy, thực chất của việc xác định tổng thể thống kê chính là việc xác định các đơn vị của nó. Tổng thể thống kê có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: Dựa vào đặc điểm nhận biết được hay không nhận biết được của các đơn vị tổng thể, người ta chia tổng thể thống kê ra thành tổng thể bộc lộ và tổng thể tiềm ẩn. * Tổng thể bộc lộ là tổng thể gồm các đơn vị cấu thành có thể xác định được bằng trực quan (ví dụ, tổng thể dân số của một quốc gia, tổng thể doanh nghiệp đóng trên địa bàn của một địa phương…). * Tổng thể tiềm ẩn là tổng thể gồm các đơn vị cấu thành không thể nhận biết được bằng trực quan (chẳng han, tổng thể những người mắc một căn bệnh nào đó, tổng thể những người thích đi du lich vào cuối tuần…). Nghiên cứu thống kê đối với các tổng thể bộc lộ tiến hành khá thuận lợi, song sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi nghiên cứu các tổng thể tiềm ẩn, đòi hởi phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, chi phí nghiên cứu tốn kém gấp nhiều lần mới có được kết quả mong đợi. Dựa vào các đặc điểm chung giống nhau và không giống nhau, người ta phân chia tổng thể thống kê thành tổng thể đồng chất và tổng thể không đồng chất. * Tổng thể đồng chất gồm các đơn vị cấu thành có các đặc điểm chung giống nhau theo mục đích nghiên cứu, các đặc điểm chung này cũng chính là các đặc điểm hình thành nên tổng thể thống kê. Chẳng han, tổng thể sinh viên của một trường đại học, tổng thể các bác sĩ trong một bệnh viện…; * Tổng thể không đồng chất gồm các đơn vị cấu thành khác nhau về loại hình và không có các đặc điểm chung giống nhau theo mục đích nghiên cứu. Ví dụ, tổng thể hành khách trên một chuyến tàu là tổng thể không đồng chất nếu mục đích nghiên cứu là tìm hiểu tình hình thu nhập, việc làm hoặc trình độ tay nghề. Nghiên cứu thống kê chỉ đặt ra với các tổng thể đồng chất. Ngoài ra, còn có thể phân chia thành tổng thể chung (bao gồm tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu) và tổng thể bộ phận (chỉ gồm một phần các đơn vị của tổng thể chung). Cả hai tổng thể này, nếu là đồng chất, thì đều có thể thực hiện được các nghiên cứu thống kê khác nhau. 2. Tiêu thức thống kê Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các đặc điểm của đơn vị tổng thể. Mỗi đơn vị tổng thể đều có nhiều đặc điểm. Các đặc điểm này được gọi là các tiêu thức thống kê. Như vậy, tiêu thức thống kê là các đặc điểm của đơn vị tổng thể. Khi nghiên cứu về một tổng thể thống kê, do gặp phải giới hạn về thời gian, về nhân lực, vật lực và tài lực nên tùy theo mục đích nghiên cứu, người ta chỉ chọn ra một số tiêu thức có liên quan để thu thập thông tin ban đầu. Tiêu thức thống kê được chia thành hai loại: tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. * Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức mà các biểu hiện của nó được dùng để phản ánh tính chất hoặc loại hình của các đơn vị tổng thể, không biểu hiện trực tiếp được bằng con số. Ví dụ: giới tính, nghề nghiệp, khu vực, thành phần kinh tế… * Tiêu thức số lượng là tiêu thức có thể biểu hiện trực tiếp được bằng con số. Ví dụ: Tuổi đời, tuổi nghề, GDP của một quốc gia, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của một doanh nghiệp, dân số của một địa phương… Các tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể được gọi là tiêu thức thay phiên. Ví dụ, tiêu thức giới tính chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau là nam và nữ, tiêu thức tình trạng hôn nhân là các tiêu thức thay phiên. 3. Chỉ tiêu thống kê Chỉ tiêu thống kê là sự biểu hiện bằng định lượng của các mặt, các tính chất, các mối quan hệ cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện lịch sử cụ thể.
- Trong Khoản 3, Điều 3, Chương 1 của Luật Thống kê, cụm từ chỉ tiêu thống kê được giải thích như sau: “Chỉ tiêu thông kê là tiêu chí mà biểu hiện bằng số của nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỉ lệ của hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể”. Ví dụ: GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2011 là 2.000 USD; thu nhập bình quân hàng tháng của một lao động trong khu vực nhà nước năm 2011 là 4,5 triệu đồng…
- Do chỉ tiêu thống kê được tổng hợp từ mặt lượng của nhiều đơn vị, nên nó phản ánh những mối quan hệ chung của tất các đơn vị hoặc nhóm đơn vị tổng thể. Chỉ tiêu thống kê bao gồm hai mặt: khái niệm và con số. * Mặt khái niệm bao gồm định nghĩa và các giới hạn về thực thể, thời gian và không gian của hiện tượng kinh tế xã hội, phản ánh nội dung của chỉ tiêu thống kê. * Mặt con số của chỉ tiêu thống kê là trị số được phát hiện, đo tính được theo các đơn vị tính toán phù hợp. Căn cứ vào nội dung, có thể chia các chỉ tiêu thống kê thành hai loại: chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu khối lượng (hay số lượng). * Chỉ tiêu chất lượng biểu hiện các tính chất, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến, mối quan hệ của biểu hiện các tính chất, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến, mối quan hệ của tổng thể giá bán đơn vị sản phẩm, năng suất lao động, tỉ suất lợi nhuận tính trên tổng vốn (ROA)… * Chỉ tiêu khối lượng (hay số lượng) biểu hiện quy mô của tổng thể, ví dụ: số lượng sản phẩm sản xuất, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ, tổng vốn dùng vào sản xuất kinh doanh… Việc phân loại này nhằm đáp ứng yêu cầu của một số phương pháp phân tích thống kê. Tập hợp các chỉ tiêu số lượng và chất lượng theo từng yêu cầu nghiên cứu cụ thể ta được các hệ thống chỉ tiêu thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê là một tập hợp những chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của tổng thể và mối liên hệ giữa tổng thể và các hiện tượng liên quan. Hệ thống các chỉ tiêu thống kê được cấu thành từ nhiều nhóm chỉ tiêu và được xây dựng theo những yêu cầu nghiên cứu riêng. Chẳng hạn, hệ thống chỉ tiêu thống kê chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm các nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, chi phí xản xuất và các nhóm chỉ tiêu khác. Nếu yêu cầu nghiên cứu cần chi tiết và cụ thể hơn thì có thể thêm các nhóm chỉ tiêu về giá thành, giá bán sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh… Hệ thống chỉ tiêu thống kê là cơ sở để thu thập, tổng hợp thông tin từ các đơn vị tổng thể, tính toán trị số của chỉ tiêu giúp nhận thức được bản chất, tính quy luật và xu hướng biến động, phát triển của hiện tượng số lớn. Vấn đề xây dựng (hay xác định) hệ thống chỉ tiêu thống kê cho một hướng nghiên cứu cụ thể phải dựa trên các căn cứ sau đây: Phải xuất phát từ mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu quyết định nhu cầu thông tin về những mặt, những khía cạnh của đối tượng nghiên cứu. Phải dựa vào tính chất và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu càng phức tạp thì số lượng chỉ tiêu xây dựng (hay xác định) càng nhiều và ngược lại. Phải dựa vào khả năng cho phép về thời gian và về nhân, tài, vật lực để tiến hành thu thập và tổng hợp thông tin cho các chỉ tiêu. Căn cứ này đòi hỏi người xây dựng (hay xác định) hệ thống chỉ tiêu thống kê phải cân nhắc để xây dựng (hay xác định) những chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất, sao cho với số lượng chỉ tiêu không nhiều nhưng vẫn đáp ứng được mục đích nghiên cứu. Ngoài việc tuân thủ các căn cứ mang tính nguyên tắc nói trên, hệ thống chỉ tiêu thống kê xây dựng (hay xác định) cho một hướng nghiên cứu cụ thể nào đó còn cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: Hệ thống chỉ tiêu phải có khả năng nêu lên được mối liên hệ giữa các bộ phận, các mặt của đối tượng nghiên cứu và giữa đối tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liên quan theo mục đích nghiên cứu đã đề ra. Trong hệ thống chỉ tiêu ngoài các chỉ tiêu mang tính chất chung (tổng hợp) còn phải có các chỉ tiêu phản ánh các bộ phận của đối tượng nghiên cứu và các chỉ tiêu phản ánh các nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu. Các chỉ tiêu trong hệ thống phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung, phương pháp, phạm vi tính toán và có khả năng thu thập được số liệu. V. CÁC LOẠI THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ Theo tính chất của việc đo lường, người ta thường sử dụng bốn loại thang đo sau đây: 1. Thang đo định danh (hay đặt tên) Thang đo này dùng để đếm tần số biểu hiện của tiêu thức thuộc tính. Khi sử dụng thang đo này để tổng hợp dữ liệu thống kê cần tiến hành đánh số (hay đặt tên) các biểu hiện cùng loại của tiêu thức.
- Ví dụ, khi tổng hợp giới tính của dân số, biểu hiện “nam” được đánh số 1 và “nữ” được đánh số 2. Giữa các con số ở đây không có quan hệ hơn, kém. Vì thế, các phép tính với chúng đều là vô nghĩa. 2. Thang đo thứ bậc Thang đo thứ bậc là thang đo định danh, được dùng để đếm số lần biểu hiện của tiêu thức thuộc tính có sự hơn kém khi tổng hợp dữ liệu thống kê. Chênh lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau.
- Ví dụ, chất lượng sản phẩm gồm ba loại: loại một, hai và ba; trình độ văn hóa phổ thông có ba cấp: cấp một, hai và ba; chất lượng học tập của sinh viên trong các trường đại học được phân loại thành: xuất sắc, giỏi , khá, trung bình và yếu kém; bậc thợ của công nhân cơ khí gồm: bậc 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7,… con số có trị số lớn hơn không có nghĩa ở bậc cao hơn và ngược lại, mà là do sự quy định. Thang đo này được dùng để tính toán đặc trưng chung của tổng thể một cách tượng đối như tính bậc thợ bình quân, bậc chất lượng bình quân của sản phẩm… 3. Thang đo khoảng Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau. Có thể đánh giá được sự khác biệt cụ thể về lượng giữa các biểu hiện của tiêu thức. Ví dụ, thu nhập hàng tháng tính bằng triệu đồng (trđ) của lao động trong doanh nghiệp: 10 trđ. Trong thang đo khoảng, lượng biến của tiêu thức nghiên cứu có thể được trình bày dưới dạng một phân bố tần số (chẳng hạn, có bao nhiêu người có mức thu nhập dưới 2 triệu đồng…). Yêu cầu có khoảng cách đều nhau là đặt ra đối với thang đo, còn biểu hiện về lượng của tiêu thức được đo không nhất thiết phải bằng nhau. Như vậy, thang đo khoảng luôn có đơn vị đo và được dùng để tổng hợp lượng biến của các tiêu thức số lượng, có thể thực hiện được các phép tính số học đối với các lượng biến của tiêu thức nghiên cứu, nên có thể tinh được các đặc trưng thống kê như số trung bình, trung vị, mốt, phương sai… 4. Thang đo tỉ lệ Thang đo tỉ lệ là thang đo khoảng với một điểm không (0) tuyệt đối (điểm gốc). Do có điểm gốc trên thang đo nên có thể so sánh được tỉ lệ giữa các trị số đo, cho biết số lượng thực tế của một đặc trưng đang đo lường. Ví dụ: số cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đạt mức thu nhập trên 5 triệu đồng; số công nhân hoàn thành vượt định mức khoán sản phẩm… Đây là thang đo định lượng chặt chẽ nhất. Với thang đo này ta có thể đo lường được các biểu hiện của tiêu thức theo các đơn vị hiện vật (hiện vật tự nhiên, hiện vật vật lý, hiện vật quy chuẩn…) và thực hiện được tất cả các phép tính với trị số đo. Trong bốn loại thang đo trên, hai loại đầu được gọi là thang đo định tính, còn hai loại sau được gọi là thang đo định lượng. Phương pháp xây dựng thang đo cụ thể được trình bày trong các giáo trình thống kê ứng dụng. VI. HAI HÌNH THỨC TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THỐNG KÊ Sau khi tổng hợp về mặt định lượng của hiện tượng nghiên cứu, dữ liệu thống kê được trình bày trên các vật mang thông tin phục vụ cho hoạt động phân tích, truyền đạt và lưu trữ. Có hai hình thức trình bày dữ liệu thống kê, đó là bảng (biểu) thống kê và đồ thị thống kê. 1. Bảng (biểu) thống kê 1.1. Khái niệm bảng thống kê Bảng thống kê là sự sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu về các chỉ tiêu thống kê trên các hàng và cột. 1.2. Tác dụng của bảng thống kê Các dữ liệu trong bảng đã được sắp xếp một cách hệ thống, nên có thể sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu và các phương pháp phân tích khác để nêu lên bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được thiết kế và trình bày một cách khoa học sẽ trở thành cơ sở dữ liệu quan trọng để phân tích, chứng minh hiện tượng nghiên cứu một cách sinh động. 1.3. Kết cấu của một bảng thống kê, gồm có: Tên bảng hoặc tiêu đề: được viết ngắn gọn, dễ hiểu phản ánh nội dung của bảng và của từng chi tiết trong bảng. Trước hết có tiêu đề chung hay tên gọi chung, đặt ở phía trên đầu của bảng thống kê; phía trong bảng có các tiêu đề nhỏ (hay tiêu mục) là tên riêng của mỗi hàng và cột. Phần chủ đề (hay tân từ): nêu lên tổng thể nghiên cứu được trình bày trong bảng và được phân chia thành những bộ phận nào. Phần giải thích (hay tân từ): gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, nghĩa là giải thích phần chủ đề của bảng. Thân bảng: Phần giao nhau giữa các hàng và cột tạo thành các ô, dùng để ghi các số liệu thống kê.
- Phía dưới thân bảng phải ghi rõ nguồn tài liệu để lập bảng thống kê. Các bảng thống kê thuộc các chế độ báo cáo hiện hành còn phải có ngày tháng lập bảng thống kê; họ và tên, chữ ký của người lập bảng; thủ trưởng đơn vị ký tên, ghi rõ họ, tên và đóng dấu. Dưới đây là sơ đồ về cấu thành của một bảng thống kê: Bảng 1.1. Tên bảng thống kê (tiêu đề chung)
- Phần (A) giải (1) (2) (3) …… (n) Tên chủ đề (tên hàng) Tổng số: Nguồn…… …..ngày …..tháng…….năm…. . Người lập bảng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 1.4. Các loại bảng thống kê Căn cứ vào kết cấu của phần chủ đề, có thể chia bảng thống kê thành ba loại như sau: Bảng giản đơn: là loại bảng mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ sắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi, theo địa phương hoặc theo thời gian nghiên cứu. Ví dụ 1.1. Có bảng số liệu thống kê đơn giản sau: Bảng 1.2 . Cơ cấu giá trị tăng thêm thuần (NVA) trung bình một doanh nghiệp theo 3 loại hình ở Việt Nam thời kỳ 2008 – 2010. Năm/Chỉ tiêu NVA Thù lao lao động (V) Nộp ngân sách Thu nhập ròng của (A) (1) (2) Nhà nước (M1) (3) doanh nghiệp(M2) (4) 2008 100 33,0 23,9 46,1 2009 100 33,3 18,0 48,7 2010 100 35,9 18,9 45,2 Doanh nghiệp Nhà nước 2008 100 37,8 31,1 31,2 2009 100 37,6 26,6 35,8 2010 100 44,8 28,5 26,7 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 2008 100 41,7 18,2 40,1 2009 100 39,4 9,3 51,4 2010 100 38,6 11,6 49,8 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2008 100 20,6 21,5 57,9 2009 100 27,3 15,4 57,3 2010 100 28,5 16,0 55,3 Bảng phân tổ: Là loại bảng trong đó hiện tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ đề được phân tổ theo một tiêu thức cụ thể. Ví dụ 1.2. Bảng 1.3. Lao động bình quân 1 doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam thời kỳ 2005 – 2010 phân theo ngành cấp 1 Đơn vị tính: người Chỉ tiêu/năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bình quân chung Chung toàn ngành 385 285 257 217 206 198 258 Trong đó: Công nghiệp khai thác 359 203 177 158 138 139 196 Công nghiệp chế biến 154 146 149 151 141 129 145
- Công nghiệp sản xuất và phân 643 506 445 343 340 325 434 phối điện, khí và nước Bảng kết hợp: là loại bảng, trong đó hiện tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo hai hoặc ba tiêu thức kết hợp với nhau.
- Ví dụ 1.3: Có số liệu về xóa đói giảm nghèo của một huyện như sau: Xóa đói giảm nghèo Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Số hộ nghèo(chuẩn QG) 856 907 3271 2747 2451 Tỷ lệ hộ nghèo(%)(chuẩn QG) 12,03 12,33 40,09 32,7 28,88 Ví dụ 1.5 : Bảng sau đây là số liệu về GDP, tích lũy tài sản đầu tư và từ đó có được hệ số ICOR của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1995 đến 2008: Năm GDP(giá cố định 1994 – tỷ đồng) Tích lũy tài sản-đầu tư(giá Hệ số ICOR 1985 106176 1994-tỷ đồng) 12646 1986 109189 16136 5,355 1987 113154 19858 5,008 1988 119960 20505 3,012 1989 125571 20434 3,641 1990 131968 20148 3,149 1991 139634 22366 2,917 1992 151782 27086 2,229 1993 164043 39862 3,251 1994 178534 45483 3,138 1995 195567 53249 3,126 1996 213833 60826 3,330 1997 231264 66529 3,816 1998 244596 74931 5,620 1999 256272 75830 6,494 2000 273666 83997,03 4,829 2001 292535 94358,91 5,0007 2002 313247 104062,3 5,024 2003 336242 119180,5 5,183 2004 362435 128538,8 4,907 2005 392989 139304,9 4,559 2006 425373 156828,9 4,843 2007 461344 185925,3 5,169 2008 489833 202486,4 7,108 Nguồn : Tổng cục Thống kê Việt Nam, số liệu 20 năm đổi mới và Niên giám 2009. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bảng đầu vào – đầu ra Việt Nam, 1989. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bảng đầu vào đầu ra Việt Nam. 1996. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Niêm giám Thống kê 2001. Từ các ví dụ nêu trên chúng ta có nhận xét như sau: Các số liệu thể hiện trong các bảng là các số liệu thống kê. Các số liệu này thu thập được là dựa vào các tài liệu thống kê; Tài liệu thống kê có được là do kết quả tổng hợp của các cơ quan từ xã huyện tỉnh toàn quốc bằng cách ghi chép quá trình diễn biến trong sản xuất, trong đời sống văn hóa… và lập các báo cáo hàng năm; Từ các tài liệu thống kê từng năm, ta có thể tính bình quân rồi so sánh giữa các giai đoạn thời gian khác nhau dựa vào số liệu của từng giai đoạn. Các số liệu thống kê cho phép đánh giá kết quả (bản chất) của các hiện tượng kinh tế xã hội của một khu vực, một đất nước ở từng năm và xu hướng phát triển của nó qua các năm (theo thời gian). Các số liệu này cũng gợi mở cho người sử dụng nó các biện pháp thúc đẩy quá trình sản xuất tốt hơn hoặc dự kiến khả năng đạt được trong giai đoạn tới. Tóm lại: Tất cả các công việc từ theo dõi diễn biến của các hiện tượng, ghi chép tài liệu tổng hợp tài liệu ở phạm vi rộng hơn, phân tích rút ra kết luận về bản chất tính quy luật và đề ra các biện pháp chỉ đạo…là một quá trình nghiên cứu thống kê. 1.5. Những yêu cầu chung về xây dựng bảng thống kê
- Khi xây dựng bảng thống kê cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Quy mô của bảng không nên quá lớn (không nên gồm quá nhiều phân tổ và quá nhiều hàng, cột). Các tiêu đề và tiêu mục (tên riêng của mỗi hàng và cột) cần được ghi chính xác, gọn và dễ hiểu. Các chỉ tiêu giải thích trong bảng cần được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, phù hợp với mục đích nghiên cứu. Các chỉ tiêu có liên hệ với nhau nên sắp xếp gần nhau. Các hàng và cột có thể sử dụng các ký hiệu hoặc đánh số để tiện cho việc trình bảy hoặc giải thích nội dung (riêng các cột ở phần chủ đề thường được ký hiệu bằng các chữ cái viết hoa A, B, C… còn các cột ở phần giải thích thường được ký hiệu bằng các chữ số 1, 2, 3,…). Các số tổng cộng có thể ghi ở hàng (hay cột) đầu hoặc ở hàng (hay cột) cuối của phần thân bảng tùy theo mục đích nghiên cứu. Nếu ghi ở ngay hàng (hay cột) đầu tiên thì mục đích nghiên cứu tổng hợp là chính, phần chi tiết chỉ có tác dụng phân tích thêm, còn nếu ghi ở hàng (hay cột) cuối thì mục đích đi sâu nghiên cứu từng bộ phận là chủ yếu. Các ô ở thân bảng (phần giao nhau giữa hàng và cột) dùng để ghi các số liệu thống kê. Song nếu không có số liệu thì dùng các ký hiệu quy ước sau đây: + Ký hiệu (): biểu thị hiện tượng nghiên cứu không có số liệu ở ô đó. + Ký hiệu (…): biểu thị số liệu về hiện tượng nghiên cứu còn bị thiếu, sẽ bổ sung sau. + Ký hiệu (x): biểu thị hiện tượng nghiên cứu không có liên quan đến tiêu đề ghi ở hàng và cột, nếu ghi số liệu vào ô đó sẽ vô nghĩa. Trong bảng thống kê cần ghi rõ đơn vị tính cụ thể cho từng chỉ tiêu. Số liệu ghi trong bảng có thể làm tròn (khi mục đích nghiên cứu không đặt ra số liệu phải tỉ mỉ hoặc chi ly). Phần ghi chú ở cuối bảng dùng để giải thích rõ nội dung của một số chỉ tiêu trong bảng và nói rõ nguồn tài liệu. Tiếp theo phần ghi chú ở cuối bảng, để đảm bảo tính pháp lý cho bảng thống kê, cần ghi rõ: ngày, tháng, năm lập bảng; người lập bảng và người đứng đầu đơn vị ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu. Phương pháp khai thác thông tin từ các bảng thống kê sẽ được đề cập ở chương sau. 2. Đồ thị thống kê 2.1. Khái niệm về đồ thị thống kê Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để mô tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê về hiện tượng nghiên cứu. 2.2. Tác dụng của đồ thị thống kê Các đồ thị thống kê sử dụng các con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bảy một cách khái quát các đặc điểm số lượng của hiện tượng nghiên cứu. Do đó, nó giúp người đọc có được hình ảnh trực quan, ấn tượng để nhận thức được các đặc điểm cơ bản của hiện tượng một các dễ dàng, nhanh chóng. Vì thế nó trở thành một phương tiện truyền thông có tính quần chúng, có sức hấp dẫn và sinh động làm cho những người ít hiểu biết về thống kê vẫn lĩnh hội được vấn đề chủ yếu về hiện tượng nghiên cứu một cách dễ dàng. 2.3. Các loại đồ thị thống kê a) Theo nội dung phản ánh, có thể phân chia các đồ thị thống kê thành các loại sau: Đồ thị phát triển: phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua thời gian. Đồ thị kết cấu: biểu thị kết cầu và biến động kết cấu của hiện tượng. Đồ thị liên hệ: mô tả mối liên hệ giữa các hiện tượng. Đồ thị hoàn thành kế hoạch (hoặc định mức): biểu thị tình hình thực hiện kế hoạch ( định mức). b) Theo hình thức biểu hiện, có thể phân chia đồ thị thống kê thành: Đồ thị đường biểu diễn (đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc). Biểu đồ hình cột (dọc, ngang). Biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật). Biểu đồ tượng hình. Bản đồ thống kê. 2.4. Những yếu tố chính của đồ thị thống kê Để đồ thị thống kê đáp ứng được các yêu cầu: chính xác, dễ xem, dễ hiểu thì khi xây dựng đồ thị phải chú ý đến các yếu tố chính sau: Hệ tọa độ: giúp cho việc xác định chính xác vị trí các ký hiệu hình học trên đồ thị. Các đồ thị thống kê thường dùng hệ tọa độ Đềcác vuông góc. Trên hệ tọa độ này, trục hoành thường dùng để biểu thị thời gian, trục tung biểu thị trị số của chỉ tiêu. Trường hợp phân tích mối liên hệ giữa hai tiêu thức thị tiêu thức nguyên nhân được ghi ở trục hoành, tiêu thức kết quả ghi ở trục tung.
- Các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ: các ký hiệu hoặc hình vẽ này quyết định hình dáng của đồ thị (gồm các đường chấm, đường thẳng hoặc cong, các hình cột, vuông, chữ nhật, tròn…). Các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ trên đồ thị có thể thay đổi tùy theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu. Việc lựa chọn này rất quan trọng, vì
- mỗi ký hiệu hình học hoặc hình vẽ có khả năng diễn tả riêng. Chẳng hạn, khi cần biểu hiện kết quả của hiện tượng nghiên cứu có thể dùng hình cột (chia thành nhiều đoạn), hình tròn (chia thành các hình quạt), hình vuông hoặc chữ nhật… nhưng thường dùng hình tròn vì hình này biểu hiện rõ nhất kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng nghiên cứu. Thang và tỉ lệ xích: giúp tính chuyển các đại lượng lên đồ thị theo các khoảng cách thích hợp. Thường dùng thang đường thẳng (hệ tọa độ Đềcác vuông góc), một số trường hợp dùng thang đường cong (đồ thị hình tròn chia thành 3600). Khi dùng hệ tọa độ vuông góc để vẽ đồ thị thì thang tỉ lệ chia trên từng trục phải bằng nhau, song giữa hai trục thang tỉ lệ chia có thể không bằng nhau. Tên và lời ghi chú: mọi đồ thị đều phải có tên rõ ràng và chính xác; có lời ghi chú giải thích các ký hiệu quy ước, các con số và ghi chú dọc theo thang tỉ lệ, các con số và ghi chú bên cạnh từng bộ phận của đồ thị. ******************* Chương 2. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ Chương này giúp cho sinh viên nắm được : Các bước cụ thể của quá trình nghiên cứu thống kê. Từ đó, khi thực hiện đề tài nghiên cứu biết được bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào? Sơ đồ tổng quan về quá trình nghiên cứu thống kê: Xác định vấn đề, mục đích, nội dung, đối Giai đoạn 1: Điều Xây dựng hệ thống các khái Điều tra thống kê Xử lý số liệu Giai đoạn 2: Tổng Tậọ Ch p h ợp, sắp x n các ph ần mếp s ố liử ềm x ệ lý s u ố liệu Phân tích và giải thích kết quả, dự đoán xu Giai đoạn 3: Phân Báo cáo truyền đạt kết quả nghiên cứu Sơ đồ 2.1. Quá trình nghiên cứu thống kê Quá trình nghiên cứu thống kê theo trình tự được khái quát như sơ đồ trên. Theo sơ đồ này, quá trình nghiên cứu thống kê được chia thành 6 bước theo 3 giai đoạn với trình tự từ trên xuống. Hai mũi tên có hướng đi từ dưới lên nhằm chỉ rõ các công đoạn cần phải kiểm tra lại, bổ sung thông tin hoặc làm lại nếu dữ liệu chưa đạt yêu cầu. Giai đoạn 1 : Điều tra thống kê bao gồm thu thập các thông tin ban đầu về các tiêu thức ở từng đơn vị tổng thể. Giai đoạn 2 : Tổng hợp thống kê bao gồm tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu đã thu thập được từ giai đoạn 1. Giai đoạn 3 : Phân tích thống kê nhằm sử dụng những phương pháp chuyên môn của thống kê để phát hiện các vấn đề làm cơ sở đề xuất các giải pháp. Các bước và các giai đoạn này đều có các mối liên hệ rất chặt chẽ. Kết quả và chất lượng kết quả của bước trước làm cơ sở và có ảnh hưởng đến chất lượng bước sau. 2.1. Xác định dữ liệu cần thu thập. Quá trình nghiên cứu thống kê cần phải có nhiều dữ liệu. Vấn đề đầu tiên của công việc thu thập dữ liệu là xác định rõ những dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của các dữ liệu này. Xác định dữ liệu cần thu thập xuất phát từ vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. © Các loại dữ liệu thống kê 2.1.1 Phân theo tính chất của dữ liệu
- Dữ liệu định tính là dữ liệu phản ánh tính chất và sự hơn kém về tính chất của đối tượng nghiên cứu. Ví dụ như : Giới tính, Thời gian tự học ở nhà dài hay ngắn,... Dữ liệu định tính được thu thập dễ hơn và người ta thường dùng các thang đo định danh hay thứ bậc để xác định. Dữ liệu định lượng là dữ liệu được phản ánh bởi các con số. Ví dụ như : độ tuổi, thời gian tự học một ngày,... Dữ liệu định lượng trong nghiên cứu thống kê thường gặp nhiều hơn, dễ áp dụng những phương pháp tính toán, phân tích hơn. Khi xác định các dữ liệu định tính, người ta thường dùng thang đo khoảng cách hay thứ bậc. Mục đích của cách phân loại này nhằm giúp cho người nghiên cứu xác định trước các phương pháp xử lí tổng hợp và phân tích cần sử dụng cho từng loại dữ liệu sao cho phù hợp và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Ví dụ : Các dữ liệu và phương pháp phân tích có thể áp dụng trong nghiên cứu mối liên hệ giữa tự học và kết quả học tập của sinh viên cho ở bảng 1.2 Tự học ở nhà/ngày Kết quả học tập Thang đo Phương pháp phân tích Định Định tính : tính : - Khá giỏi Thứ bậc Phân - Dưới 2 giờ - Trung bình Định tổ - Từ 2 đến 4 giờ Định - Yếu Định kém lượng danh Thứ bậc Phân tích tính : - Điểm trung bình chung Khoảng Phương sai 1 yếu - Dưới 2 giờ học tập/1 sinh viên cách tố - Từ 2 đến Định 4 giờ lượng Định lượng - Số giờ tự học 1 tuần - Điểm trung bình chung Khoảng Phân tích hồi học tập/1 sinh viên cách quy 2.1.2 Phân theo nguồn hình thành Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập từ những nguồn có sẵn. Những dữ liệu này đã qua tổng hợp, xử lí, công bố hay xuất bản. Ví dụ: Những dữ liệu về kết quả học tập của sinh viên có thể thấy ở phòng đào tạo hay trợ lí đào tạo của từng khoa là dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp có ưu điểm là thu thập nhanh, rẻ nhưng thiếu chi tiết và đôi khi không đáp ứng đúng yêu cầu nghiên cứu. Nguồn dữ liệu thứ cấp khá phong phú thường gặp ở các nguồn chủ yếu sau : Nội bộ : Các số liệu báo cáo về tình hình sản xuất, tiêu thụ, tài chính, vật tư, nhân sự...của các phòng ban, bộ phận ; các số liệu báo cáo từ các cuộc điều tra khảo sát trước đây ở từng đơn vị( doanh nghiệp,cơ quan, ban, ngành...) Cơ quan thống kê Nhà nước : Các số liệu do các cơ quan thống kê Nhà nước( Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê, Phòng Thống kê,...) cung cấp trong các niêm giám thống kê. Cơ quan Chính phủ : Số liệu do các cơ quan trực thuộc Chính phủ( Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp) công bố hay cung cấp. Các số liệu này thường chi tiết hơn, mang tính chất đặc thù của ngành hay địa phương. Sách, báo, tạp chí đã xuất bản. Các số liệu này thường mang tính thời sự và cập nhật cao, mức độ tin cậy tùy thuộc vào nguồn số liệu của từng tờ báo hay tạp chí. Các tổ chức, hiệp hội, viện nghiên cứu, trường đại học. Các công ty nghiên cứu và cung cấp thông tin. Dữ liệu sơ cấp(thông tin gốc) là dữ liệu không có sẵn, dữ liệu ban đầu thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: Các dữ liệu có liên quan đến việc tự học của sinh viên là các dữ liệu sơ cấp, không có sẵn mà chúng ta muốn có phải điều tra từ sinh viên. Dữ liệu sơ cấp có ưu điểm là chi tiết, độ tin cậy cao đối với các tình huống cụ thể. Song hạn chế của nó là thu thập tốn kém, phụ thuộc vào trình độ chủ quan của người nghiên cứu( nhất là những tình huống dự báo) Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng các cuộc điều tra khảo sát khác nhau. 2.1.3. Xét theo phạm vi thu thập
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Nguyễn Trọng Hải MBA
184 p | 343 | 96
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 1 - Nguyễn Ngọc Lam
33 p | 327 | 41
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế
295 p | 173 | 38
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 7 - ĐH Kinh tế Quốc dân
55 p | 156 | 18
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 9 - Nguyễn Ngọc Lam
22 p | 209 | 17
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê - ĐH Kinh tế Quốc dân
131 p | 319 | 16
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 2 - Nguyễn Ngọc Lam
21 p | 168 | 14
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Chương 2: Tổng hợp thống kê
42 p | 392 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế - Học viện Ngân hàng
164 p | 36 | 10
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 1
36 p | 270 | 7
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 1 - Hoàng Đức Thắng
7 p | 68 | 7
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 2 - ThS. Nguyễn Văn Phong
22 p | 107 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 1 - TS. Hồ Ngọc Ninh
15 p | 87 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Văn Phong
21 p | 136 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 3 - TS. Hồ Ngọc Ninh
20 p | 80 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 1 - Nguyễn Ngọc Lam (2017)
30 p | 37 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 2 - TS. Hồ Ngọc Ninh
10 p | 86 | 2
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê - TS. Hứa Thanh Xuân
39 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn