Bài giảng Những nội dung cơ bản của Luật Thanh tra năm 2010 - Nguyễn Tiến Anh
lượt xem 24
download
Bài giảng Những nội dung cơ bản của Luật Thanh tra năm 2010 giới thiệu tới các bạn về sự cần thiết và quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật Thanh tra năm 2010; những nội dung cơ bản của Luật Thanh tra năm 2010.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Những nội dung cơ bản của Luật Thanh tra năm 2010 - Nguyễn Tiến Anh
- NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THANH TRA NĂM 2010 Trình bày: NGUYỄN TIẾN ANH TRƯỞNG PHÒNG THANH TRA HC&XLKT 1
- I. Sự cần thiết và quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật Thanh tra năm 2010 1. Sự cần thiết xây dựng Luật Thanh tra năm 2010 Luật Thanh tra 2004 vẫn còn những hạn chế, bất cập: Một là, chưa thể hiện rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, các quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra còn những điểm chưa đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra và công tác quản lý, thêm vào đó có nơi, có lúc chỉ coi thanh tra đơn thuần là công cụ của thủ trưởng cơ quan quản lý. Hai là, quyền hạn của cơ quan thanh tra chưa tươ 2 ng
- I. Sự cần thiết và quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật Thanh tra năm 2010 (tiếp) Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Chính phủ hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, nghiên cứu sửa đổi pháp luật về thanh tra theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước... Nâng cao địa vị pháp lý, tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra... tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận của cơ quan thanh tra. Thực hiện đường lối đổi mới về đối ngoại, Nhà nước ta đã có những thỏa thuận hợp tác quan trọng liên quan đến ngành thanh tra, như: Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Hiệp định thương mại thế giới, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ... Nội dung các văn kiện này có những yêu cầu liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, 3 chống tham nhũng, vì vậy cần phải được nghiên cứu để thể chế hóa
- I. Sự cần thiết và quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật Thanh tra năm 2010 (tiếp) 2. Quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật Thanh tra Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, phương thức hoạt động thanh tra và sự phối hợp của các cơ quan thanh tra, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra. Quán triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra. Bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các công cụ giám sát, kiểm tra, thanh tra của bộ máy nhà nước và của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Sửa đổi Luật Thanh tra lần này dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra; kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Thanh tra năm 2004; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới về công tác thanh tra. 4
- II. Những nội dung cơ bản của Luật Thanh tra năm 2010 Luật Thanh tra năm 2010 gồm 7 chương, 78 điều. So với Luật thanh tra năm 2004 thì Luật Thanh tra năm 2010 có thêm 2 Chương và 9 điều. Đó là Chương quy định về thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra và Chương quy định về điều kiện bảo đảm hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước và các nội dung liên quan đến trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý trong và sau thanh tra. Việc cơ cấu các chương này là nhằm làm rõ hơn các nội dung cần điều chỉnh trong Luật Thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của Luật trong thực tiễn 5
- II. Những nội dung cơ bản của Luật Thanh tra năm 2010 (tiếp) 1. Những vấn đề chung của Luật Thanh tra năm 2010 1.1 Phạm vi điều chỉnh Kế thừa quy định của Luật thanh tra năm 2004, đồng thời để khắc phục các hạn chế, bất cập đang đặt tra trong công tác thanh tra, đối tượng, phạm vi điều chỉnh trong Luật Thanh tra năm 2010 thể hiện tập trung ở những điểm: a) Về tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước: Không phân định tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo cấp hành chính và tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo ngành, lĩnh vực mà chỉ quy định về các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, bao gồm: + Cơ quan thanh tra nhà nước (Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra cấp tỉnh, thanh tra sở; Thanh tra c ấp huyện). + Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành 6
- . Những vấn đề chung của Luật Thanh tra năm 201 b) Về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước. Luật bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn nhằm nâng cao tính chủ động, tính độc lập tương đối cho các cơ quan thanh tra, như: - Quyền ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Chánh thanh tra các cấp, các ngành; - Việc kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp dưới thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp; - Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kết luận thanh tra; - Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp dưới của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp đã kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật… - Quy định rõ phạm vi thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh trong việc thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quyết định thành lập. 7
- 1. Những vấn đề chung của Luật Thanh tra năm 2010 (tiếp) c) Về hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước Luật Thanh tra năm 2010 tiếp tục khẳng định về hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý theo ngành, lĩnh vực, bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, Luật quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, đồng thời quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành, còn thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành sẽ do Chính phủ quy định. d) Đối với hoạt động thanh tra nhân dân, được giữ nguyên các quy định về Thanh tra nhân dân trong Luật 2004 8
- 1. Những vấn đề chung của Luật Thanh tra năm 2010 (tiếp) 1.2 Mục đích thanh tra, nguyên tắc hoạt động thanh tra a) Mục đích thanh tra Mục đích thanh tra nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. b) Nguyên tắc hoạt động thanh tra Bổ sung thêm nguyên tắc hoạt động thanh tra “không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra”. 9
- 2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra 2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra 2.1 Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tra NN: a)Tổ chức các cơ quan thanh tra nhà nước Thanh tra Chính phủ; Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra tỉnh; Thanh tra Sở; Thanh tra huyện. 10
- 2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (tiếp) b) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, người đứng đầu cơ quan thanh tra. Được bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn sau: Người đứng đầu cơ quan thanh tra NN: Quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho Chánh thanh tra các cấp, các ngành (điểm a khoản 2 Điều 16, 19, 22, 25, 28). Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp dưới của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp đã kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp (điểm b khoản 2 Điều 16, 19, 22, 25) Cơ quan thanh tra NN: Tiến hành thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước do Thủ trưởng cơ quan quản lý quyết định thành lập (điểm a khoản 2 Điều 15, 18, 21) 11
- 2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (tiếp) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp dưới thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp. Tăng cường giám sát hoạt động thanh tra và xử lý sau thanh tra. (điểm d khoản 2 Điều 15, 18, 21, khoản 8 Điều 24) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, kết luận thanh tra (điểm e khoản 1 Điều 15, điểm d khoản 1 Điều 18, 21, khoản 7 Điều 24, điểm c khoản 1 Điều 27) 12
- 2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (tiếp) 2.2 Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành a) Tổ chức: Các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập (Điều 29). Các cơ quan này chỉ có những người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Điều 30). Việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ quan quản lý nhà nước theo ngành lĩnh vực do Chính phủ quy định (Điều 30) b) Nhiệm vụ, quyền hạn: Thủ trưởng cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành: Có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo hoạt động thanh tra, xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra (Điều 8) Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành: Thực hiện các hoạt động thanh tra của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (khoản 1 Điều 30) Được quyền xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 30). 13
- 2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (tiếp) 2.3. Về thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra: Về cơ bản quy định như Luật 2004 (Điều 31, 32,33, 35) Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (Điều 34) + Phải là công chức + có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành + Am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra + Các tiêu chuẩn cụ thể do Chính phủ quy định 14
- 3. Hoạt động thanh tra 3.1. Quy định chung về hoạt động thanh tra Đây là điểm mới của Luật Thanh tra 2010 a) Xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra Tổng thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Định hướng chương trình thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (điểm b khoản 1 Điều 16) Thanh tra Bộ, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng và trình thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt kế hoạch thanh tra (Điều 18, 21) 15
- 3.1. Quy định chung về hoạt động thanh tra (tiếp) b) Công khai kết luận thanh tra (Điều 39) Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi ký,kết luận được công khai ít nhất một trong các hình thức công khai sau: Công bố tại cuộc họp; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Đưa lên trang thông tin điện tử của mình; Niêm yết tại trụ sở làm việc của đối tượng thanh tra; Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Nội dung công khai: Theo quy định của CP 16
- 3.1. Quy định chung về hoạt động thanh tra (tiếp) c) Xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra (Điều 40) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý NN cùng cấp hoặc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra. Người có trách nhiệm xử lý kết luận thanh tra mà không xử lý hoặc không xử lý đầy đủ thì bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật 17
- 3.1. Quy định chung về hoạt động thanh tra (tiếp) d) Xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định xử lý về thanh tra (Điều 41) đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra (Điều 42) 18
- 3.2. Hoạt động thanh tra hành chính Khái niệm: Hoạt động thanh tra hành chính do các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành. Đối tượng đối của thanh tra hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc. Nội dung của thanh tra hành chính nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức và cá nhân trực thuộc. a) Quyết định thanh tra Thẩm quyền ra quyết định thanh tra (Điều 43) Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước (khi cần thiết) Nội dung quyết định thanh tra (Điều 44) Gửi quyết định thanh tra và công bố quyết định thanh tra (Điều 44) Quyết định thanh tra được gửi cho đối tượng chậm nhất 5 ngày 19 và phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký.
- 3.2. Hoạt động thanh tra hành chính (Tiếp) b) Thời hạn thanh tra hành chính (Điêù 45) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời gian có thể kéo dài hơn nhưng không quá 150 ngày. Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày. Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giới thiệu một số nội dung của Luật Đất đai 2013
67 p | 252 | 64
-
Bài giảng Bài giới thiệu một số nội dung cơ bản, chủ yếu trong Luật Bầu cử đại biểu quốc hội - Luật Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân - Dương Quang Thọ
105 p | 236 | 60
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản về Luật Đất đai Việt Nam - ThS. Võ Thị Mỹ Dung
55 p | 229 | 38
-
Bài giảng Tuyên truyên Luật số 47/2014/QH13 về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam - TS. Lê Xuân Viên
63 p | 181 | 34
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản về Nhà nước - Phan Đặng Hiếu Thuận
16 p | 180 | 31
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản về Luật Hình sự - GV. Trần Ngọc Lan Trang
60 p | 119 | 30
-
Bài giảng Những nội dung cơ bản của lý luận về nhà nước
30 p | 173 | 25
-
Bài giảng Những nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Nguyễn Trung Chánh
57 p | 216 | 19
-
Bài giảng Giới thiệu nội dung cơ bản Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
34 p | 92 | 17
-
Bài giảng Luật đất đai: Bài 3 - ThS. Đỗ Xuân Trọng
50 p | 120 | 15
-
Bài giảng Pháp luật: Bài 3 - Pháp luật dân sự
46 p | 20 | 14
-
Bài giảng Luật môi trường: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Hằng
36 p | 41 | 10
-
Bài giảng Đề cương tuyên truyền hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam
102 p | 97 | 9
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 1: Những vấn đề cơ bản về nhà nước (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
48 p | 57 | 7
-
Bài giảng Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản - Ngô Huy Toàn
96 p | 110 | 7
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 2: Những vấn đề cơ bản về pháp luật (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
32 p | 35 | 5
-
Bài giảng Luật xây dựng: Chương 1
21 p | 237 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn