intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 1: Tổng quan về phát triển hệ thống thông tin kinh tế

Chia sẻ: Lý Hàn Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 1: Tổng quan về phát triển hệ thống thông tin kinh tế. Chương này cung cấp cho sinh viên những nội dung kiến thức tổng quan gồm: khái niệm về hệ thống thông tin kinh tế; quy trình phát triển hệ thống thông tin kinh tế; một số phương pháp phát triển hệ thống thông tin kinh tế; một số công cụ hỗ trợ phát triển hệ thống thông tin kinh tế;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế - Chương 1: Tổng quan về phát triển hệ thống thông tin kinh tế

  1. Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử Bộ môn Công nghệ thông tin Học phần PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
  2. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HTTTKT 1.1. Khái niệm về hệ thống thông tin kinh tế 1.2. Quy trình phát triển hệ thống thông tin kinh tế 1.3. Một số phương pháp phát triển HTTT kinh tế 1.4. Một số công cụ hỗ trợ phát triển HTTT kinh tế 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 2
  3. 1.1. Khái niệm Hệ thống thông tin kinh tế § Hệ thống thông tin là tập hợp người, thủ tục và các nguồn lực để thu thập, xử lý, truyền và phát thông tin kinh tế trong một tổ chức. § Hệ thống thông tin có thể là thủ công nếu dựa vào các công cụ như giấy, bút. § Hệ thống thông tin hiện đại là hệ thống tự động hóa dựa vào máy tính (phần cứng, phần mềm) và các công nghệ thông tin khác. Ø3
  4. Các thành phần của HTTT kinh tế § Một hệ thống thông tin sử dụng con người, phần cứng, phần mềm, mạng và nguồn dữ liệu để thực hiện việc nhập, xử lý, xuất, lưu trữ, và kiểm soát quá trình chuyển đổi dữ liệu thành sản phẩm thông tin. § Quy trình xử lý thông tin là trung tâm của HTTT. • Nhập • Xử lý Quy trình xử lý thông • Xuất tin của một hệ thống • Lưu trữ bán hàng online như thế nào? • Kiểm soát 4
  5. Vai trò của HTTT kinh tế trong tổ chức § Liên kết các bộ phận trong tổ chức § Thu thập, lưu trữ và xử lý khối lượng dữ liệu lớn § Hỗ trợ nghiệp vụ: tăng hiệu quả, hiệu suất thực hiện § Hỗ trợ ra quyết định và điều hành công việc § Đóng vai trò trung gian giữa tổ chức và môi trường, xã hội (thu thập, cung cấp thông tin) 5
  6. Con người trong phát triển HTTT • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business analysts) • Chuyên viên phân tích hệ thống (Systems analysts) • Thiết kế viên (Designers) • Lập trình viên (Programmers) • Kiểm thử viên (Testers) • Nhân viên triển khai (Deployers) • Nhà quản lý dự án (Project managers) • Nhân viên QA • Nhà quản lý CNTT cao cấp (Senior IT managers) • Giám đốc thông tin (Chief information officer - CIO) 6
  7. Con người trong phát triển HTTT § Người dùng nội bộ (Internal users): • Người dùng nghiệp vụ (Business users) • Quản lý kinh doanh (Business manager) • Quản lý chiến lược kinh doanh (Business strategy manager) 7
  8. Con người trong phát triển HTTT § Người sử dụng bên ngoài (External users): • Khách hàng và khách hàng tiềm năng (Customers and potential customers) • Cổ đông, các chủ sở hữu và các nhà tài trợ khác (Shareholders, other owners and sponsors) • Xã hội (Society) 8
  9. 1.2.1.Vòng đời phát triển § Quá trình phát triển hệ thống thông tin kể từ lúc sinh ra đến khi kết thúc được gọi là vòng đời phát triển hệ thống - Systems Development Life Cycle (SDLC). § Vòng đời phát triển HTTT bao gồm: Lên ý tưởng về hệ thống và mục đích của nó, nghiên cứu công việc hệ thống thực đang xử lý, thiết kế hệ thống mới, xây dựng hoặc mua hệ thống mới, cài đặt hệ thống và sau khi được đào tạo người dùng bắt đầu sử dụng hệ thống mới vào việc thực hiện các công việc hàng ngày của tổ chức doanh nghiệp. 9
  10. Vòng đời phát triển (t) § Vòng đời phát triển HTTT cũng giống như vòng đời phát triển một sản phẩm thương mại, phải tuân theo các bước (công đoạn) nhất định, như: 1. Hình thành yêu cầu của tổ chức 2. Xây dựng/Phát triển theo yêu cầu 3. Đưa vào sử dụng/vận hành Khi hệ thống không còn có nhu cầu sử dụng nó sẽ được thay thế bởi một hệ thống khác. 10
  11. Vòng đời phát triển (t) Hoạt động xây dựng căn nhà 11
  12. 1.2.2. Các bước chung trong quy trình phát triển § Bước 1: Khảo sát — Khảo sát hệ thống cũ, vạch ra các vấn đề tồn tại trong hệ thống cũ và xác định phạm vi của hệ thống mới. — Thường thực hiện phân tích quy trình nghiệp vụ, mô hình hóa quy trình nghiệp vụ ở bước này để tìm ra vấn đề, nguyên nhân của vấn đề ở hệ thống cũ và lợi ích của hệ thống mới. — Xác định phạm vi của hệ thống mới, lập kế hoạch các hoạt động xây dựng hệ thống mới, xác định thời gian, nguồn lực cần thiết, chi phí đầu tư và lợi ích mang lại từ hệ thống mới. — Kết quả của giai đoạn này là xác định được dự án phát triển hệ thống mới hoặc được chấp nhận để phát triển, hoặc bị từ chối, hoặc phải định hướng lại. 12
  13. Các bước chung trong quy trình phát triển (t) § Bước 2: Phân tích — Thu thập yêu cầu hệ thống, các phân tích viên làm việc với người sử dụng để xác định tất cả những gì mà người dùng mong muốn từ hệ thống đề xuất. — Nghiên cứu yêu cầu và cấu trúc hóa (mô hình hóa) để dễ dàng nhận biết và loại bỏ những yếu tố dư thừa. — Phát sinh các phương án chọn lựa phù hợp với yêu cầu và so sánh các phương án này để xác định giải pháp nào là đáp ứng tốt nhất các yêu cầu trong một mức độ cho phép về chi phí, nhân lực và kỹ thuật của tổ chức. Kết quả của giai đoạn này là bản mô tả về phương án được chọn. 13
  14. Các bước chung trong quy trình phát triển (t) § Bước 3: Thiết kế — Kết quả của giai đoạn phân tích sẽ được chi tiết hóa để trở thành một giải pháp kỹ thuật để thực hiện. Các đối tượng và các lớp mới được xác định để bổ sung vào việc cài đặt yêu cầu và tạo ra một cơ sở kỹ thuật về kiến trúc. — Ví dụ: các lớp giao diện, các lớp thuộc phạm vi vấn đề và hạ tầng cơ sở. Giai đoạn thiết kế sẽ đưa ra kết quả là bản đặc tả chi tiết cho gian đoạn xây dựng hệ thống. — Thiết kế chia làm 2 mức: Thiết kế mức khái niệm và thiết kế vật lý. 14
  15. Các bước chung trong quy trình phát triển (t) § Bước 4. Lập trình — Triển khai các tài liệu thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình để đưa ra các mô đun chức năng. Cuối bước này sẽ cho ra được mã nguồn của chương trình để làm đầu vào cho quá trình kiểm thử tiếp theo. § Bước 5. Kiểm thử — Phát hiện lỗi trong phần mềm, lên kế hoạch kiểm tra kết hợp với các bộ tài liệu thiết kế và dữ liệu kiểm thử. Cuối bước này sẽ đưa ra được báo cáo về các lỗi của phần mềm trong khi kiểm nghiệm. 15
  16. Các bước chung trong quy trình phát triển (t) § Bước 6. Triển khai — Là quá trình triển khai và đưa hệ thống vào sử dụng trong tổ chức. Quá trình này tiến hành sau khi phần mềm được chuyển giao cho khách hàng. § Bước 7. Bảo trì và nâng cấp — Mục tiêu của bảo trì là đảm bảo phần mềm vận hành ổn định khắc phục lỗi trong quá trình vận hành một cách nhanh chóng. Việc nâng cấp phần mềm, thêm tính năng mới sẽ được tiến hành ở giai đoạn này nếu khách hàng yêu cầu. 16
  17. 1.2.3. Các cách tiếp cận 1. Tuyến tính (linear approach): — Mô hình thác nước (waterfall model) — Mô hình chữ V (V model) — Mô hình tăng dần (incremental model) 2. Tiến hóa (evolutionary approach) — Mô hình lặp (Interative development) — Xoắn ốc (Spiral development) 3. Agile 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 17
  18. Mô hình thác nước § Các bước được thực hiện tuần tự § Hoàn thành bước này mới sang bước tiếp theo § Chú trọng làm tài liệu cẩn thận § Phù hợp với hệ thống dễ dàng xác định yêu cầu ngay từ đầu § Hạn chế: — chậm có phiên bản dùng được — lỗi phát hiện muộn gây tổn thất lớn 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 18
  19. Mô hình chữ V § Được mở rộng từ mô hình thác nước để nhấn mạnh vai trò của hoạt động kiểm thử § Test cases được xác định từ khi có yêu cầu đến khi có thiết kế (được thể hiện bằng mũi tên nét đứt) 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 19
  20. Tăng dần § Sau 3 pha đầu tiên, các yêu cầu được xếp thứ tự ưu tiên để phát triển từng phần và bàn giao từng phần § Mỗi khi tích hợp thêm phần mới đều cần kiểm thử lại các phần đã bàn giao 9/5/22 Bộ môn Công nghệ thông tin - Bài giảng điện tử 2020 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2