Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế
lượt xem 65
download
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế trình bày một số vấn đề cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học, đối tượng nghiên cứu và các nội dung về phương pháp nghiên cứu trong kinh tế. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế
- Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế Dùng cho các lớp CH
- Một số vấn đề cơ bản về Chương 1 khoa học và nghiên cứu khoa học Khoa học là gì: là hệ thống các tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Phân biệt 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. - Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. - Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…
- Nghiên cứu khoa học • Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. • Người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
- Đề tài nghiên cứu khoa học • Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau: * Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế. * Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực. * Đề án: là loại văn kiện, được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn, hoặc gửi cho một cơ quan tài trợ để xin thực hiện một công việc nào đó như: thành lập một tổ chức; tài trợ cho một hoạt động xã hội, ... Sau khi đề án được phê chuẩn, sẽ hình thành những dự án, chương trình, đề tài theo yêu cầu của đề án. * Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. • * Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu
- Mục đích và mục tiêu nghiên cứu • Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu. • Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”. • Ví dụ: Túi khí, vệ tinh… đề tài: Nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế • Mục đích: • Mục tiêu:
- Tư duy và phân loại KH 1. Tư duy khoa học: là một dạng của logích biện chứng, đóng vai trò liên kết giữa tư duy và thực tiễn Tư duy khoa học có đăc trưng và nguyên tắc là: Khách quan; toàn diện; lịch sử và thống nhất giữa các mặt đối lập. 3. Phân loại khoa học và NCKH - Khoa học tự nhiên; khoa học xã hội - NC cơ bản (lý thuyết); NC thực nghiệm, ứng dụng
- Một số vấn đề cơ bản… • Cộng đồng khoa học: là tập hợp người, các tiêu chuẩn, các cách thể hiện và các quan điểm ràng buộc để duy trì các đặc tính khoa học. • Các tiêu chuẩn của cộng đồng khoa học: - Tính phổ biến: các NC phải được đánh giá dựa trên các giá trị khoa học - Hoài nghi khoa học - Vô tư - Công cộng (chia sẻ kết quả khoa học) - Trung thực
- Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học • Nghiên cứu khoa học phải sử dụng PPKH: bao gồm chọn phương pháp thích hợp (luận chứng) để chứng minh mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề; cách đặt giả thuyết hay phán đoán sử dụng các luận cứ và phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin (luận cứ) để xây dựng luận đề. • Luận đề • Luận cứ • Luận chứng
- Luận đề • Luận đề trả lời câu hỏi “cần chứng minh điều gì?” trong nghiên cứu. Luận đề là một “phán đoán” hay một “giả thuyết” cần được chứng minh. Thí dụ: FDI có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế.
- Luận cứ • Để chứng minh một luận đề thì nhà khoa học cần đưa ra các bằng chứng hay luận cứ khoa học. Luận cứ bao gồm thu thập các thông tin, tài liệu tham khảo; quan sát và thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái gì?”. Các nhà khoa học sử dụng luận cứ làm cơ sở để chứng minh một luận đề. Có hai loại luận cứ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học: - Luận cứ lý thuyết: bao gồm các lý thuyết, luận điểm, tiền đề, định lý, định luật, qui luật đã được khoa học chứng minh và xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết cũng được xem là cơ sở lý luận. - Luận cứ thực tiễn: dựa trên cơ sở số liệu thu thập, quan sát và làm thí nghiệm.
- Luận chứng • Để chứng minh một luận đề, nhà nghiên cứu khoa học phải đưa ra phương pháp để xác định mối liên hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với luận đề. • Luận chứng trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cách nào?”. • Trong nghiên cứu khoa học, để chứng minh một luận đề, một giả thuyết hay sự tiên đoán nhà nghiên cứu sử dụng luận chứng, chẳng hạn kết hợp các phép suy luận, giữa suy luận suy diễn, suy luận qui nạp và loại suy. Một cách sử dụng luận chứng khác, đó là phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin làm luận cứ khoa học, thu thập số liệu thống kê trong thực nghiệm hay trong các loại nghiên cứu điều tra
- Các bước tiến hành nghiên cứu (8 step aproach to designing a research study) 1. Lựa chọn (xác định) vấn đề cần NC (State research questions) 2. Tổng kết lại các NC trước đây và lựa chọn khuôn khổ tiếp cận phù hợp (Review literature and select appropriate framework) 3. Lập kế hoạch nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, định tính hay hỗn hợp (Design research study (to answer your research questions) using a quantitative, qualitative or mixed methodology) 4. Chọn mẫu nghiên cứu (Select sample)
- 8 step … 5. Thu thập dữ liệu (Collect data-data can be qualitative, quantitative or both) 6. Phân tích dữ liệu (Analyze data – using appropriate techniques) 7. Diễn giải kết quả nghiên cứu (Interpret results) 8. Công bố kết quả nghiên cứu (Disseminate findings – Write and present findings in understandable language)
- Ví dụ • Nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Mục tiêu (nghiên cứu cái gì?) Mục đích (để làm gì?)
- Chương 2 Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu 1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu (go to slides 55-56) • Nguồn gốc vấn đề: - Do tự tìm - Do gợi ý - Do đặt hàng 2. Mục đích NC 3. Lưu ý tên vấn đề NC: ngắn gọn, súc tích, rõ ràng VD.(Xem xét tính hợp lý của đề tài sau) “Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương”
- VÍ DỤ • Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực công đoàn trong các DN FDI cho đến năm 2010 • Biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD của các DN VN trong bối cảnh gia nhập WTO • Các biện pháp nâng cao chất lượng mặt hàng chế biến thủy hải sản của VN nhằm đẩy mạnh XK ra thị trường nước ngoài • Thực trạng các sinh viên ra trường có đáp ứng được ngay nhu cầu công việc của các công ty
- VÍ DỤ • Đẩy mạnh hoạt động NCKH trong đội ngũ cán bộ giảng viên trường ĐH Lao động xã hội • Hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ tiền lương tại các DNNN sau cổ phần hóa • Thị trường mũ bảo hiểm tại VN trong thời gian từ tháng 8 năm 2000 đến nay • Tác động của quá trình đô thị hóa đến việc làm của nông hộ tại Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh • Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu của VN
- Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu Mức độ lý thuyết và thực nghiệm, nghiên cứu và kiến thức: Phải xác định được mức độ đóng góp mong đợi của nghiên cứu Có 2 chiến lược tiếp cận: - Lý thuyết trước nghiên cứu (kiểm định lý thuyết) - Nghiên cứu trước lý thuyết (xây dựng lý thuyết)
- Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu Các khái niệm và các mô hình - Các khái niệm (tổng quát, chi tiết) (nhằm làm rõ, cụ thể , đơn giản hóa và dễ hiểu hơn các vấn đề cần nghiên cứu, điều tra, khảo sát) “Khái niệm” là quá trình nhận thức hay tư duy của con người bắt đầu từ những tri giác hay bằng những quan sát sự vật hiện thực tác động vào giác quan. Như vậy, “khái niệm” có thể hiểu là hình thức tư duy của con người về những thuộc tính, bản chất của sự vật và mối liên hệ của những đặc tính đó với nhau. Người NCKH hình thành các “khái niệm” để tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, để phân biệt sự vật này với sự vật khác và để đo lường thuộc tính bản chất của sự vật hay hình thành khái niệm nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận - Các mô hình: với đặc trưng cốt lõi: + Miêu tả + Đơn giản hoá + Thể hiện rõ các mối quan hệ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - PGS.TS. Lưu Trường Văn
44 p | 572 | 163
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 6: Chọn mẫu
30 p | 1107 | 157
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 5: Chọn mẫu
39 p | 418 | 131
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 8: Báo cáo kết quả nghiên cứu
31 p | 358 | 112
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
29 p | 511 | 98
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 1: Khoa học và Nghiên cứu khoa học
28 p | 398 | 65
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 2: Hình thành và luận giải vấn đề nghiên cứu
35 p | 255 | 63
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 5: Thu thập số liệu và nguồn số liệu
38 p | 335 | 63
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1
13 p | 331 | 55
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - TS. Nguyễn Minh Hà
10 p | 716 | 51
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2
6 p | 582 | 40
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4
15 p | 309 | 28
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Buổi 1 - ThS. Lý Thục Hiền
0 p | 172 | 24
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu: Chương 2 - Nguyễn Hùng Phong
40 p | 191 | 23
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5
6 p | 169 | 23
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Buổi 2 - ThS. Lý Thục Hiền
0 p | 187 | 17
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu: Chương 1 - Nguyễn Hùng Phong
11 p | 121 | 15
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu: Chương 3 - Nguyễn Hùng Phong
15 p | 143 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn